2.4.9 .Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng Hữu Liên
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên thực vật tại khu vực
4.5.1. Giải pháp về bảo vệ rừng
- BQL KDTTN Hữu Liên cần căn cứ vào Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định pháp luật khác của Nhà nước để xây dựng các nội quy cho khu vực. Nội quy cần nêu cụ thể những việc không được làm trong rừng đặc dụng.
- BQL KDTTN Hữu Liên phải thường xuyên phối hợp với Hạt kiểm lâm và chính quyền các huyện Hữu Lũng, Văn Quan, Chi Lăng, và với chính quyền các xã nằm trong KDTTN trong cơng tác bảo vệ và phát triển khu rừng.
- Lực lượng bảo vệ rừng của BQL KDTTN cần phối kết hợp với lực lượng kiểm lâm và lực lươ ̣ng bảo vê ̣ rừng của các xã để cùng bảo vệ rừng. Mỗi xã thành lập các tổ, nhóm các hộ gia đình tham gia mạng lưới bảo vệ. Nhiệm vụ của lực lươ ̣ng bảo vê ̣ rừng là tuyên truyền vận động các tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân thực hiện nội quy RĐD; tuần tra, phát hiện và ngăn chặn những hành vi có nguy cơ xâm hại đến KDTTN. Khi phát hiện có những vụ việc vi phạm luật bảo vệ rừng, lực lượng bảo vệ rừng của BQL KDTTN phải phối hợp với lực lượng kiểm lâm để lập biên bản và thực hiện các biện pháp, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Nghiêm cấm mọi hình thức khai thác lâm sản, săn bắt động vật để góp phần giữ cho diện tích rừng cịn lại khơng bị xâm hại và tài nguyên động, thực vật khơng bị mất thêm.
- Rà sốt, thu hồi, huỷ hợp đồng đối với các tổ chức, cá nhân đã được hợp đồng nhận khoán nhưng chưa thực hiện đúng theo hợp đồng.
- Tiến hành giao khốn tồn bộ diện tích rừng cho nhiều hộ dân (theo hình thức khốn cho cộng đồng) quản lý bảo vệ, gắn trách nhiệm cụ thể để người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, hạn chế việc phá rừng và khai thác lâm sản của chính những người dân như hiện nay. Đây chính là mơ hình "Đồng quản lý" trong cơng tác bảo tồn ĐDSH huy động được các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư tham gia.