Kinh tế xã hội huyện Tiên Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng ngập mặn tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 43)

3.2.1. Kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế ( giá so sánh năm 2010) giá trị sản xuất ƣớc đạt 7,9%, đạt mức cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Trong đó: tốc độ tăng trƣởng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 7,6%; thƣơng mại, dịch vụ tăng 14,8%; ngành nông, lâm, thủy sản tăng trƣởng giá trị sản xuất đạt 2,8%. Về cơ cấu giá trị sản xuất ( giá so sánh năm 2010): Nông, lâm, thủy sản chiếm 35,2%; công nghiệp – xây dựng chiếm 33,7%; thƣơng mại – dịch vụ chiếm 31,1%.

trƣởng chuyển dịch từ bề rộng sang chiều sâu để phát triển bền vững. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hƣớng, giảm tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển trồng cây dƣợc liệu và chăn ni góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống ngƣời dân nông thôn nhƣ:

- Phát triển đàn gà Tiên Yên: đạt 320 nghìn con (băng 111% so với kế hoạch, tăng 20% so với cùng kỳ)

- Tổng diện tích ni tơm khoảng 2.300 ha, sản lƣợng đạt 1.856 tấn (tăng 20,4% so với cùng kỳ)

- Tiến hành trồng thử nghiệm 5 loài cây dƣợc liệu (cát sâm, hà thủ ơ đỏ, ba kích tím, kim ngân, địa hồng), với diện tích 1,87 ha.

Tiếp tục củng cố môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp, phát huy cơ chế đối thoại, giải quyết trực tiếp, nhanh chóng, dứt điểm các khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp, hợp tác xã. Toàn huyện có 139 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phịng đại diện đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký 1.042 tỷ đồng, doanh thu năm 2018 ƣớc đạt 396 tỷ đồng.

3.2.2. Xã hội

- Dân cƣ 3:

+ Năm 2009, 44.352 ngƣời. Ngƣời Kinh chiếm 50,2%, Dao 22,6%, Tày 14,6%, Sán Chay 8,1%, Sán Dìu 3,6%... Xƣa ngƣời Hoa đông hàng thứ hai, sau năm 1978 còn lại vài chục ngƣời. Ngƣời các tỉnh đồng bằng đông nhất là nơng dân ngoại thành Hải Phịng ra các xã Hải Lạng, Đông Ngũ, Đông Hải... làm cho cơ cấu dân tộc và sức sản xuất có những thay đổi cơ bản.

+ Năm 2015: 49.000 ngƣời.

+ Năm 2017: 50.300 ngƣời. Mật độ dân số trung bình: 77 ngƣời/km2

3.http://thuviendientu.baoquangninh.com.vn/cac-don-vi-hanh-chinh/201903/gioi-thieu-ve-huyen-tien-yen- 2305242/index.htm

- Các chính sách xã hội đƣợc thực hiện đầy đủ kịp thời, chu đáo, đời sống nhân dân đƣợc đảm bảo, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo, các đối tƣợng bảo trợ xã hội, gia đình có cơng với cách mạng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, số hộ nghèo năm 2018 là 211 hộ (giảm 216 hộ).

- Chất lƣợng giáo dục có nhiều chuyển biết tích cực: trong năm 2017 – 2018 tỉ lệ học sinh khá, giỏi cấp THCS đạt 51,3%, tăng 0,77% so với năm học trƣớc; tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm yếu giảm 0,03% so với năm học trƣớc. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp đạt 100%. Tổng số trƣờng đạt chuẩn quốc gia trong toàn huyện đạt 82,9% (30/35 trƣờng).

- Chất lƣợng y tế, y tế dự phòng đƣợc nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu thăm, khám , điều trị cho nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh, triển khai các đề án, mơ hình và nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ y tế đến cơ sở, tập trung vùng có nguy cơ mất cân bằng giới tính và nguy cơ sinh con thứ ba cao.

- Các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao đƣợc duy trì, phát triển có trọng tâm. Tiếp tục thực hiện phục dựng, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với khai thác cơng trình trọng điểm của huyện.

3.3. Đánh giá, nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới phân bố, diện tích, chất lƣợng và cơng tác quản lý rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu

Hai dịng sơng nội địa là sông Ba Chẽ và sông Tiên Yên với hai lƣu vực lớn từ phía bắc và phía tây đã làm giảm độ mặn của vùng ĐNN đang nghiên cứu so với ngoài bờ đại dƣơng. Đồng thời, chính nguồn nƣớc này vừa đƣa lại cho khu vực ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên một lƣợng phù sa - dinh dƣỡng thƣờng xuyên, vừa có thể gây tác hại trực tiếp đến sinh trƣởng và phát triển của RNM nếu có nguồn ơ nhiễm từ các lƣu vực sơng nói trên.

Với địa thế có đảo Cái Bầu của huyện Vân Đồn che chắn ở phía đơng dẫn đến mối tƣơng tác giữa thủy vực và vùng ĐNN ở huyện Tiên Yên với đại

Nam. Nguồn nƣớc chính đi vào khu vực nghiên cứu là 2 dịng sơng Tiên n và Ba Chẽ cùng với sự ảnh hƣởng của thủy triều. Nhờ đó, đây là một thủy vực khá tĩnh lặng so với các vùng ĐNN khác trên bờ biểnViệt Nam. Chính sự “tĩnh lặng” cơ học và nguồn nƣớc, nguồn dinh dƣỡng, rất tốt cho RNM sinh trƣởng và phát triển, cũng nhƣ sự phát triển đa dạng của hệ thủy sinh vật do thuận lợi cho việc cƣ trú cũng nhƣ việc sinh sản, dễ tạo thế ổn định đối với việc phát triển nguồn lợi thủy sản.

Tiên n có vị trí địa lý và địa thế thuận lợi cho phát triển NTTS (với 2.300ha diện tích NTTS hiện có), nếu khơng đầu tƣ đồng bộ kết cấu hạ tầng cho vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất, xử lý nƣớc nuôi trƣớc khi thải ra môi trƣờng sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng nƣớc từ đó làm suy giảm ĐDSH cũng nhƣ diện tích và chất lƣợng RNM Do huyện có điều kiện thuận lợi cho phát triển NTTS vì vậy chính quyền cần có quy hoạch chi tiết vùng NTTS và quản lý quy hoạch chặt chẽ tránh để ngƣời dân xâm lấn, cũng nhƣ việc chuyển đổi mục đích diện tích có RNM sang ao đầm NTTS.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng rừng ngập mặn tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Diện tích và phân bố RNM theo đơn vị hành chính

Căn cứ vào số liệu theo dõi diễn biến rừng năm 2018 đƣợc Hạt kiểm lâm huyện Tiên Yên cung cấp và các tuyến điều tra đánh giá thực địa thì tổng diện tích RNM của huyện là 3.976,69ha, phân bố dọc 5 xã ven biển (chi tiết xem

Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, Quảng Ninh năm 2018 và Bảng 4.1). Trong đó:

- Xã Đồng Rui có tổng diện tích RNM lớn nhất huyện là 1.823,68ha (trong đó: RNM tự nhiên 1.513,31ha, Rừng trồng ngập mặn 310,37ha), Chiếm 46,4% diện tích RNM của huyện.

- Xã Đơng Hải có tổng diện tích RNM tự nhiên là 1.009,68ha, chiếm 25,7% diện tích RNM của huyện.

- Xã Hải Lạng có tổng diện tích RNM tự nhiên là 568,83ha, chiếm 14,5% diện tích RNM của huyện.

- Xã Tiên Lãng có tổng diện tích RNM tự nhiên là 362,08ha, chiếm 9,2% diện tích RNM của huyện.

- Xã Đơng Ngũ có tổng diện tích RNM tự nhiên là 162,23ha, chiếm 4,1% diện tích RNM của huyện.

Bảng 4.1. Diện tích RNM huyện Tiên Yên phân theo đơn vị hành chính

Đơn vị tính: ha STT Tổng diện tích RNM Rừng ngập mặn tự nhiên Rừng trồng ngập mặn Chiếm tỷ lệ (%) Tổng 3.926,50 3.616,13 310,37 1 Đông Hải 1.009,68 1.009,68 25,7 2 Đông Ngũ 162,23 162,23 4,1 3 Đồng Rui 1.823,68 1.513,31 310,37 46,4 4 Hải Lạng 568,83 568,83 14,5 5 Tiên Lãng 362,08 362,08 9,2

(Nguồn số liệu theo dõi diễn biến rừng của hạt kiểm lâm huyện Tiên Yên năm 2018 và điều tra thực địa)

yếu ở xã Đồng Rui, chiếm 46,4 % diện tích RNM của huyện; xã có diện tích RNM ít nhất là xã Đơng Ngũ, chiếm 4,1% diện tích RNM của huyện

Tồn huyện có 310,37 ha rừng trồng ngập mặn, tồn bộ diện tích rừng trồng ngập mặn trên đƣợc trồng ở xã Đồng Rui. Diện tích rừng trồng ngập mặn chiếm 7,9 % diện tích rừng ngập mặn trên tồn huyện.

4.1.2. Diện tích và phân bố RNM theo mục đích sử dụng rừng

Căn cứ vào số liệu theo dõi diễn biến rừng năm 2018 đƣợc Hạt kiểm lâm huyện Tiên Yên cung cấp thì tổng diện tích RNM trong quy hoạch lâm nghiệp là 3.841,7ha (gồm: diện tích rừng trong quy hoạch phòng hộ là 3.405,39ha, diện tích rừng trong quy hoạch sản xuất là 436,31ha). Diện tích RNM nằm ngoài đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 84,8ha, (chi tiết xem Bảng 4.2). Trong đó:

- Xã Đồng Rui có tổng diện tích RNM lớn nhất huyện là 1.823,68ha, trong đó: Diện tích RNM nằm trong quy hoạch phịng hộ chắn sóng là 1.677,95ha; diện tích rừng nằm trong quy hoạch sản xuất 105,21ha; diện tích rừng nằm ngồi đất quy hoạch lâm nghiệp 40,52 ha.

- Xã Đơng Hải có tổng diện tích RNM là 1.009,68ha, trong đó: Diện tích RNM nằm trong quy hoạch phịng hộ chắn sóng là 809,93ha; diện tích rừng nằm trong quy hoạch sản xuất 168,47ha; diện tích rừng nằm ngoài đất quy hoạch lâm nghiệp 31,28 ha.

- Xã Hải Lạng có tổng diện tích RNM là 568,83ha, trong đó: Diện tích RNM nằm trong quy hoạch phịng hộ chắn sóng là 520,11ha; diện tích rừng nằm trong quy hoạch sản xuất 38,63 ha; diện tích rừng nằm ngồi đất quy hoạch lâm nghiệp 10,09 ha.

- Xã Tiên Lãng có tổng diện tích RNM là 362,08ha, trong đó: Diện tích RNM nằm trong quy hoạch phòng hộ là 331,67ha (327,98 ha phịng hộ chắn sóng và 3,69 ha phịng hộ bảo vệ mơi trừng); diện tích rừng nằm trong quy hoạch sản xuất 27,5 ha; diện tích rừng nằm ngồi đất quy hoạch lâm nghiệp 2,91 ha.

- Xã Đơng Ngũ có tổng diện tích RNM là 162,23 ha, trong đó: Diện tích RNM nằm trong quy hoạch phịng hộ chắn sóng là 65,73 ha; diện tích rừng nằm trong quy hoạch sản xuất 96,5 ha

Bảng 4.2. Diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Yên phân theo mục đích sử dụng rừng Đơn vị tính: ha STT Tổng diện tích RNM Quy hoạch phịng hộ QH Sản xuất Rừng ngồi đất QHLN Tổng Chắn sóng Bảo vệ mơi trƣờng Tổng 3.926,50 3.405,39 3.401,70 3,69 436,31 84,80 1 Đông Hải 1.009,68 809,93 809,93 168,47 31,28 2 Đông Ngũ 162,23 65,73 65,73 96,50 3 Đồng Rui 1.823,68 1.677,95 1.677,95 105,21 40,52 4 Hải Lạng 568,83 520,11 520,11 38,63 10,09 5 Tiên Lãng 362,08 331,67 327,98 3,69 27,50 2,91

(Nguồn số liệu theo dõi diễn biến rừng của hạt kiểm lâm huyện Tiên Yên năm 2018)

4.1.3. Diện tích và phân bố RNM theo chủ thể quản lý

Căn cứ số liệu theo dõi diễn biến rừng năm 2018 đƣợc Hạt kiểm lâm huyện Tiên Yên cung cấp thì tổng diện tích RNM của huyện là 3.926,5ha. Trong đó: diện tích rừng thuộc quản lý của hộ gia đình là 3,99ha (chiếm 0,1%), diện tích rừng do UBND xã quản lý là 2.267,44ha (chiếm 57,7%) và diện tích rừng do BQL rừng phịng hộ quản lý là 1.655,07ha (chiếm 42,2%),

chi tiết xem Bảng 4.3. Trong đó:

- Xã Đồng Rui có tổng diện tích RNM lớn nhất huyện là 1.823,68ha đều do UBND xã quản lý;

hộ gia đình quản lý là 2,08ha; diện tích rừng do UBND xã quản lý là 251,09ha và diện tích rừng do BQL rừng phịng hộ quản lý là 756,51ha.

- Xã Hải Lạng có tổng diện tích RNM là 568,83ha, gồm diện tích rừng do UBND xã quản lý là 44,77ha và diện tích rừng do BQL rừng phòng hộ quản lý là 524,06ha.

- Xã Tiên Lãng có tổng diện tích RNM là 362,08ha, gồm diện tích do hộ gia đình quản lý là 1,91ha; diện tích rừng do UBND xã quản lý là 45,98ha và diện tích rừng do BQL rừng phịng hộ quản lý là 314,19ha.

- Xã Đơng Ngũ có tổng diện tích RNM là 162,23ha, gồm diện tích rừng do UBND xã quản lý là 101,92ha và diện tích rừng do BQL rừng phịng hộ quản lý là 60,31ha.

Bảng 4.3. Diện tích RNM huyện Tiên Yên phân theo chủ thể quản lý

Đơn vị tính: ha STT Tổng diện tích RNM Hộ gia đình UBND BQL rừng phòng hộ Tổng 3.926,50 3,99 2.267,44 1.655,07 Tỷ lệ % 100 0,1 57,7 42,2 1 Đông Hải 1.009,68 2,08 251,09 756,51 2 Đông Ngũ 162,23 101,92 60,31 3 Đồng Rui 1.823,68 1.823,68 4 Hải Lạng 568,83 44,77 524,06 5 Tiên Lãng 362,08 1,91 45,98 314,19

(Nguồn số liệu theo dõi diễn biến rừng của hạt kiểm lâm huyện Tiên Yên năm 2018

4.2. Đặc điểm thành phần loài, cấu trúc quần xã thực vật của

Dựa trên nguồn tƣ liệu bản đồ và khảo sát thực địa đã xác định hiện trạng thảm thực vật chính khu vực ĐNN Tiên Yên bao gồm thảm RNM tự nhiên, thảm thực vật nhân tác. Mỗi thảm thực vật đều có đặc trƣng riêng về tính đa dạng của các quần xã.

4.2.1. Đặc điểm thành phần loài, cấu trúc quần xã thực vật của rừng ngập mặn tự nhiên mặn tự nhiên

Đặc điểm cấu trúc rừng ngập mặn chỉ có 1 tầng tán, khơng có tầng cây bụi, thảm tƣơi và thực vật ngoại tầng nhƣ lớp thảm thực vật trên cạn. Chiều cao trung bình tán rừng rất thấp, thƣờng biến động từ 3- 6m, tán cây nhỏ, phân cành thấp, độ tàn che đạt 0,7 và tạo nên tầng tán liên tục đan xen nhau. Các loài cây tham gia Vẹt dù -Bruguiera gymnorrhiza, Trang - Kandelia candel, Mắm biển - Avicennia marina, Đƣớc vòi - Rhizophora stylosa Griff và

Sú - Aegiceras corniculatum... Tùy vào vị trí, điều kiện lập địa, thực vật phát sinh thì nhóm lồi này hay nhóm lồi kia chiếm ƣu thế. Một số quần xã đặc trƣng của RNM ở khu vực nghiên cứu

- Quần xã thực vật ưu thế Mắm biển

Thƣờng phân bố ở khu vực phía giáp với biển. Đặc điểm của quần xã này cây phân cành nhiều, mật độ cây không cao, thƣờng biến động theo năm, có xu hƣớng di cƣ của các lồi cây ngập mặn khác vào. Trong quần xã này bên cạnh ƣu thế là Mắm biển với tỉ lệ lớn còn xuất hiện rải rác các cá thể của các loài nhƣ Vẹt dù, Đƣớc vòi mới xâm nhập vào ở trạng thái cây con. Diện tích của quần xã này nhỏ và tạo thành các dải nhỏ

- Quần xã thực vật ưu thế là Sú

Phân bố ở khu vực đất lầy thụt và thấp. Cấu trúc không gian kiểu quần xã này khơng cao, trung bình trên dƣới 3 m. Ở phía cửa sơng Ba Chẽ có sự

phân bố của kiểu quần xã này và có điểm chiều cao của lồi lên đến 4 m. Xen lẫn với Sú là các cây ngập mặn khác nhƣ Đƣớc vịi, Trang nhƣng có tỉ lệ cá thể thấp, mọc rải rác. Quần xã này có diện tích nhỏ trong khu vực nghiên cứu

- Quần xã thực vật ưu thế Sú, Trang, Mắm

Phân bố nơi có thể nền lầy thụt dọc theo các rạch, lạch nơi ít nhiều đƣợc bồi lắng, với thành phần ƣu thế chính là Sú với chiều cao trung bình 1,5 - 2,5 m. Trong quần xã này xuất hiện các lồi Trang và Mắm cịn sót lại phía trong có thể nền pha cát cũng nhƣ sự di cƣ mới vào ở phía ngồi lạch nhƣng có tỉ lệ các thể ít hơn. Quần xã này có diện tích nhỏ trong khu vực nghiên cứu

- Quần xã thực vật ưu thế Sú, Trang,Vẹt dù

Phân bố nơi có nhiều lạch nhỏ đem phù sa bồi lắng vào nên có sự lầy thụt đáng kể góp phần tạo nên sự ƣu thế của loài Sú. Kiểu quần xã này có chiều rộng hẹp thƣờng bám theo các lạch và ở các bãi đang bồi phía ngồi các quần xã ƣu thế của Vẹt dù. Chiều cao trung bình của tầng rừng thuộc quần xã này dao động trung bình 2,5 - 4 m. Quần xã này có diện tích nhỏ trong khu vực nghiên cứu

- Quần xã thực vật ưu thế Trang, Vẹt dù, Đước vòi

Xuất hiện và phân bố nơi rất ít bị lầy thụt và thể nền cao hơn các quần xã trên. Khu vực phân bố của quần xã này ở phía giữa Thơn 4 và bãi Lịng Vàng, ngồi ra cịn xuất hiện rải rác ở một số điểm nhƣ phía đầu sông Voi Bé gần cầu Ba Chẽ, gần đê Hà Dong... quần xã này có chiều cao trung bình khoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng ngập mặn tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)