Biểu diễn một hoạt động đơn

Một phần của tài liệu Khung cộng tác đa dụng trong môi trường tính toán lưới (Trang 41 - 46)

A O

T S

42

Định nghĩa 2-2: Cho trước một hoạt động A. - subject(A): trả về tập chủ thể của A: ( ) = ⎩ ⎪ ⎪ ⎨ ⎪ ⎪ ⎧{ } ế = ( , , ) ℎ ặ ( , ); ∅ ế = ( ) ℎ ặ ( , ); ( ) ∈ ế = ( , ), ớ = ( , , … , ); - tool(A): trả về tập công cụ của A:

( ) = ⎩ ⎪ ⎪ ⎨ ⎪ ⎪ ⎧{ } ế = ( , , ) ℎ ặ ( , ); ∅ ế = ( ) ℎ ặ ( , ) ( ) ∈ ế = ( , ), ớ = ( , , … , ); - objective(A): trả về tập mục đích của A: ( ) = ⎩ ⎪ ⎨ ⎪ ⎧{ } ế à ℎ ạ độ đơ ; ( ) ∈ ế = ( , ), ớ = ( , , … , );

Định nghĩa 2-3: Quan hệ phụ thuộc giữa hai hoạt động A1 và A2:

- Chung đầu vào (common-in): hai hoạt động có chung một hoặc cả hai đầu vào. Hình 2-4 minh họa cho loại phụ thuộc này.

common-in(A1, A2) := subject(A1) = subject(A2) | tool(A1) = tool(A2) | subject(A1) = subject(A2) and tool(A1) = tool(A2);

- Vào-ra (in-out): đầu ra của hoạt động này là đầu vào của hoạt động kia. in-out(A1, A2): đầu ra của A1 là đầu vào của A2. Hình 2.5 minh họa cho loại phụ thuộc này.

in-out(A1, A2) := objective(A1) = subject(A2) | objective(A1)=tool(A2);

- Rẽ nhánh (switch): Mỗi thời điểm chỉ có duy nhất một hoạt động được thực hiện. Việc lựa chọn hoạt động nào sẽ phụ thuộc vào một điều kiện logic C nào đó. Quan hệ này còn có tên gọi khác như loại trừ (exclusion) hay lựa chọn (selection).

ℎ( , , ) ≔ ế đú

43

Có thể mở rộng biểu diễn các trường hợp rẽ một nhánh và nhiều nhánh. Ví dụ rẽ một nhánh cho hoạt động A theo điều kiện C được biểu diễn bởi switch(A, _, C), với “_” là biểu diễn cho một hoạt động rỗng.

- Đồng bộ (synchronization): synch(A1, A2) hai hoạt động A1A2 này phải kết thúc trước khi thực hiện các hoạt động khác. Hai hoạt động cần phải được đồng bộ, thường do mỗi kết quả đầu ra của từng hoạt động chưa hoàn chỉnh và là bộ phận của một kết quả lớn hơn.

- Không phụ thuộc (hay Độc lập (independence)): independence(A1, A2) hai hoạt động không có bất kỳ phụ thuộc nào. Quan hệ này có liên hệ với hai loại quan hệ trên như sau:

independence(A1, A2) := (Not common-in(A1, A2)) And (Not in-out(A1, A2));

Hình 2-4: Các tình huống cho common-in(A1, A2).

Hình 2-5:Các tình huống cho in-out (A1, A2).

Định nghĩa 2-4: Đường dẫn (path): Quan hệ phụ thuộc Vào-ra giữa hai hoạt động A1

và A2 (in-out(A1, A2)) tạo ra một quan hệ thứ tự thực thi trước sau (A1 phải được thực thi trước A2). Điều này tạo ra một đường dẫn một chiều (path) từ A1 đến A2, ký hiệu path(A1,

44

A2). Khái niệm đường dẫn có thể được mở rộng: path(A1, A2, ..., Ak), trong đó i=1..(k-1),  quan hệ in-out(Ai, Ai+1). Để ngắn gọn, khi không xảy ra nhầm lẫn, ta chỉ cần ký hiệu hai hoạt động đầu và cuối của đường dẫn, tức là path(A1, A2,..., Ak) sẽ được viết gọn thành

path(A1, Ak); Tuy nhiên, do giữa hai hoạt động cũng có thể tồn tại nhiều đường dẫn, nên cách ký hiệu path(A1, Ak) biểu thị tất cả các đường dẫn từ A1 đến Ak. Trong sơ đồ biểu diễn hoạt động tập thể, đường dẫn được biểu diễn bằng nét đứt (xem hình 2.6).

Hình 2-6: Ví dụ về biểu diễn đường dẫn path(A1, A2).

Sau đây là một số ví dụ về các hoạt động.

Ví dụ 2-2: Hoạt động đơn "Học một chủ đề": Một sinh viên muốn tự học một chủ đề nào đó. Hình 2-7 biểu diễn hoạt động này, trong đó ý nghĩa của các thành phần như sau:

Hình 2-7: Các thành phần của hoạt động “Học một chủ đề”.

- Chủ thể: Sinh viên.

- Đối tượng: Tri thức về chủ để mà sinh viên này muốn học.

- Công cụ: Các tài liệu tham khảo liên quan đến chủ đề.

- Liên kết (1): Hành động của sinh viên hướng tới nắm được tri thức của chủ đề cần học.

- Liên kết (2): sinh viên phải tìm các tài liệu liên quan, đọc, thực hành để nắm được các nội dung của chủ đề.

Sinh viên Tài liệu Tri thức (2) (1) (3)

45

- Liên kết (3): Trong hoạt động này, quá trình chuyển đổi từ tri thức trong tài liệu sang tri thức, sinh viên nắm được là ngầm định.

Ví dụ 2-3: Hoạt động đơn "Dạy học cho nhóm": Một giáo viên dạy học cho một nhóm sinh viên về một chủ đề nào đó. Hình 2-8 biểu diễn hoạt động này với các thành phần sau:

Hình 2-8: Các thành phần của hoạt động “Dạy học cho nhóm”.

- Chủ thể: giáo viên (teacher), nhóm các sinh viên (students).

- Đối tượng: tri thức (knowledge) mà sinh viên muốn nắm được cũng như giáo viên muốn truyền đạt.

- Công cụ: các tài liệu liên quan (documents), các phương tiện giảng dạy (materials).

- Liên kết (1): Hành động của giáo viên hướng tới giúp sinh viên nắm được kiến thức về chủ đề một cách đầy đủ và nhanh nhất.

- Liên kết (2): giáo viên cung cấp hoặc giúp các sinh viên tìm kiếm các tài liệu liên quan, hướng dẫn cách nghiên cứu để đạt hiệu quả tốt nhất. Giáo viên cũng giúp giải đáp các câu hỏi của sinh viên. Các sinh viên cũng có thể học hỏi lẫn nhau thông qua thảo luận hay làm việc nhóm.

- Liên kết (3): Sinh viên thu nhận kiến thức từ ba nguồn: từ các tài liệu, từ giáo viên và từ các sinh viên khác trong nhóm. Giáo viên sử dụng các phương tiện giảng dạy để giảng dạy cho các sinh viên.

Ví dụ 2-4. Hoạt động tập thể "Học một chủ đề": Phân tích chi tiết hơn hoạt động đơn

"Học một chủ đề" ở Ví dụ 2.2, hoạt động này có thể bao gồm hai hoạt động con là "Tìm tài liệu" và "Nghiên cứu tài liệu". Do đó, nó cũng lại là một hoạt động tập thể, được gọi là Học(L, R) với các thành phần như sau:

- L = {A1, A2}; với A1= Tìm-TL(Sinh viên, {Thư viện, Internet}, Tài liệu);

A2 = Nghiên-cứu-TL(Sinh viên, Tài liệu, Tri thức);

- R = {common-in(A1, A2), in-out(A1, A2)}: là do subject(A1) = subject(A2) = Sinh viên, và Objective(A1) = Tool(A2) = Tài liệu. Từ các quan hệ này suy ra hoạt động

A1 (Tìm-TL) phải được thực hiện trước hoạt động A2 (Nghiên-cứu-TL);

Hình 2-9 minh họa cho hoạt động này, trong đó biểu diễn mối quan hệ giữa các thành phần của hai hoạt động: chúng có chung chủ thể Sinh viên, và đầu ra Tài liệu của hoạt động

Giáo viên, Nhóm sinh viên Tài liệu, phương tiện Tri thức (2) (1) (3)

46

Tìm-TL trở thành đầu vào loại T (công cụ) của hoạt động Nghiên-cứu-TL. Mối quan hệ in- out này chỉ ra rằng hoạt động A1 (Tìm-TL) phải được thực hiện trước hoạt động A2

(Nghiên-cứu-TL), trên cơ sở đó tạo lập được path(A1, A2) như trong hình 2.9b.

Hình 2-9: Hoạt động tập thể "Học một chủ đề".

Định nghĩa 2-5: Hoạt động tập thể chỉnh (well-formed collective activity): hoạt động tập thể C({A1, A2, ..., An}, R) là chỉnh nếu nó thỏa mãn các điều kiện sau:

- Tồn tại chỉ một hoạt động con đóng vai trò đầu vào (sau này quy ước đó là A1);

- Tồn tại chỉ một hoạt động đóng vai trò đầu ra (sau này quy ước là An);

- Mọi hoạt động con khác đều nằm trên ít nhất một đường dẫn path(A1, An);

Ví dụ hoạt động tập thể chỉnh được trình bày trong hình 2-10.

Một phần của tài liệu Khung cộng tác đa dụng trong môi trường tính toán lưới (Trang 41 - 46)