Đặc tả hoạt động cho hoạt động Học một chủ đề

Một phần của tài liệu Khung cộng tác đa dụng trong môi trường tính toán lưới (Trang 67 - 69)

Tên hoạt động: Học một chủ đề

Tóm tắt: Một sinh viên muốn học một chủ đề nào đề

Đối tượng Chủ thể Công cụ

Kiến thức về chủ đề Sinh viên Các tài liệu liên quan

Liên kết

Tìm(Sinh viên, Nguồn tìm kiếm, Tài liệu liên quan) NghiênCứu(Sinh viên, Tài liệu liên quan, Kiến thức)

Diễn giải

Tiến trình học gồm có hai bước. Đầu tiên, sinh viên cần tìm kiếm các tài liệu liên quan đến chủ đề muốn học từ các nguồn sẵn có như thư viện, hiệu sách, bạn bè, mạng,v.v. Sau đó, sinh viên sẽ phải nghiên cứu các tài liệu tìm được để hiểu về chủ đề.

Từ ví dụ 2-12 ở trên có thể thấy rằng, mặc dù đặc tả hoạt động đã chi tiết và đầy đủ hơn sơ đồ hoạt động, nhưng vẫn còn khá trừu tượng và thiếu hình thức, nên vẫn còn xa mới có thể làm cho máy tính hiểu được, để từ đó có thể phân tích và thực thi tự động được nó. Nhất là đối với hoạt động tập thể có chứa các hoạt động con và các mối quan hệ phụ thuộc giữa chúng, cách biểu diễn đặc tả ở trên lại càng không phù hợp, vì vậy còn khá dài dòng và thiếu trực quan. Do đó, cần có những cách biểu diễn khác hình thức hơn, nhưng vẫn cần đủ chi tiết để nó có thể được hiểu và thực thi bởi máy tính. Đó là lý do dẫn đến cách biểu diễn thứ hai cho các hoạt động tập thể sẽ đề cập ở phần sau trong luận án. Đó là mô hình hóa dựa trên luồng công việc.

Mô hình hóa dựa trên luồng công việc

Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu khả năng áp dụng các kỹ thuật luồng công việc trong việc biểu diễn, kiểm soát và thực thi các tiến trình nghiệp vụ đã và đang thu được rất nhiều các kết quả khả quan. Phần này sẽ xem xét việc áp dụng công nghệ này, đặc biệt là ngôn ngữ luồng công việc trong việc biểu diễn các hoạt động. Trong hai ngôn ngữ luồng công việc được lựa chọn trong nghiên cứu của luận án BPMN [70] và BPEL [68], BPMN là ngôn ngữ được dùng để biểu diễn các hoạt động (mà sau này còn được gọi là kế hoạch) ở mức logic nghiệp vụ, sẽ được trình bày chi tiết hơn ngay trong phần này. Còn BPEL sẽ được dùng để biểu diễn các hoạt động ở mức thực thi vật lý - có thể tự động thực thi nhờ các BPEL engine phù hợp (Phần Phụ lục B sẽ trình bày chi tiết hơn về các hệ thống và ngôn ngữ luồng công việc).

Sử dụng ngôn ngữ luồng công việc để biểu diễn cho các hoạt động có một số ưu điểm như sau:

68

- Cách biểu diễn này thường dễ hiểu và dễ kiểm soát hơn cách sử dụng đặc tả hoạt động, đã được dùng ở phần trên, do các ngôn ngữ luồng công việc đều có các công cụ mô hình hóa biểu diễn trực quan. Điều này có thể thấy rõ hơn sau khi xem xét ví dụ 2-13 sẽ được minh họa ở ngay sau đây.

- Các ngôn ngữ luồng công việc thường hỗ trợ hai cách biểu diễn: cách biểu diễn trực quan đã nói ở trên nhằm hướng đến người dùng, và cách biểu diễn dựa trên ngôn ngữ XML nhằm hướng đến việc xử lý tự động. Hơn nữa, hai cách biểu diễn này thường có thể được chuyển đổi qua lại dễ dàng trong các hệ thống luồng công việc. (Xem Ví dụ 2-13 sau đây để hình dung rõ hơn về hai cách biểu diễn này). Dựa trên cách biểu diễn dùng đặc tả hoạt động, cách biểu diễn mô hình hóa dựa trên luồng công việc có các đặc điểm sau:

- Kế thừa năm trường thông tin của đặc tả hoạt động là Tên hoạt động, Tóm tắt, Đối tượng, Chủ thể, Công cụ.

- Do hai trường Liên kếtDiễn giải trong đặc tả hoạt động có những thông tin trùng lặp (vì bản thân các liên kết đều nằm trong phần Diễn giải), nên hai trường này sẽ được gộp chung thành một trường mới là Mô hình. Trong trường này, một ngôn ngữ luồng công việc phù hợp (BPMN là ngôn ngữ được chọn ở đây) để mô hình hóa phần Liên kết và các bước thực hiện trong phần Diễn giải trước đây. Dễ dàng nhận thấy các thành phần của hoạt động có thể được chuyển sang các thành phần thích hợp của ngôn ngữ luồng công việc. Bảng 2-5 mô tả cụ thể việc chuyển đổi (còn được gọi là ánh xạ) từng thành phần của hoạt động sang các thành phần của luồng công việc BPMN. Chi tiết về các thành phần của ngôn ngữ được trình bày trong [69][70] và được luận án tóm tắt trong phần phụ lục B.3.

69

Một phần của tài liệu Khung cộng tác đa dụng trong môi trường tính toán lưới (Trang 67 - 69)