Giải pháp cho công tác bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 76 - 77)

2.4.9 .Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng Hữu Liên

4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên thực vật tại khu vực

4.5.6. Giải pháp cho công tác bảo tồn

4.5.6.1. Bảo tồn thực vật quý hiếm

Cần khoanh các khu vực cịn Hồng đàn phân bố để bảo vệ nghiêm ngặt. Đồng thời lập dự án nghiên cứu đưa cây giống vào trồng tại những khu vực có Hồng đàn phân bố trước đây để giữ nguồn gen cho tương lai và tạo nguồn nguyên liệu chủ động và phong phú (Bảo tồn nội vi)

Ngoài cây Hoàng đàn, KDTTN Hữu Liên cịn có nhiều lồi thực vật quý hiếm khác như Lan kim tuyến, Bảy lá một hoa, Hoàng tinh hoa trắng, ba kích, Lá khơi, Chị chỉ, Chò nâu, Mạy châu, Nghiến…Đây là những nguồn gen rất cần được bảo tồn nhằm tránh bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.

Cần tiến hành điều tra chi tiết để xác định được những khu vực cịn các lồi thực vật quý hiếm sinh sống, những vùng là sinh cảnh sống của chúng, khoanh các khu vực đó để bảo vệ nghiêm ngặt. Đồng thời từng bước lập dự án nghiên cứu từng loài cây, để nắm bắt được thực trạng tồn tại của chúng. Đối với các loài thực vật quý hiếm, dần từng bước đưa cây giống vào trồng tại những khu vực có phân bố trước đây để giữ nguồn gen cho tương lai và bảo tồn được tính đa dạng sinh học hiện có.

Mặt khác cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân trong vùng nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên động, thực vật trong KDTTN; hỗ trợ người dân trong khu vực phát triển sản xuất (hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật) nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đảm bảo được nhu cầu cuộc sống, nhờ đó sẽ khơng phải vào rừng khai thác nguồn tài nguyên rừng. Hệ sinh thái rừng sẽ được bảo tồn và có điều kiện để phục hồi phát triển tự nhiên.

4.5.6.2. Bảo tồn các dạng sinh cảnh hiện có

Bảo tồn Sinh cảnh được các chuyên gia xây dựng để đảm bảo các sinh cảnh trong các khu vực cụ thể sẽ được bảo vệ và các loài thực vật quan trọng

sống trong các sinh cảnh này tiếp tục sống với đủ số lượng cá thể và có quần thể hồn chỉnh trong tương lai.

Việc xây dựng các giải pháp bảo tồn thông qua bảo vệ sinh cảnh sống của loài là rất cần thiết, cụ thể cần thực hiện các giải pháp sau:

- Điều tra xác định các dạng sinh cảnh sống của các loài động thực vật quý hiếm. Khoanh vùng các dạng sinh cảnh đó để bảo vệ nghiêm ngặt.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương, đồng thời thông báo phạm vi ranh giới khu rừng và ranh giới các khu vực sinh cảnh cần bảo vệ cho nhân dân trong vùng biết để nhân dân cùng tham gia công tác bảo tồn.

- Nghiêm cấm các hoạt động xâm hại đến tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)