Kết quả xét nghiệm sinh hĩa máu và nước tiểu 6 chĩ bệnh viêm thận cấp

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ HỆ TIẾT NIỆU TRÊN CHÓ (Trang 55)

STT BUN (mg/dl) Creatinine (mg/dl) Tỷ trọng pH niệu Protein niệu (mg/dl) Huyết niệu (mg/dl) Bạch cầu (số bạch cầu/µl) Cặn 1 126,5 3,2 1,020 7 +++ ++ + - 2 371,9 7,0 ≤1,025 5,5 Vết - + Bc,magniesi um phosphat 3 1,030 6,5 +++ + Vết Tb thượng bì 4 10,2 1,1 1,025 5,5 Vết - + Bc, trụ hạt trong 5 1,015 8 +++ +++ ++ - 6 1,020 7 +++ ++ + - Ghi chú: Tb: tế bào Bc: bạch cầu

Viêm thận mãn

Là hệ quả của những đợt viêm cấp tính tái phát nhiều lần bệnh nguyên bên dưới như tắc nghẽn mãn tính, bệnh lý trào ngược. Thương tổn giải phẫu bệnh lý là nhu mơ thận bị phá hủy và được thay thế bởi mơ xơ, sẹo hĩa, co kéo đài bể thận, mất chủ mơ dần dần dẫn đến suy chức năng thận.

Triệu chứng

Ngồi những biểu hiện lâm sàng giống bệnh viêm thận cấp, chúng tơi cịn ghi nhận được triệu chứng suy nhược, bỏ ăn và một vài trường hợp phù tồn thân. Và đặc biệt là tỷ trọng nước tiểu giảm.

Hình 4.2: Hình ảnh siêu âm viêm thận mãn

Trên hình siêu âm, ta nhận thấy đường bờ khơng đều do sự hiện diện những dải xơ sẹo, trong chủ mơ rất tăng hồi âm, cĩ thể thấy những dải xơ này đi từ xoang thận ra đến bao thận do kéo đài thận. Dấu hiệu khác là chủ mơ thận mỏng lại và gia tăng hồi âm. Vùng vỏ và tủy đều tăng hồi âm hiệu quả là khĩ nhận thấy ranh giới vùng vỏ-tủy.

Kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu trên 5 ca bệnh viêm thận mãn.

Bảng 4.8: Kết quả xét nghiệm sinh hĩa máu và nước tiểu 5 chĩ bệnh viêm thận mãn

STT BUN (mg/dl) Creatine (mg/dl) Tỷ trọng pH niệu Protein niệu (mg/dl) Huyết niệu (mg/dl) Bạch cầu (số bạch cầu/µl) Cặn 1 253 2,2 1,005 9 +++ - + Bc 2 319,5 2,9 1,020 6,5 Vết ++ - Thựơng bì, trụ trong 3 10,2 1,1 1,01 5,5 Vết - 70 Bạch cầu, trụ trong 4 187,3 3,7 1,005 7 +++ +++ +++ Hc, bc 5 119,4 3,2 1,015 9 Vết + ++ Thượng bì, hc

Điều trị

Tại Chi cục, chúng tơi nhận thấy chỉ cĩ 1 phương thức điều tri cho cả viêm thận cấp và viêm thận mãn:

- Kháng sinh: Cefotaxime - Kháng viêm: Dexamethasone

- Nếu thú ít đi tiểu thì dùng: Furosemide

- Trợ sức, trợ lưc: Lesthionine C, B-complex, Glucose 30 %

- Nếu thú cĩ biểu hiện suy nhược: Lactat Ringer 5%, Glucose 5 %

- Khuyến cáo chủ nuơi khơng cho thú ăn khẩu phần nhiều đạm, nên cho ăn nhạt (ít muối).

Kết quả điều trị

- Đối với viêm thận cấp, qua theo dõi chúng tơi ghi nhận được 29 ca khỏi bệnh, 3 ca cịn lại thì chết sau vài ngày điều trị.

- Đối với viêm thận mãn, thì chỉ cĩ 12 trong 23 ca khỏi bệnh sau liệu trình điều trị kéo dài hơn 2 tuần, 5 ca bệnh ngày càng suy nhược rồi chết, 6 ca cịn lại khơng được chủ nuơi đưa đến điều trị.

4.1.4.2. Thận ứ nước

Kết quả khảo sát cĩ 12 ca bệnh thận ứ nước chiếm tỷ lệ 14,46 % trong các bệnh lý ở thận.

Về mặt lâm sàng, chĩ bệnh thận ứ nước cĩ các biểu hiện của cơn đau quặn thận hoặc các triệu chứng nhiễm trùng đường niệu như: sốt, tiểu sĩn, đau, nuớc tiểu cĩ máu... hoặc đội khi thầm lặng khơng biểu hiện triệu chứng và được phát hiện một cách tình cờ.

Chẩn đốn phi lâm sàng:

- Siêu âm: qua hình ảnh siêu âm khơng thấy cấu trúc vùng xoang thận, bề dầy nhu mơ hẹp lại phụ thuộc vào mức độ ứ nước ở thận, bể thận giãn rộng, mức độ nặng khơng phân biệt được vùng vỏ và vùng tủy.

Hình 4.3: Hình ảnh thận ứ nước độ 1 do sỏi (mũi tên)

+ Độ 1: giãn ra mức độ nhẹ của đài bể thận đủ làm tách rời phản xạ trung tâm, bề dày của chủ mơ thận chưa bị thay đổi đáng kể.

Hình 4.4: Hình ảnh siêu âm thận ứ nước độ 2

+ Độ 2: giãn tương đối lớn của bể thận lan tràn ra ngoại vi từ phễu đến các tiểu đài, phần phản hồi trung tâm của phản xạ trung tâm giảm tương ứng, bề dày của chủ mơ mỏng đi phần nào, trên mặt cắt vành kích thước của bể thận lớn hơn bề dày của chủ mơ.

+ Độ 3: giãn quá mức của đài bể thận, khơng cịn giữ được hình dạng giải phẫu bình thường của thận: chủ mơ thận mỏng đi rất nhiều thậm chí chỉ cịn dải mơ mỏng; đài bể thận cĩ hình ảnh một cấu trúc dịch dạng nang bên trong cĩ hình ảnh vách hĩa tạo nên từ phần nhu mơ nằm giữa các đài bị teo mỏng, các vách này hướng về bể thận và gián đoạn ở bể thận tạo hình ảnh thơng thương giữa đài và bể thận.

- Xét nghiệm nước tiểu: cĩ hồng cầu, protein niệu. - Xét nghiệm máu: BUN, creatinine tăng.

Kết quả khảo sát trện 5 ca bệnh

Bảng 4.9: Kết quả xét nghiệm sinh hĩa máu và nước tiểu chĩ 5 chĩ bệnh thận ứ nước

Stt BUN (mg/dl) Creatinine (mg/dl) Tỷ trọng pH niệu Protein niệu (mg/dl) Huyết niệu (mg/dl) Bạch cầu (số bạch cầu/µl) Cặn 1 40.4 2,3 1,020 5 Vết - - - 2 64,8 3,4 1,020 6 +++ ++ - - 3 10,2 1,1 1,025 5,5 Vết - 70 bc,trụ hat 4 118.6 3,5 1,020 5,5 +++ - - trụ hạt 5 187,3 4,2 1,025 8 +++ +++ 70 hc,bc,urat Ghi chú: Hc: hồng cầu. Bc: bạch cầu. Điều trị

- Nếu tắc nghẽn do sỏi đường niệu dưới, thú vơ niệu cần can thiêp ngoại khoa: mổ lấy sỏi, thơng tiểu sau đĩ điều trị kháng sinh và hồi sức.

- Nếu do nguyên nhân khác, cần điều trị bảo tồn: phục hồi chức năng thận, giải quyết nguyên nhân ứ tắc đường niệu:

Kháng sinh: Cefotaxime hoặc Baytril 5%. Kháng viêm: Dexamethasone.

Hạ sốt: Anagin.

Thuốc lợi tiểu: Furosemide.

Về mặt kết quả điều trị: đối với những ca thận ứ nước độ 1 (7 ca) kết quả điều trị đạt 100 %, trong đĩ cĩ 1 ca cĩ siêu âm lại sau 10 ngày điều trị thì thấy bể thận khơng cịn nước nữa. Cịn đối với thận ứ nước độ 2 (4 ca) và thận ứ nước tồn phần thì kết quả điều trị khơng cao chỉ cĩ 2 ca khỏi bệnh cịn lại thì chết sau nhiều ngày điều trị.

4.1.4.3. Sỏi thận

Sỏi thận với 10 ca bệnh chiếm tỷ lệ 12,05 %. Trong cả 10 ca bệnh chúng tơi chỉ thấy sỏi nằm ở vùng bể thận đội khi cĩ thể bị ứ nước.

Các triệu chứng lâm sàng mà chúng tơi ghi nhận được trong quá trình thưc tập tại Chi cuc là: bỏ ăn, tiểu khĩ, đau lưng, hơi sưng vùng thận, thú cĩ phản ứng đau khi sờ vào vùng thận.

Hình 4.6: Hình ảnh siêu âm sỏi thận

Siêu âm

Bề mặt phản âm rất mạnh tạo nên độ hồi âm sáng do sự khác biệt độ trở âm của mơi trường vật chất được cấu thành.

Hình ảnh bĩng lưng phía sau viên sỏi được tạo nên cũng do khác biệt về tính chất âm học của thành phần sỏi so với mơi trường xung quanh. .

Điều trị

Tại Chi cục vẫn chưa đủ điều kiện tiến hành can thiệp ngoại khoa trên những ca sỏi thận củ yếu là điều trị nội khoa:

Dùng thuốc lợi tiểu: Furosemide.

Nếu thú sốt (cĩ nhiễm trùng): dùng kháng sinh nhĩm Quinolone thế hệ 3 (Cefotaxime)

Nếu nước tiểu cĩ máu: dùng Transamine.

Ngồi ra, các bác sĩ cũng khuyên chủ nuơi nên cho chĩ uống nhiều nước. Kết quả điều trị 6/10 ca khỏi bệnh.

4.1.4.4. Nang thận

Thương tổn dạng nang thận là loại thương tổn khá thường gặp, thường là được phát hiện khá tình cờ, một vài dạng thương tổn thì gây ra triệu chứng: thương tổn dạng nang cĩ thể do di truyền với những mức độ khác nhau, cĩ thể bất thường về mặt phát triển và cũng cĩ thể là bệnh lý mắc phải.

Tuy nhiện, tại Chi cục, chúng tơi chỉ gặp 4 ca bệnh nang thận trong đĩ 3 ca bệnh thận đa nang và 1 ca bệnh thận loạn sản đa nang

Hình 4.7: Hình ảnh siêu âm thận đa nang

+ Thận đa nang: hình ảnh siêu âm cho thấy cấu trúc giải phẫu siêu âm của hai thận bị thay thế bởi vơ số nang, số lượng và kích thước nang tăng dần theo thời gian làm kích thước thận lớn ra, đường bờ thận trở nên biến dạng do hiện diện những nang nằm ở ngoại vi, khơng cịn nhận biết đâu là xoang thận, đâu là chủ mơ thận.

+ Thận loạn sản đa nang: hình ảnh nhiều cấu trúc nang phân bố rải rác, giữa các nang khơng thơng thương nhau, nang lớn nhất khơng định vị ở giữa, khơng cĩ hình ảnh chủ mơ thận bình thường và như vậy khơng cĩ hình ảnh bể thận hay xoang thận. Điều trị

Thuốc lợi tiểu: Furosemide

Trợ sức, trợ lực: B-complex, Biodyl. Kết quả điều trị: khơng cĩ ca khỏi bệnh

4.1.4.5. Thận xuất huyết

Thận xuất huyết được ghi nhận với 3 ca nhưng hầu như do thú bị chấn thương. Triệu chứng lâm sàng là thú cĩ biểu hiện đau vùng thận khi sờ nắn hay lia đầu dị đến vùng thận.

Hình 4.9: Hình thận xuất huyết

Trên hình siêu âm xuất hiện một vùng hồi âm trống ở chủ mơ thận. Điều trị

Kháng sinh nhĩm Quinolone hay Marbofloxacine Transamine nếu nước tiểu cĩ máu.

Tăng cường trợ sức, trợ lực: B-complex, dịch truyền Kết quả điều trị

Chúng tơi chỉ tiếp nhận điều trị 2 ca, ca cịn lại về quận khác. Trong đĩ 1 ca được đưa đến trong tình trạng nguy kịch, sau khi biết được bệnh trạng chủ nuơi quyết định đem về nhà, ca cịn lại thì chỉ sau 5 ngày điều trị chĩ cĩ biểu hiện hồi phục tốt.

4.2. BỆNH LÝ Ở BÀNG QUANG

4.2.1. Tỷ lệ bệnh lý ở bàng quang theo nhĩm giống

Để khảo sát mối liên hệ giữa các giống chĩ và nguy cơ mắc phải bệnh lý ở bàng quang chúng tơi tạm chia quần thể chĩ khảo sát thành 2 nhĩm giống: giống nội và giống ngoại. Kết quả được trình bày qua bảng sau:

Bảng 4.10: Tỷ lệ bệnh lí ở bàng quang theo nhĩm giống

Nhĩm giống Số ca bệnh Số ca khả sát Tỷ lệ %

Giống nội 48 195 24,62

Giống ngoại 166 520 31,92

Tổng 214 715 29,93

Kết quả cho thấy giống ngoại cĩ tỷ lệ mắc phải bệnh lý ở thận (31,92 %) cao hơn giống nội. Về mặt thống kê thì sự khác biệt này khơng cĩ ý nghĩa (P> 0,05). Kết quả của chúng tơi khơng phù hợp với nhận xét của Nguyễn Đoan Trang (2006), rằng yếu tố nhĩm giống cĩ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc phải bệnh lý ở bàng quang nĩi chung và sỏi bàng quang nĩi riêng. Kết quả này phù hợp với nhận xét của Khương Trần Phúc Nguyên là khả năng mắc bệnh trên hệ tết niệu nĩi chung và bàng quang nĩi riêng của chĩ địa phương và chĩ ngoại nhập là như nhau.

4.2.2.Tỷ lệ bệnh lý ở bàng quang theo giới tính.

Trong quá trình khảo sát, tại Chi cục tiếp nhận được 97 chĩ đực và 115 chĩ cái mắc bệnh ở bàng quang. Kết quả được trinh bày trong bảng:

Bảng 4.11: Tỷ lệ bệnh lí theo giới tính Giới tính Số ca bệnh Số ca khảo sát Tỷ lệ (%) Giới tính Số ca bệnh Số ca khảo sát Tỷ lệ (%) Đực 97 243 39,92 Cái 117 472 24,79 Tổng 214 715 29,93

Theo kết quả trên, ta thấy tỷ lệ chĩ đực mắc phải bệnh lý ở bàng quang (39,92 %) là cao hơn chĩ cái (24,79 %). Và sự khác biệt này rất cĩ ý nghĩa về mặt thống kê

(P< 0,01). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Đoan Trang (2006). Như vậy, yếu tố giới tính cĩ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc phải bệnh lý ở bàng quang.

4.2.3. Tỷ lệ bệnh lý ở bàng quang theo lứa tuổi

Bảng 4.12: Tỷ lệ bệnh lí ở bàng quang theo lứa tuổi

Lứa tuổi Số ca bệnh Số ca khảo sát Tỷ lệ (%)

< 2 tuổi 41 154 26,62

2-5 tuổi 88 270 32,59

6-10 tuổi 60 216 27,78

> 10 tuổi 25 75 33,33

Tổng 214 715 29,93

Qua bảng trên, chúng tơi nhận thấy lứa tuổi mắc phải bệnh lý ở bàng quang cao nhất là trên 10 tuổi (33,33 %), kế tiếp là nhĩm 2-5 tuổi (32,59%), tiếp theo là nhĩm (27,78 %) và thấp nhất là nhĩm dưới 2 tuổi (26,62 %). Như vậy bệnh lý ở bàng quang cĩ thể gặp ở mọi lứa tuổi.

4.2.4. Tỷ lệ các dạng bệnh lý ở bàng quang

Qua khảo sát 297 ca bệnh hệ tiết niệu, chúng tơi ghi nhận được 214 ca bệnh lý ở bàng quang bao gồm các bệnh như: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, cặn bàng quang, huyết khối bàng quang và rách bàng quang.

Bảng 4.13: Tỷ lệ các dạng bệnh lí ở bàng quangBệnh lý ở bàng quang Số ca Bệnh lý ở bàng quang Số ca Tỷ lệ theo bệnh lý ở bàng quang (%) Tỷ lệ theo bệnh lý hệ tiết niệu (%) Tỷ lệ theo được chỉ định siêu âm tổng quát (%) Viêm bàng quang 92 42,99 30,78 12,87 Sỏi bàng quang 62 28,97 20,88 8,67 Cặn bàng quang 47 21,96 15,82 6,57

Huyết khối bàng quang 12 5,60 4,04 1,68

Rách bàng quang 1 0,47 0,34 0,14

4.2.4.1. Viêm bàng quang

Trong các bệnh lý ở bàng quang mà chúng tơi khảo sát tại Trạm, bệnh viêm bàng quang chiếm tỷ lệ cao nhất (42,99 %) với 92 ca bệnh trên 214 ca bệnh lý ở bàng quang.

Triệu chứng thường gặp: sốt, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, tiểu gắt, nước tiểu cĩ mùi khai nồng. Một số trường hợp tiểu khơng kiểm sốt.

Hình 4.10: Hình ảnh siêu âm viêm bàng quang

Trên hình siêu âm, phù nề dày lan tỏa thành bàng quang (mũi tên), hiện tượng dày này cĩ tính chất đồng đều, độ hồi âm giảm, bàng quang giảm khả năng chứa nước tiểu.

Điều trị

Phương thức điều trị mà chúng tơi ghi nhận được tại Trạm như sau: - Kháng sinh: Baytril 5 % hoặc Gentamycine

- Kháng viêm: Dexmethasone. - Hạ sốt: Anagin

- Thuốc lợi tiểu: Furosemide

- Trong trường hợp bàng quang căng đầy nước tiểu mà bí tiểu thì cần can thiệp ngay bằng biện pháp thơng tiểu.

Kết quả điều trị: chúng tơi tiếp nhận điều trị 53 ca thì cĩ 51 ca khỏi bệnh, 2 ca cịn

lại cĩ biểu hiện tiểu khơng kiểm sốt thì khơng trị dứt được triệu chứng này.

4.2.4.2. Sỏi bàng quang

Kết quả khảo sát của chúng tơi cho thấy, sỏi bàng quang là dạng bệnh lý khá phổ biến trong hệ tiết niệu chiếm 20,88 %.

Triệu chứng thường gặp: sốt, lừ đừ, bỏ ăn, tiểu sĩn, tiểu gắt, tiểu đau, tiểu ra máu trường hợp nặng cĩ thể dẫn đến bí tiểu. Nhiều trường hợp, tái lại nhiều lần sau khi phẫu thuật lấy sỏi.

Hình ảnh siêu âm cho thấy nốt trong lịng bàng quang với bề mặt phản âm mạnh kèm dải bĩng lưng phía sau, một đặc điểm quan trong là sỏi thay đổi vị trí khi thay đổi tư thế thú, ngồi ra cịn cĩ dấu hiệu viêm dày thành bàng quang kết hợp.

a. Hình siêu âm sỏi bàng quang b. Hình X-quang sỏi bàng quang

c. Hình phẫ thuật lấy sỏi bàng quang d. hình sỏi bàng quang

Hình 4.11: Sỏi bàng quang

Đây là một ca phẫu thuật lấy sỏi bàng quang trên chĩ cái Nhật, 4 năm tuổi. Biểu hiện lâm sàng trước khi phẫu thuật là: bỏ ăn, tiểu ít, nước tiểu cĩ máu.

Điều trị

Cĩ hai phương thức là điều tri nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tuy nhiện điều trị nội khoa khơng cho kết quả vì sỏi vẫn khơng tan. Cho nên tại Trạm Chẩn Đốn – Xét nghiệm và Điều trị chọn phương thức điều trị ngoại khoa tức là phẫu thuật lấy sỏi. Sau khi pthuật, chĩ được chích hậu phẫu trong 5-7 ngày với

Kháng viêm: Dexamethasone.

Nếu vẫn cịn xuất huyết: Transamine, Vitamin K Trợ sức, trợ lực: B-complex, Biodyl.

Tại Trạm đã tiếp nhận làm phẫu thuật cho 48 ca bệnh và đạt kết quả 100 %. Và chỉ khoảng sau 3 ngày tiêm hậu phẫu, chĩ đã cĩ thể đi tiểu được bình thường. Qua tìm hiểu bệnh sử những chĩ này thì cĩ:

5 ca đã từng làm phẫu thuật 5 lần. 12 ca đã từng làm phẫu thuật 3 lần. 7 ca đã từng làm phẫu thuật 2 lần.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ HỆ TIẾT NIỆU TRÊN CHÓ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)