Giải pháp cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 72 - 74)

2.4.9 .Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng Hữu Liên

4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên thực vật tại khu vực

4.5.3. Giải pháp cơ chế chính sách

4.5.3.1. Chính sách đất đai

- Về sử dụng đất trong KDTTN thực hiện theo điều 13, khoản 2, Quyết đi ̣nh số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đă ̣c du ̣ng giai đoa ̣n 2011-2020. Cụ thể: “Được sử dụng diện tích đất để xây dựng cơ sở hạ tầng có tỷ lệ nhỏ hơn 5% diện tích rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng đặc dụng làm thủ tục chuyển

đổi mục đích sử dụng đất một lần cho tồn bộ các hạng mục sử dụng đất sau khi hoàn thành đầu tư dự án hoặc cùng với kỳ quy hoạch sử dụng đất 5 năm của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

- Tiến hành đóng mốc ranh giới KDTTN, thực hiện các thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ban quản lý KDTTN.

- Tổ chức hội nghị ranh giới giữa các bên liên quan, xác định rõ ranh giới, cắm mốc rừng đặc dụng.

- Giao đất lâm nghiệp quy hoạch rừng đặc dụng cho Ban quản lý, Ban quản lý khoán cho các hộ gia đình thực hiện theo quy hoạch.

- Đối với đất lâm nghiệp thuộc vùng đệm, đẩy nhanh công tác giao đất giao rừng cho các hộ gia đình.

- Quản lý sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích, khơng chuyển diện tích đất nơng nghiệp sang các loại đất khác nếu không thực sự cần thiết. Giải quyết tốt vấn đề đền bù, khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với người dân địa phương và chủ rừng.

- Tổng kết rút kinh nghiệm về công tác quy hoạch sử dụng đất, có các biện pháp rà sốt, điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất để phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương trong từng thời kỳ.

4.5.3.2. Chính sách sử dụng tài nguyên rừng đặc dụng

Trong phân khu Phục hồi sinh thái được sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để điều chỉnh mật độ, cấu trúc, nâng cao chất lượng và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng và hệ sinh thái.

Trong phân khu Dịch vụ - Hành chính được tận thu, tận dụng những cây gỗ đã chết, gẫy đổ và những cây trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơng trình theo quy hoạch; được khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ.

Khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ môi trường rừng, kinh doanh du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí, nâng cao thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thay thế dần đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Ban quản lý KDTTN được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng (gắn liền với đất, mặt nước) để kinh doanh du lịch sinh thái. Thời gian thuê không quá 50 năm, sau thời gian này nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng thì Ban quản lý rừng đặc dụng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê, nhưng không kéo dài quá 20 năm.

4.5.3.3. Chính sách hỗ trợ phát triển vùng đệm

Thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển vùng đệm: Quyết đi ̣nh số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đă ̣c du ̣ng giai đoa ̣n 2011-2020, Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất... Xây dựng các chương trình, dự án (theo nội dung đã quy hoạch) trình phê duỵệt hoặc lồng ghép các nội dung đó vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi để trình các cấp phê duyệt, đầu tư để thúc đẩy phát triển vùng đệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn (Trang 72 - 74)