Giải pháp Giáo dục tuyên truyền và chia sẻ lợi ích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 79)

2.4.9 .Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng Hữu Liên

4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên thực vật tại khu vực

4.5.7. Giải pháp Giáo dục tuyên truyền và chia sẻ lợi ích

4.5.7.1. Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức

Nâng cao nhận thức cho người dân thông qua công tác tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục mơi trường... Tổ chức các nhóm tun truyền do lực lượng thanh niên làm nịng cốt có sự tham gia của cộng đồng. Để làm được điều này cần thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: sách báo, áp phích, panơ, phim ảnh....

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình dự án đạt được thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia hỗ trợ của của người dân. Do vậy công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức đóng vai trị quan trọng hàng đầu. Các biện pháp tuyên truyền vận động cần làm cho nhân dân nhận thấy được lợi ích, lâu dài nhiều mặt của cơng tác bảo tồn.

Công tác tuyên truyền giáo dục phải đạt được mục tiêu thu hút người dân tham gia vào các khâu công việc từ lập kế hoạch, thực thi và kiểm tra

giám sát các hoạt động của dự án. Gắn cuộc sống và thu nhập của người dân với công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng. Trong quá trình thực thi giải pháp giáo dục tuyên truyền cần tiến hành thực thi tốt các khâu công việc cụ thể như:

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, hội nghị phòng chống cháy rừng cho nhân dân và cán bộ địa phương; khách du lịch là một kênh tốt để tổ chức tuyên truyền.

- Kết hợp với các hoạt động của các tổ chức như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, trường học để lồng ghép các chương trình giáo dục tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng, phổ biến kiến thức sản xuất nông lâm nghiệp cho người dân bản địa.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn và thực hiện các hoạt động tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, phát huy vai trò tuyên truyền của các cộng tác viên ở từng địa bàn.

- Tuyên truyền, vận động người dân đăng ký sử dụng cưa xăng đúng mục đích. Xây dựng quy chế sử dụng quy định một số điều như: Không mang cưa xăng vào rừng đặc dụng, nếu phát hiện mang cưa xăng vào rừng đặc dụng cho dù không sử dụng cũng sẽ bị tịch thu…

Vận động các thôn/bản tham gia công tác bảo vệ rừng. Trong công tác bảo vệ rừng, cộng đồng có vai trị rất quan trọng. Việc thành cơng hay thất bại trong công tác bảo tồn, phát triển khu rừng phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ hay không ủng hộ của cộng đồng. Người dân sống trong cộng đồng thơn bản có mối quan hệ tự thân rất gắn bó nhau, người cao tuổi nói thường được mọi người nghe theo. Cuộc sống của họ gắn liền với khu rừng từ nhỏ đến lớn. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cộng đồng cùng tham gia bảo tồn,

phát triển rừng, tiến hành xây dựng quy chế, hương ước quản lý bảo vệ rừng nhằm chia xẻ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

4.5.7.2. Nâng cao đời sống cộng đồng và chia sẻ lợi ích

Tạo việc làm thơng qua hợp đồng giao khốn trồng rừng, bảo vệ rừng tại phân khu Phục hồi sinh thái để tăng thu nhập cho người dân vùng đệm giảm thiểu áp lực tiêu cực vào KDTTN.

Hỗ trợ trồng cây phân tán, cải thiện vệ sinh nông thôn, hạn chế sự phụ thuộc của hộ gia đình vào gỗ, củi từ rừng, xây dựng các mơ hình phát triển sinh kế hộ gia đình, du lịch cộng đồng.

Hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân có trồng cây Hồng đàn trong vườn nhà để gìn giữ nguồn gen phục vụ cơng tác nghiên cứu khoa học bảo tồn và phục hồi ngoài tự nhiên (Bảo tồn ngoại vi).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 79)