Các hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến khu hệ thực vật của KDTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 70 - 71)

4.4.3. Các hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến khu hệ thực vật của KDTTN Hữu Liên Hữu Liên

Khai thác lâm sản ngoài gỗ: các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn thường là Măng, các loại rau, nấm, phong lan, các loại cây thuốc… Việc người dân thu hái các sản phẩm trên tại các khu rừng thuộc vùng đệm và vùng lõi khu KDTTN Hữu Liên đã và đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, nếu không có kế hoạch, không hướng dẫn và kiểm soát được tình trạng này sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đến khu hệ thực vật và có thể dẫn đến tuyệt chủng một số loài quý hiếm ở khu vực.

Đốt nương làm rẫy và lửa rừng: hiện tượng đốt nương làm rẫy trong KDTTN Hữu Liên đã được hạn chế nhiều trong nhiều năm qua. Theo thông tin từ cán bộ quản lý rừng Hữu Liên, một năm chỉ xảy ra từ 2 - 3 vụ, đây là những vụ đốt nương sát với ranh giới khu bảo tồn và tại các thung lũng ở chân núi đá. Tuy nhiên nếu không kiểm soát được sẽ gây cháy lan ra các diện tích xung quanh, đặc biệt là vào các tháng mùa khô, thời tiết khô hanh kéo dài nên nguy cơ tiềm ẩn xảy ra cháy rừng trong KDTTN Hữu Liên là rất cao.

Khai thác gỗ trái phép: trong những năm gần đây đã có sự tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, lực lượng bảo vệ rừng cũng đã tăng cường tuần tra kiểm soát, phối hợp với chính quyền địa phương nhằm giảm thiểu tình trạng khai thác gỗ. Mặc dù vậy, do nguồn lợi nên vẫn tồn tại tình trạng khai thác gỗ trái phép trong KDTTN Hữu Liên.

Các hoạt động khác: ngoài các hoạt động trên, một số hoạt động khác cũng có tác động không nhỏ đến các hệ sinh thái trong KDTTN Hữu Liên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng như khai thác tận thu lâm sản, đốt than.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 70 - 71)