hƣớng bền vững
4.5.1.Thực trạng quản lý RNM
Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là quá trình quản lý tài nguyên ven biển do những ngƣời phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đề xƣớng. Vì vậy ngày càng có nhiều ngƣời sử dụng tài nguyên tham gia vào quản lý nguồn tài nguyên ven biển và trách nhiệm quản lý mang tính chất địa phƣơng.
Vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng hiện nay đang là hƣớng tiếp cận, nghiên cứu đạt hiệu quả cao đối với nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Không nằm ngoài xu thế này, để duy trì công tác bảo vệ và phục hồi RNM trên địa bàn huyện Tiên Yên, việc quản lý, bảo vệ rừng đƣợc chia theo mô hình cộng đồng. Ban quản lý, bảo vệ RNM các xã do chủ tịch UBND xã làm trƣởng ban, các ngành, đoàn thể của xã làm thành viên. Các tổ chức cộng đồng chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác quản lý, bảo vệ RNM bao gồm: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Ban quản lý rừng của xã, Ban quản lý rừng thôn. Ban quản lý rừng của thôn có chức năng tham mƣu cho chính quyền trong nắm bắt tình hình cụ thể và tuyên truyền, vận động, tổ chức điều hành công tác bảo vệ rừng, xử lý các đối tƣợng vi phạm xâm hại tới rừng. Nhiều mức phạt đƣợc đặt ra đối với việc chặt phá rừng, trung bình từ 50.000 - 100.000đ. Nhờ những công tác tuyên truyền tích cực và hình phạt xử lý thỏa đáng, hầu hết ngƣời dân đều hiểu về tầm quan trọng của bảo vệ RNM, nghiêm túc thực hiện theo quy định đã ký kết.
Ban quản lý rừng phòng hộ của huyện ngoài việc thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng đƣợc giao còn tích cực tuyên truyền, tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng bảo vệ nguyên trạng diện tích RNM hiện
có. Phối hợp chặt chẽ với với cộng đồng địa phƣơng trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển RNM
Công tác trồng rừng đã đƣợc các cấp và các tổ chức quan tâm thực hiện từ những năm 2003, đất trồng rừng đƣợc lấy từ các khu đầm bỏ hoang. Về phía cộng đồng dân cƣ đều mong muốn RNM đƣợc khôi phục, cải thiện và họ sẵn sàng tham gia trồng RNM từ đó diện tích RNM đã tăng lên đáng kể
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số thiếu sót cần khắc phục. Vẫn còn hiện tƣợng quan liêu tắc trách từ phía cấp xã, nhiều sai phạm không đƣợc phát hiện xử lý kịp thời, một số ngƣời dân vẫn không nắm rõ nội dung của các chƣơng trình bảo vệ rừng. Bởi vậy, công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng vẫn luôn cần thiết phải đƣợc thực hiện chặt chẽ, sát sao và cần đƣợc đầu tƣ, hỗ trợ kinh phí hơn nữa để nâng cao năng lực quản lý, nhận thức của các bên có liên quan trong công tác quản lý bảo vệ RNM nói riêng và diện tích rừng hiện có trên địa bàn huyện nói chung.