Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 35)

2.4.9 .Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng Hữu Liên

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư

3.2.1.1. Dân số, lao động và phân bố dân cư

* Dân số, lao động: theo kết quả điều tra của UBND các xã thuộc KDTTN Hữu Liên (2013), tổng dân số trên địa bàn 5 xã là 4.173 hộ và 19.448 người, sinh sống trong 51 thôn bản, với 11.178 lao động (bảng 3.1). Mật độ dân số bình quân 70 người/km2, cao nhất là xã Yên Thịnh với 123 người/km2, thấp nhất là xã Hữu Liên với 47 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,05%.

Bảng 3.1: Dân số - Lao động - Nhân khẩu trong khu vực

TT Tên xã Số thôn

Số hộ

Nhân khẩu Lao động

Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ 1 Hữu Liên 12 726 3.421 1.732 1.689 2.131 1.165 966 2 Yên Thịnh 10 987 4.285 2.165 2.120 2.443 1.270 1.173 3 Hồ Bình 6 611 2.998 1.532 1.466 1.690 878 812 4 Hữu Lễ 6 543 2.454 1.253 1.201 1.227 638 589 5 Vạn Linh 17 1.306 6.290 3.184 3.106 3.687 1.914 1.773 Tổng 51 4.173 19.448 9.866 9.582 11.178 5.865 5.313

(Nguồn: UBND Lạng Sơn. 2013)

* Phân bố dân cư: phân bố dân cư trong khu RĐD tập trung chủ yếu ở xã Hữu Liên, hầu hết các thôn bản đều tập trung ven đường giao thông, nơi bằng phẳng, có điều kiện canh tác lúa nước. Trong rừng đặc dụng có 12 thơn bản (tồn bộ thuộc xã Hữu Liên) với 726 hộ và 3.421 khẩu, bằng 17,6% tổng dân số 5 xã.

3.2.1.2. Dân tộc

Dân tộc xung quanh khu rừng đặc dụng Hữu Liên có nhiều thành phần khác nhau cùng sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng, Dao.

3.2.2. Các hoạt động kinh tế chủ yếu và đời sống nhân dân

3.2.2.1. Thực trạng kinh tế

Nông - Lâm nghiệp là hai ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân trong khu vực. Trong đó, sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng cao (94,3%), tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp nhỏ, dịch vụ chưa phát triển. Nhìn chung, trong khu vực nền kinh tế đã có sự chuyển dịch từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nhưng cần chuyển đổi cơ cấu thật nhanh mới có thể tiến kịp và hịa nhập với xu thế chung của các vùng trong tỉnh. Số hộ đói nghèo vẫn cịn tương đối cao (chiếm 18,5%), thu nhập bình qn đầu người cịn thấp từ 4 - 4,5 triệu đồng/năm.

* Sản xuất nông nghiệp:

Cư dân trong khu vực chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, với tập quán canh tác là làm lúa nước, làm rẫy, săn bắn và chăn nuôi.

- Trồng trọt: các lồi cây chính là Lúa nước, Ngô, Khoai, Sắn, Đậu tương… do trình độ canh tác cịn lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất của các lồi cây trồng thường khơng cao.

Tổng sản lượng lương thực qui thóc đạt 10.820,4 tấn, bình qn lương thực đầu người là 586 kg/năm. Với tập quán sử dụng tỷ lệ lương thực cao trong bữa ăn hàng ngày thì mức lượng thực bình qn như trên là khơng cao, trong khu vực hàng năm có từ 500 đến 700 hộ thiếu ăn.

- Chăn nuôi: tổng đàn gia súc, gia cầm của khu vực là 154.344 con. Tổng diện tích chăn thả trong khu vực là 100 ha. Chăn nuôi là nguồn thu nhập quan trọng sau trồng trọt của hầu hết các gia đình trong khu vực. Bình qn mỗi hộ có từ 01 đến 03 con Trâu, 01 con Bò, 02 - 03 con Lợn, 20 - 30 con gia cầm. Ngoài việc cung cấp sức kéo, thực phẩm cho tiêu dùng cho gia đình, một số hộ đã có thu nhập khá từ chăn ni.

* Sản xuất Lâm nghiệp:

Tổng diện tích rừng trồng tồn khu vực có 470,3 ha chủ yếu là rừng Hồi, cịn rừng ngun liệu thì rất manh mún, chủ yếu do người dân tự bỏ vốn ra trồng hoặc nhận cây con từ chương trình hỗ trợ trồng cây phân tán.

Nhìn chung, thu nhập từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp còn thấp. Nguồn thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chủ yếu thông qua các hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng và thu hái lâm sản ngoài gỗ, trong khi diện tích đưa vào giao khốn cho hộ gia đình cũng như việc khai thác tiêu thụ lâm sản ngồi gỗ cịn manh mún, thiếu quy hoạch và định hướng. Ngoài việc người dân thu hái các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ tại các khu rừng thuộc vùng đệm, tình trạng khai thác, thu hái trong vùng lõi rừng đặc dụng và đặc biệt là việc khai thác, thu hái thiếu bền vững đã và đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng của Ban quản lý rừng đặc dụng, nhưng với lực lượng mỏng và lợi ích kinh tế cao trong việc khai thác, thu hái các sản phẩm từ rừng nên các hiện tượng đốt nương làm rẫy, săn bắn, đặt bẫy, khai thác trái phép vẫn diễn ra, địi hỏi cần phải có các giải pháp tổng hợp và hữu hiệu để giảm thiểu tối đa các tác động một cách lâu dài và bền vững.

3.2.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

Hệ thống giao thơng trong vùng cịn rất khó khăn, chủ yếu là đường đất chất lượng rất kém rất khó đi lại vào mùa mưa. Ở những nơi cao xa, nhất là vùng núi đá thì hầu như khơng có đường giao thơng đi lại. Tuy nhiên, trong vài năm tới giao thông trong vùng sẽ thuận lợi hơn do các xã đang triển khai đầu tư xây dựng theo chương trình Nơng thơn mới.

* Thủy lợi:

Khu vực RĐD phần lớn là diện tích núi đá vơi nên rất ít sơng suối và nước mặt, vì vậy cơng tác thủy lợi đã được quan tâm, toàn vùng đã xây dựng được: 01 hồ chứa nước tại xã Hữu Liên với dung tích 15.000 m3, 02 phai đập dâng nước (đập Pắc Mỏ và Mương Cái), 16 km kênh mương dẫn nước. Mặc dù vậy, hệ thống thủy lợi ở khu vực vẫn chưa đảm bảo được nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên.

* Y tế:

Trong khu vực 5 xã đã có 5 trạm y tế tại trung tâm xã, các thơn bản đều có cán bộ y tế. Tuy nhiên trang thiết bị của các cơ sở y tế còn thiếu và nghèo nàn, trình độ cán bộ y tế cịn chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của bà con nhân dân.

* Giáo dục:

Các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở, phòng học nhà cấp III và cấp IV. Trang thiết bị và đồ dùng học tập vẫn còn thiếu, tỷ lệ học sinh tới trường đạt 100%, chất lượng dạy và học đã được nâng lên, trình độ học sinh đã đạt mức trung bình so với các khu vực khác. Tỷ lệ người mù chữ trong khu vực đã giảm, chỉ cịn 1,18%.

* Đời sống văn hóa - xã hội:

Khu vực RĐD Hữu Liên là những xã vùng sâu của 3 huyện Hữu Lũng, Văn Quan và Chi Lăng, đời sống văn hóa xã hội của người dân còn thấp. Được sự quan tâm của Nhà nước, các xã trong khu vực đã có điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện và có Tivi, Radio đạt trên 80%, phương tiện thơng tin liên lạc đạt khoảng 40% do đã phủ sóng điện thoại di động.

* Tình hình quốc phịng - an ninh

Cơng tác quốc phịng - an ninh đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội. Đồng bào

các dân tộc tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước, vì vậy an ninh trong khu vực ln ổn định, khơng có các biểu hiện tiêu cực về chính trị, tuy nhiên vẫn cịn một bộ phận nhỏ người dân có các tệ nạn xã hội như ma túy, trộm cắp … Lực lượng quốc phòng, dân quân tự vệ được xây dựng từ huyện tới cơ sở, theo phương châm quốc phịng tồn dân.

3.2.2.3. Nhận xét

Dân cư sống trong khu vực là một yếu tố quan trọng đối với công tác bảo tồn. Người dân trong khu vực chủ yếu là làm nông nghiệp (lao động nông nghiệp chiếm 85,7%). Sản phẩm nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Mặc dù vậy nhưng người dân lại rất thiếu đất để sản xuất vì đất có thể sản xuất nơng nghiệp có ít, chỉ đạt 12,5% tổng diện tích tự nhiên. Mặt khác, trình độ dân trí chưa cao, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế. Hoạt động sản xuất đã bước đầu áp dụng khoa học kỹ thuật nhưng chưa đồng bộ. Đa số các hộ gia đình vẫn canh tác theo lối truyền thống, nặng về khai thác bóc lột tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Do đó, đời sống của các dân tộc sống trong khu vực cịn rất khó khăn. Đây là một trong những ngun nhân chính làm cho người dân vẫn cịn lạm dụng tài nguyên rừng. Như vậy, những đặc điểm về dân số, lao động và tập quán của các dân tộc trong khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nói chung và cơng tác quản lý bảo vệ rừng nói riêng. Trong thời gian tới cần nghiên cứu xây dựng các chương trình đầu tư, cơ chế chính sách và ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Địa bàn rộng, địa hình phức tạp, các cụm dân cư sống rải rác, nhiều thôn bản sống ở nơi cao xa. Đó là những điều kiện bất lợi cho việc đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng xã hội của khu vực. Một số chương trình đầu tư đã được hồn thành như: chương trình đường giao thơng ở xã Yên Thịnh, Hữu Liên... Việc mở mới và nâng cấp các tuyến đường liên xã trong vùng sẽ là sự khởi đầu cho những đầu tư tiếp theo nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần lồi thực vật bậc cao có mạch tại KDTTN Hữu Liên

Kết quả điều tra từ nhiều nguồn thông tin khác nhau đã ghi nhận được 776 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 532 chi, 161 họ, 5 ngành thực vật tại KBTTN Hữu Liên. Thơng tin chi tiết về các lồi thực vật được trình bày trong phụ lục 01.

Trong số các loài thực vật ghi nhận tại KDTTN Hữu Liên có 357 lồi được ghi nhận qua nguồn thông tin quan sát trên tuyến và ghi nhận trong các OTC; 37 lồi ghi nhận thơng qua nguồn thông tin mẫu vật lưu giữ lại trong các hộ gia đình như làm nhà cửa, đồ gia dụng hoặc trồng xung quanh làng bản; các lồi cịn lại được kế thừa từ các nghiên cứu trước đó. Như vậy trong nghiên cứu này thành phần các loài thực vật ở KDTTN Hữu Liên không thay đổi so với nghiên cứu trước đó của Trần Ngọc Hải và các cộng sự (2009). Tuy nhiên, kết quả này đã bổ sung thêm thông tin tin cậy cho sự đa dạng thực vật tại Hữu Liên, đặc biệt là các loài ghi nhận trên tuyến và trên OTC. Trong số đó có rất nhiều lồi q hiếm và có giá trị cần bảo tồn như Nghiến, Trai Lý, Sam Vàng…thông tin chi tiết về các lồi này được trình bày trong mục 4.2 của bản Luận văn này.

4.1.1. Đa dạng về ngành và lồi thực vật

KDTTN Hữu Liên có sự đa dạng cao về số ngành thực vật (5 ngành): Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông (Pinophyta), Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) (xem chi tiết trong bảng 4.1).

Bảng 4.1: Thành phần thực vật tại KDTTN Hữu Liên Ngành thực vật Họ Chi Lồi Ngành Thơng đất (Lycopodiophyta) 2 2 3 Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 1 1 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 12 17 23 Ngành Thông (Pinophyta) 5 5 5 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 141 507 744 Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 118 412 602 Lớp Hành (Liliopsida) 23 95 142 Tổng cộng 161 532 776

Trong số 5 ngành thực vật được ghi nhận tại KDTTN Hữu Liên thì ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành có số lượng lồi, chi và họ nhiều nhất 744 lồi chiếm 95,88%. Trong đó, thành phần chủ yếu là các lồi thực vật thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 602 loài chiếm 77,58% và lớp Hành (Liliopsida) có 142 lồi chiếm 18,3%. Mức độ đa dạng về ngành thực vật thứ hai là Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 23 lồi chiếm 2,96%. Ngành Thơng (Pinophyta) có 5 lồi chiếm 0,64%. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 3 lồi chiếm 0,39% và ít nhất là ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) chỉ có 1 lồi chiếm 0,13% tổng số lồi được ghi nhận ở Hữu Liên.

Hệ thực vật ở KDTTN Hữu Liên đa dạng về lồi (776 lồi). Trong số đó có nhiều lồi và họ thực vật điển hình cho núi cao vùng Đơng Bắc, nhiều lồi đặc trưng như: Thông nàng (Podocarpus imbricatus (Blume) de Laub.), Sơn tuế (Cycas balansae Warb.), Thiết đinh (Markhamia stipullata Seem), Chò chỉ (Parashorea chinensis H. Wang), Giổi lông (Michelia balansae Dandy), Trai lý (Garcinia fagraeoides A. Chev.).

4.1.2. Mức độ đa dạng về họ thực vật

Trong số 161 họ thực vật tại KDTTN Hữu Liên có 10 họ thực vật có sự đa dạng nhất về số lượng lồi. Các họ đó là: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Re (Lauraceae), họ Ráy (Araceae) và họ Đơn nem (Myrsinaceae). Mức độ đa dạng về 10 họ thực vật được thể hiện chi tiết trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Mười họ thực vật có số lồi lớn nhất tại KDTTN Hữu Liên

STT Họ Số Loài Tỉ lệ % so với số cây của 10 họ Tỉ lệ % so với số cây cả KDTTN Tên VN Tên KH

1 Họ Đơn nem Myrsinaceae 15 5,38 1,93

2 Họ Ráy Araceae 17 6,09 2,19 3 Họ Re Lauraceae 18 6,45 2,32 4 Họ Trúc đào Apocynaceae 19 6,81 2,45 5 Họ Cúc Asteraceae 24 8,60 3,09 6 Họ Cà phê Rubiaceae 24 8,60 3,09 7 Họ Dâu tằm Moraceae 34 12,19 4,38 8 Họ đậu Fabaceae 39 13,98 5,03 9 Họ Cỏ Poaceae 39 13,98 5,03

10 Họ Thầu dầu Euphorbiaceae 50 17,92 6,44

Toàn bộ KDTTN Hữu Liên là 776 loài 279 100% 35,95%

Mặc dù chỉ 10 họ thực vật đa dạng nhất tại KDTTN Hữu Liên đã có 297 lồi thực vật chiếm 35,95% tổng số loài của cả khu vực nghiên cứu. Theo tác giả Tolmachop A.L (1974) : “Ở vùng nhiệt đới, thành phần thực vật đa

dạng thể hiện ở chỗ là rất ít họ chiếm tới 10% tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ giàu loài nhất chỉ đạt 40 - 50% tổng số loài của cả hệ thực vật”. Như vậy, với tỷ lệ 35,95% tổng số loài của 10 họ thực

vật đa dạng nhất tại KDTTN Hữu Liên (nhỏ hơn mức 40 - 50% do Tolmachop A.L (1974) nêu ra) chứng tỏ khu vực nghiên cứu có sự đa dạng về họ thực vật.

Trong số 10 họ thực vật đa dạng nhất thì họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có mức độ đa dạng cao nhất với 50 loài được ghi nhận (chiếm 6,44% tổng số lồi hiện có tại Hữu Liên), tiếp đến họ Cỏ (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae) với 39 loài (chiếm 5,03% tổng số lồi), tiếp đến là họ Dâu tằm (Moraceae) có 34 lồi (chiếm 4,38% tổng số lồi) và thấp nhất trong 10 họ có nhiều lồi nhất là họ Đơn nem (Myrsinaceae) với 15 loài (chiếm 1,93% tổng số loài được ghi nhận tại KDTTN Hữu Liên).

4.1.3. Mức độ đa dạng về số chi thực vật

Trong số 532 chi thực vật được ghi nhận tại KDTTN Hữu Liên thì có 10 chi thực vật có sự đa dạng nhất về số lượng loài là: chi Ficus, Ardisia, Dioscorea, Ipomea, Diospyros, Mallotus, Dalbergia, Litsea, Smilax, Vitex.

Thông tin chi tiết được trình bày trong bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Thống kê 10 chi có số lồi lớn nhất của KDTTN Hữu Liên

STT Chi Số Loài Tỉ lệ % so với số cây của 10 chi Tỉ lệ % so với số cây cả KDTTN 1 Ficus (Moraceae) 19 24,68 2,45 2 Ardisia (Myrsinaceae) 10 12,99 1,29 4 Dioscorea (Dioscoreaceae) 7 9,09 0,90 5 Ipomea (Convolvulaceae) 7 9,09 0,90 5 Diospyros (Ebenaceae) 6 7,79 0,77 6 Mallotus (Euphorbiaceae) 6 7,79 0,77 7 Dalbergia (Fabaceae) 6 7,79 0,77 8 Litsea (Lauraceae) 6 7,79 0,77 9 Smilax (Smilacaceae) 5 6,49 0,64 10 Vitex (Verbenaceae) 5 6,49 0,64

Tổng số loài trong KDTTN là 776 loài 77 100% 9,92%

Mười chi có số lồi lớn nhất có tổng số 77 loài thực vật (chiếm tỷ lệ 9,92% số loài của khu vực nghiên cứu). Theo cách đánh giá do Tolmachop A.L (1974) nêu ra, chứng tỏ Khu vực có sự đa dạng về các chi thực vật.

Trong 10 chi thực vật đa dạng nhất tại KDTTN Hữu Liên, chi Ficus

(Moraceae) có sự đa dạng nhất với 19 lồi (chiếm 2,45% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu), tiếp đến là chi Ardisia có 10 lồi (chiếm 1,29% lồi ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)