Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng tới tài nguyên thực vật tại KDTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 71)

2.4.9 .Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng Hữu Liên

4.4. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng tới tài nguyên thực vật tại KDTTN

dọa bởi nạn khai thác gỗ trái phép của người dân đia phương chủ yếu để đóng đồ, làm nhà. Chính vì vậy cần có giải pháp khắc phục nạn khai thác gỗ Chị chỉ trái phép trong KDTTN Hữu Liên nói chung và các lồi gỗ khác nói riêng.

4.4. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng tới tài nguyên thực vật tại KDTTN Hữu Liên KDTTN Hữu Liên

Từ kết quả phỏng vấn, tham khảo các tài liệu và điều tra khảo sát thực địa đã ghi nhận 3 yếu tố ảnh hưởng tới tài nguyên thực vật tại KDTTN Hữu Liên. Các yếu tố bao gồm: yếu tố tự nhiên, yếu tố về kinh tế xã hội và các hoạt động tiêu cực của cộng đồng địa phương tại khu rừng đặc dụng Hữu Liên.

4.4.1. Yếu tố tự nhiên

Khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng là 3 yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng của khu hệ thực vật Hữu Liên.

4.4.1.1. Khí hậu

Cùng với sự biến đổi khí hậu tồn cầu đã ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng. Khí hậu thay đổi sẽ kéo theo sự biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và các yếu tố cực đoan khác gây ảnh hưởng đến các quần xã thực vật trong KDTTN Hữu Liên, gây biến đổi gen của các loài thực vật quý hiếm.

4.4.1.2. Thuỷ văn

Do khu vực có nhiều suối ngầm, suối cụt, hang nước và vùng ngập nước theo mùa. Do vậy, khi nguồn nước bị ơ nhiễm sẽ phá huỷ hồn tồn hệ sinh thái này.

4.4.1.3. Thổ nhưỡng

Núi đá vơi có địa hình rất đặc biệt, độ dốc cao nhiều chỗ lởm chởm, gồ ghề. Đất thường xen với đá trên những diện tích hẹp, thành phần cơ giới nặng, tầng đất mỏng...Do vậy, các loài cây sinh trưởng và phát triển trên nền đất này chủ yếu là các lồi có phân bố hẹp, sự thích nghi với các tác động tiêu cực của môi trường rất hạn chế, rất dễ bị tuyệt chủng dẫn đến sự đa dạng về thành phần loài bị suy giảm sẽ gây ảnh hưởng đến đa dạng về nguồn gen thực vật trong KDTTN Hữu Liên.

4.4.2. Yếu tố kinh tế - xã hội

Thành phần dân tộc trong KDTTN Hữu Liên khá đa dạng. Hiện có 4 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống trong khu vực là Kinh, Dao, Tày, Nùng. Tập quán và lối sống của người dân cũng có những nét đặc biệt, có lối sống phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên rừng, họ đã quen với việc ở nhà sàn, vào rừng thu hái lâm sản. Bên cạnh đó, một số người dân trong KDTTN Hữu Liên vẫn còn quan niệm: “rừng là của trời, ai có sức thì cứ khai phá” nên việc tuyên truyền nhận thức cho người dân về giữ gìn tài nguyên thực vật cho KDTTN Hữu Liên là hết sức khó khăn.

Mặt khác, do nguồn lợi của việc khai thác và vận chuyển gỗ lậu từ rừng đã gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động ý thức của người dân tham gia bảo vệ tài nguyên rừng.

Chính quyền địa phương và Ban quản lý rừng đặc dụng Hưu Liên đã có những chính sách, qui ước bảo vệ rừng đến từng hộ gia đình. Tuy nhiên việc tuyên truyền thường xuyên để nâng cao nhận thức cho người dân về việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn cịn hạn chế.

Tóm lại, nhận thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn tài nguyên thực vật nói riêng trong KDTTN Hữu Liên cịn chưa cao, thể hiện ở một số các hoạt động như: khai thác lâm sản, đốt nương

làm rẫy và các hoạt động khác đã và đang gây suy giảm sự đa dạng của tài ngun thực vật trong khu vực. Vì vậy cần có các giải pháp nhằm bảo tồn tốt khu hệ thực vật tại KDTTN Hữu Liên.

4.4.3. Các hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến khu hệ thực vật của KDTTN Hữu Liên Hữu Liên

Khai thác lâm sản ngoài gỗ: các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ trên địa

bàn thường là Măng, các loại rau, nấm, phong lan, các loại cây thuốc… Việc người dân thu hái các sản phẩm trên tại các khu rừng thuộc vùng đệm và vùng lõi khu KDTTN Hữu Liên đã và đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, nếu khơng có kế hoạch, khơng hướng dẫn và kiểm sốt được tình trạng này sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đến khu hệ thực vật và có thể dẫn đến tuyệt chủng một số loài quý hiếm ở khu vực.

Đốt nương làm rẫy và lửa rừng: hiện tượng đốt nương làm rẫy trong

KDTTN Hữu Liên đã được hạn chế nhiều trong nhiều năm qua. Theo thông tin từ cán bộ quản lý rừng Hữu Liên, một năm chỉ xảy ra từ 2 - 3 vụ, đây là những vụ đốt nương sát với ranh giới khu bảo tồn và tại các thung lũng ở chân núi đá. Tuy nhiên nếu khơng kiểm sốt được sẽ gây cháy lan ra các diện tích xung quanh, đặc biệt là vào các tháng mùa khô, thời tiết khô hanh kéo dài nên nguy cơ tiềm ẩn xảy ra cháy rừng trong KDTTN Hữu Liên là rất cao.

Khai thác gỗ trái phép: trong những năm gần đây đã có sự tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, lực lượng bảo vệ rừng cũng đã tăng cường tuần tra kiểm soát, phối hợp với chính quyền địa phương nhằm giảm thiểu tình trạng khai thác gỗ. Mặc dù vậy, do nguồn lợi nên vẫn tồn tại tình trạng khai thác gỗ trái phép trong KDTTN Hữu Liên.

Các hoạt động khác: ngoài các hoạt động trên, một số hoạt động khác

cũng có tác động khơng nhỏ đến các hệ sinh thái trong KDTTN Hữu Liên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng như khai thác tận thu lâm sản, đốt than.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 71)