Cấu trúc của một hoạt động đơn

Một phần của tài liệu Khung cộng tác đa dụng trong môi trường tính toán lưới (Trang 40 - 41)

Ý nghĩa của hoạt động: Một hoạt động A(S,T,O) có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, có thể đưa ra diễn giải chung như sau: Sử dụng công cụ T, chủ thể S muốn tạo ra mục tiêu (còn gọi là đối tượng) O. Có thể xảy ra trường hợp, S có thể tạo ra O mà không cần có công cụ nào (T=∅). Mô hình này nhằm biểu diễn các hoạt động có chủ đích nhằm đạt được mục tiêu nào đó của chủ thể. Mô hình này cũng giúp trả lời ba câu hỏi cơ bản của mọi hoạt động:

- Làm cái gì? Đối tượng O là mục tiêu của hoạt động. Đối tượng này có thể là cụ thể

như cái bàn, cái ghế, máy tính,v.v hoặc trừu tượng như tri thức hay sở thích nào đó. - Làm như thế nào? Sử dụng công cụ T và các quan hệ R. Để đạt được đối tượng O, điều quan trọng là chỉ rõ cách thức đạt được, thông qua mô tả tường minh các công cụ T cách sử dụng chúng gắn với các quan hệ R. Với mô tả này, hoạt động sẽ đóng vai trò như một bản kế hoạch, trong đó xác định các bước cần làm để đạt được mục tiêu. Trong trường hợp công cụ T chưa tồn tại, hoạt động A ban đầu phải tham chiếu đến một hoạt động AT, nhằm phát hiện hoặc tạo ra công cụ T, sau đó dùng T

S T O (2) (1) (3)

41

trong hoạt động A để thu được O. Điều này có nghĩa là một hoạt động có tính lồng nhau (nesting), tức là có thể chứa các hoạt động khác.

- Ai thực hiện? Chủ thể S, chịu trách nhiệm thực thi hoạt động. Khi xem xét hoạt động trong một kế hoạch, chủ thể cho phép xác định các tác nhân tham gia trong quá trình hoàn thành kế hoạch.

Từ Hình 2-1, ý nghĩa của các liên kết giữa các thành phần trong một hoạt động có thể được hiểu như sau:

- Liên kết (1): Hành động của chủ thể là nhằm đạt được đối tượng O. Liên kết này biểu diễn mục đích chính của hoạt động.

- Liên kết (2): Chủ thể phải có thông tin về công cụ trước sử dụng. Ngoài ra, chủ thể phải biết qui trình sử dụng công cụ để tạo ra đối tượng.

- Liên kết (3): Biểu thị chuyển đổi đặc biệt từ công cụ sang đối tượng đích.

Hình 2-2 biểu diễn một góc nhìn khác (góc nhìn chức năng hay góc nhìn hộp đen của hoạt động đơn A(S, T, O)). Với góc nhìn này, chủ thể và công cụ đóng vai trò đầu vào và đối tượng đóng vai trò đầu ra. Còn tất cả các quan hệ giữa các thành phần trên đều bị ẩn. Như vậy so với góc nhìn này, góc nhìn ở Hình 2.1 có thể được gọi là góc nhìn hộp trắng, qua đó mọi quan hệ bên trong giữa các thành phần đều được diễn tả tường minh. Với góc nhìn hộp trắng, lý thuyết hoạt động chỉ ra một nguyên tắc rất quan trọng. Đó là không chỉ quan tâm đến đầu vào, đầu ra của hoạt động, mà quan tâm đến cả quá trình làm thế nào để biến đổi từ đầu vào đến đầu ra và diễn tả tường minh. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong các ứng dụng, đòi hỏi sự tường minh trong quá trình thực hiện như lập kế hoạch, điều trị y tế, v.v.

Hình 2-2: Góc nhìn chức năng của một hoạt động đơn A(S,T,O)

Từ góc nhìn chức năng, một biểu diễn trực quan của hoạt động đơn được đưa ra, như trong Hình 2-3, sẽ được sử dụng trong luận án.

Một phần của tài liệu Khung cộng tác đa dụng trong môi trường tính toán lưới (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)