Phương pháp nghiên cứu các nguyên nhân suy giảm và đề xuất giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 31)

pháp bảo tồn hệ thực vật

Xác định nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp làm suy giảm đến tài nguyên rừng của KDTTN Hữu Liên. Các thông tin thu thập từ kế thừa tài liệu, phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương là cơ sở để xác định các nguyên nhân trên. Ngoài ra, khảo sát thực địa sẽ kiểm chứng các thông tin và hữu ích cho công tác đề xuất các giải pháp bảo tồn.

2.4.9. Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng Hữu Liên

Trên cơ sở số liệu điều tra, nghiên cứu về tài nguyên thực vật nói chung và hiện trạng bảo tồn các loài thực vật quý hiếm nói riêng, các phương pháp phỏng vấn, xin ý kiến của người dân, cán bộ quản lý lâm nghiệp, chính quyền, cán bộ khoa học tại Rừng Hữu Liên và các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác bảo tồn được sử sụng để tìm ra giải pháp hợp lý và tối ưu nhất nhằm quản lý hiệu quả tài nguyên rừng quý hiếm tại khu vực nghiên cứu.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên nằm trong vùng núi đá vôi Cao Bằng - Lạng Sơn, thuộc địa giới hành chính của toàn bộ xã Hữu Liên, một phần xã Yên Thịnh, một phần xã Hoà Bình huyện Hữu Lũng; một phần xã Hữu Lễ huyện Văn Quan và một phần xã Vạn Linh huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn.

Có toạ độ địa lý: - Từ 21030' đến 21046'20'' độ vĩ Bắc.

- Từ 106035'48'' đến 106048'15'' độ kinh Đông. Phía Bắc giáp xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn

Phía Nam giáp phần còn lại của xã Yên Thịnh, Hoà Bình huyện Hữu Lũng. Phía Đông giáp phần còn lại của xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan và Vạn Linh, huyện Chi Lăng.

Phía Tây giáp xã Nhất Tiến huyện Bắc Sơn.

3.1.2. Địa hình, địa thế

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên - tỉnh Lạng Sơn thuộc địa hình núi đá vôi, độ cao trung bình 300m, có nhiều đỉnh cao trên 500m, cao nhất là đỉnh Kheng 639m.

Độ dốc bình quân 350 - 500 có nhiều vách đá dốc dựng đứng.

Khu vực có địa hình núi đá vôi hiểm trở, hiện tượng Karst rất đặc trưng thể hiện ở các suối ngầm, suối cụt và các hang động.

Địa hình toàn khu vực như hình một lòng chảo, bao bọc xung quanh là các đỉnh, các dãy núi đá vôi trùng điệp, xen kẽ có núi đất, trung tâm là vùng đồi đất, lân bãi, làng bản, khu sản xuất nông nghiệp. Khu vực xa đường quốc lộ, xa vùng dân cư, giao thông đi lại khó khăn, nhưng đây là một thuận lợi cho việc khoanh nuôi bảo vệ rừng cũng như bảo vệ động vật rừng.

3.1.3. Đá mẹ và đất đai

a) Đá mẹ

Đá mẹ gồm hai loại chính là đá vôi và phiến thạch, trong đó chủ yếu là đá vôi (chiếm 80%), có hiện tượng Karst đặc trưng, mức độ phong hoá mạnh. Vùng núi đất có đá mẹ là phiến thạch sét.

b) Đất đai

- Do núi đá vôi có địa hình rất đặc biệt, độ dốc cao, nhiều chỗ đá lởm chởm, gồ ghề. Vì vậy đất thường xen với đá trên những diện tích hẹp, càng lên đỉnh núi tỷ lệ đất càng ít, xuống chân núi thì ngược lại tỷ lệ đá ít đi. Đất trên núi đá vôi thường có thành phần cơ giới nặng từ loại thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất mỏng, thường không có cấu trúc thành tầng rõ rệt trong mặt cắt, vì chủ yếu đất được tích luỹ do quá trình chuyển dời từ các độ cao xuống.

- Trong khu vực điều tra gồm có các loại đất chính:

+ Đất Rendeine màu đen, trung tính (pH = 6,5 - 7,5) đến hơi kiềm, tầng đất mỏng trong các hang hốc, kẽ đá.

+ Đất Feralit màu vàng hay nâu đỏ, tầng đất mỏng, phân bố ở vùng đồi. + Đất phù sa mới: là nhóm đất ven sông suối hay đồng ruộng được phù sa bồi lấp do lũ lụt, phân bố ven sông suối và trên các cánh đồng.

3.1.4. Khí hậu - Thuỷ văn

3.1.4.1. Khí hậu

- Nhiệt độ: khu vực điều tra có nhiệt độ bình quân hàng năm là 22,70C, nhiệt độ cao nhất là 40,10C vào tháng 6, nhiệt độ thấp nhất 1,10C vào tháng 1.

- Lượng mưa: lượng mưa bình quân hàng năm là 1.488,2mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90,67% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa bình quân 132 ngày/năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm 9,33% tổng lượng mưa cả năm.

- Ẩm độ: độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 82%, thấp nhất tuyệt đối vào tháng 1 là 12%.

- Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 832mm.

- Gió: khu vực có hai hướng gió chính là Đông bắc và Tây nam, do địa hình núi đá bao bọc nên tốc độ gió bình quân nhỏ 1m/s.

- Các đặc điểm khí hậu đặc trưng: do những khu núi đá trọc, do bức xạ nhiệt nên có biên độ ngày đêm lớn. Khu vực thường có sương muối, sương mù, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Khu vực điều tra ít chịu ảnh hưởng của bão.

Các chỉ số khí hậu khu vực điều tra cho thấy: khí hậu ở Hữu Liên tương đối ôn hoà, phù hợp với sinh trưởng, phát triển của nhiều loài thực vật rừng.

3.1.4.2. Thuỷ văn

Do khu vực thuộc địa hình núi đá vôi, có hiện tượng Karst mạnh nên nhân tố thuỷ văn có tính chất đặc biệt. Khu vực điều tra có nhiều suối ngầm, suối cụt, các mó nước, hang nước và vùng ngập nước theo mùa.

Hệ thống suối có nước quanh năm gồm hai suối chính: suối Bục dài 22 km lưu lượng nước mùa lũ đạt tới 1.000 lít/s, mùa khô rất nhỏ dưới 300 lít/s. Suối An dài 18 km lưu lượng nước mùa lũ đạt 500 lít/s, mùa khô khoảng 100 - 150 lít/s.

Hệ thống hồ ngập nước theo mùa, gồm 4 hồ lớn:

+ Hồ Giàng Cả có diện tích lớn nhất là 125 ha, nơi sâu nhất là 25m. + Hồ đèo Nong có diện tích là 60 ha, nơi sâu nhất là 12m.

+ Hồ Lân Ty có diện tích 40 ha, nơi sâu nhất là 20m. + Hồ Lân Đặt có diện tích 38 ha, nơi sâu nhất là 9m.

Thuỷ văn khu vực này biến động theo mùa. Về mùa mưa vùng ngập nước có thể lợi dụng làm đường thuỷ đi lại tới các thung, khe núi đá, ở đây có nguồn thuỷ sản dồi dào và đánh bắt thuận lợi, vì vào mùa mưa các vùng ngập nước cung cấp nhiều nguồn thức ăn, các loài thuỷ sản sinh trưởng tốt, đến mùa khô mặt nước thu hẹp, thuận lợi cho việc đánh bắt cá.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư

3.2.1.1. Dân số, lao động và phân bố dân cư

* Dân số, lao động: theo kết quả điều tra của UBND các xã thuộc KDTTN Hữu Liên (2013), tổng dân số trên địa bàn 5 xã là 4.173 hộ và 19.448 người, sinh sống trong 51 thôn bản, với 11.178 lao động (bảng 3.1). Mật độ dân số bình quân 70 người/km2, cao nhất là xã Yên Thịnh với 123 người/km2, thấp nhất là xã Hữu Liên với 47 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,05%.

Bảng 3.1: Dân số - Lao động - Nhân khẩu trong khu vực

TT Tên xã Số thôn

Số hộ

Nhân khẩu Lao động

Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ 1 Hữu Liên 12 726 3.421 1.732 1.689 2.131 1.165 966 2 Yên Thịnh 10 987 4.285 2.165 2.120 2.443 1.270 1.173 3 Hoà Bình 6 611 2.998 1.532 1.466 1.690 878 812 4 Hữu Lễ 6 543 2.454 1.253 1.201 1.227 638 589 5 Vạn Linh 17 1.306 6.290 3.184 3.106 3.687 1.914 1.773 Tổng 51 4.173 19.448 9.866 9.582 11.178 5.865 5.313

(Nguồn: UBND Lạng Sơn. 2013)

* Phân bố dân cư: phân bố dân cư trong khu RĐD tập trung chủ yếu ở xã Hữu Liên, hầu hết các thôn bản đều tập trung ven đường giao thông, nơi bằng phẳng, có điều kiện canh tác lúa nước. Trong rừng đặc dụng có 12 thôn bản (toàn bộ thuộc xã Hữu Liên) với 726 hộ và 3.421 khẩu, bằng 17,6% tổng dân số 5 xã.

3.2.1.2. Dân tộc

Dân tộc xung quanh khu rừng đặc dụng Hữu Liên có nhiều thành phần khác nhau cùng sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng, Dao.

3.2.2. Các hoạt động kinh tế chủ yếu và đời sống nhân dân

3.2.2.1. Thực trạng kinh tế

Nông - Lâm nghiệp là hai ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân trong khu vực. Trong đó, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao (94,3%), tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp nhỏ, dịch vụ chưa phát triển. Nhìn chung, trong khu vực nền kinh tế đã có sự chuyển dịch từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nhưng cần chuyển đổi cơ cấu thật nhanh mới có thể tiến kịp và hòa nhập với xu thế chung của các vùng trong tỉnh. Số hộ đói nghèo vẫn còn tương đối cao (chiếm 18,5%), thu nhập bình quân đầu người còn thấp từ 4 - 4,5 triệu đồng/năm.

* Sản xuất nông nghiệp:

Cư dân trong khu vực chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, với tập quán canh tác là làm lúa nước, làm rẫy, săn bắn và chăn nuôi.

- Trồng trọt: các loài cây chính là Lúa nước, Ngô, Khoai, Sắn, Đậu tương… do trình độ canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất của các loài cây trồng thường không cao.

Tổng sản lượng lương thực qui thóc đạt 10.820,4 tấn, bình quân lương thực đầu người là 586 kg/năm. Với tập quán sử dụng tỷ lệ lương thực cao trong bữa ăn hàng ngày thì mức lượng thực bình quân như trên là không cao, trong khu vực hàng năm có từ 500 đến 700 hộ thiếu ăn.

- Chăn nuôi: tổng đàn gia súc, gia cầm của khu vực là 154.344 con. Tổng diện tích chăn thả trong khu vực là 100 ha. Chăn nuôi là nguồn thu nhập quan trọng sau trồng trọt của hầu hết các gia đình trong khu vực. Bình quân mỗi hộ có từ 01 đến 03 con Trâu, 01 con Bò, 02 - 03 con Lợn, 20 - 30 con gia cầm. Ngoài việc cung cấp sức kéo, thực phẩm cho tiêu dùng cho gia đình, một số hộ đã có thu nhập khá từ chăn nuôi.

* Sản xuất Lâm nghiệp:

Tổng diện tích rừng trồng toàn khu vực có 470,3 ha chủ yếu là rừng Hồi, còn rừng nguyên liệu thì rất manh mún, chủ yếu do người dân tự bỏ vốn ra trồng hoặc nhận cây con từ chương trình hỗ trợ trồng cây phân tán.

Nhìn chung, thu nhập từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp còn thấp. Nguồn thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chủ yếu thông qua các hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng và thu hái lâm sản ngoài gỗ, trong khi diện tích đưa vào giao khoán cho hộ gia đình cũng như việc khai thác tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ còn manh mún, thiếu quy hoạch và định hướng. Ngoài việc người dân thu hái các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ tại các khu rừng thuộc vùng đệm, tình trạng khai thác, thu hái trong vùng lõi rừng đặc dụng và đặc biệt là việc khai thác, thu hái thiếu bền vững đã và đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng của Ban quản lý rừng đặc dụng, nhưng với lực lượng mỏng và lợi ích kinh tế cao trong việc khai thác, thu hái các sản phẩm từ rừng nên các hiện tượng đốt nương làm rẫy, săn bắn, đặt bẫy, khai thác trái phép vẫn diễn ra, đòi hỏi cần phải có các giải pháp tổng hợp và hữu hiệu để giảm thiểu tối đa các tác động một cách lâu dài và bền vững.

3.2.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

Hệ thống giao thông trong vùng còn rất khó khăn, chủ yếu là đường đất chất lượng rất kém rất khó đi lại vào mùa mưa. Ở những nơi cao xa, nhất là vùng núi đá thì hầu như không có đường giao thông đi lại. Tuy nhiên, trong vài năm tới giao thông trong vùng sẽ thuận lợi hơn do các xã đang triển khai đầu tư xây dựng theo chương trình Nông thôn mới.

* Thủy lợi:

Khu vực RĐD phần lớn là diện tích núi đá vôi nên rất ít sông suối và nước mặt, vì vậy công tác thủy lợi đã được quan tâm, toàn vùng đã xây dựng được: 01 hồ chứa nước tại xã Hữu Liên với dung tích 15.000 m3, 02 phai đập dâng nước (đập Pắc Mỏ và Mương Cái), 16 km kênh mương dẫn nước. Mặc dù vậy, hệ thống thủy lợi ở khu vực vẫn chưa đảm bảo được nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên.

* Y tế:

Trong khu vực 5 xã đã có 5 trạm y tế tại trung tâm xã, các thôn bản đều có cán bộ y tế. Tuy nhiên trang thiết bị của các cơ sở y tế còn thiếu và nghèo nàn, trình độ cán bộ y tế còn chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của bà con nhân dân.

* Giáo dục:

Các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở, phòng học nhà cấp III và cấp IV. Trang thiết bị và đồ dùng học tập vẫn còn thiếu, tỷ lệ học sinh tới trường đạt 100%, chất lượng dạy và học đã được nâng lên, trình độ học sinh đã đạt mức trung bình so với các khu vực khác. Tỷ lệ người mù chữ trong khu vực đã giảm, chỉ còn 1,18%.

* Đời sống văn hóa - xã hội:

Khu vực RĐD Hữu Liên là những xã vùng sâu của 3 huyện Hữu Lũng, Văn Quan và Chi Lăng, đời sống văn hóa xã hội của người dân còn thấp. Được sự quan tâm của Nhà nước, các xã trong khu vực đã có điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện và có Tivi, Radio đạt trên 80%, phương tiện thông tin liên lạc đạt khoảng 40% do đã phủ sóng điện thoại di động.

* Tình hình quốc phòng - an ninh

Công tác quốc phòng - an ninh đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội. Đồng bào

các dân tộc tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước, vì vậy an ninh trong khu vực luôn ổn định, không có các biểu hiện tiêu cực về chính trị, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân có các tệ nạn xã hội như ma túy, trộm cắp … Lực lượng quốc phòng, dân quân tự vệ được xây dựng từ huyện tới cơ sở, theo phương châm quốc phòng toàn dân.

3.2.2.3. Nhận xét

Dân cư sống trong khu vực là một yếu tố quan trọng đối với công tác bảo tồn. Người dân trong khu vực chủ yếu là làm nông nghiệp (lao động nông nghiệp chiếm 85,7%). Sản phẩm nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Mặc dù vậy nhưng người dân lại rất thiếu đất để sản xuất vì đất có thể sản xuất nông nghiệp có ít, chỉ đạt 12,5% tổng diện tích tự nhiên. Mặt khác, trình độ dân trí chưa cao, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế. Hoạt động sản xuất đã bước đầu áp dụng khoa học kỹ thuật nhưng chưa đồng bộ. Đa số các hộ gia đình vẫn canh tác theo lối truyền thống, nặng về khai thác bóc lột tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Do đó, đời sống của các dân tộc sống trong khu vực còn rất khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho người dân vẫn còn lạm dụng tài nguyên rừng. Như vậy, những đặc điểm về dân số, lao động và tập quán của các dân tộc trong khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nói chung và công tác quản lý bảo vệ rừng nói riêng. Trong thời gian tới cần nghiên cứu xây dựng các chương trình đầu tư, cơ chế chính sách và ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Địa bàn rộng, địa hình phức tạp, các cụm dân cư sống rải rác, nhiều thôn bản sống ở nơi cao xa. Đó là những điều kiện bất lợi cho việc đầu tư xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)