Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 29 - 34)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá nằm về phía Bắc - Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, có Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua, cách thành phố Thanh Hoá hơn 20 km. Tọa độ địa lý của huyện là 19°57’30” đến 20°10’00” vĩ độ Bắc và 105°45’ đến 105°58’ kinh độ Đông.

- Vể phía bắc: Tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình, có dãy núi đồi Tam Điệp và Khe Rồng còn gọi là sông Long Khê, chạy qua xã Hà Long làm giới hạn, và tiếp giáp với thị xã Bỉm Sơn, có cầu Tống Giang và sông Tống Giang làm giới hạn.

- Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc có sông Lèn (tức sông Nga) làm giới hạn. - Phía Tây giáp huyện Thạch Thành và huyện Vĩnh Lộc cũng có địa giới cụ thể là các dãy đồi và núi.

- Phía Đông giáp huyện Nga Sơn có sông Tuần và sông Hoạt làm giới hạn.

3.1.2. Địa hình

Là vùng tiếp nối giữa trung du và đồng bằng ven biển, huyện Hà Trung có thể chia ra thành hai dạng địa hình cơ bản là vùng bán sơn địa và vùng đồng chiêm trũng. Địa hình nghiêng dần từ tây bắc xuống Đông Nam.

Độ cao của vùng núi thấp Hà Trung thường ít vượt quá 250 m, duy nhất chỉ có núi Ác Sơn (ranh giới của hai xã Hà Lĩnh, Hà Trung và Vĩnh An - Vĩnh Lộc) mới có đỉnh cao nhất là 328 m. Độ dốc địa hình của vùng núi đồi thấp ở đây chỉ dao động trong khoảng 6° - 12° và mức độ chia cắt sâu trung bình là từ 85 - 155 m/km2, còn độ chia cắt dày là từ 0,7 - l km/km2

Dạng địa hình chủ yếu của Hà Trung là bao gồm các đồi, núi thấp xen kẽ với các mảnh bán bình nguyên cổ, giữa chúng là các thung lũng dạng xâm thực, bồi tụ hoặc thung lũng lũ tích. Thành phần đá gốc của núi đồi ở đây khá đa dạng mà phần lớn là đá mafic tuổi Permi, các đá phiến thạch anh, phiến serixit xen thấu kính và lớp mỏng đá vôi tuổi Cambri muộn, rồi đến cát kết, bột kết, phiến sét tuổi Ordovic sớm và một số khối đá vôi riêng biệt tuổi Devon, Carbon - Permi.

3.1.3. Khí hậu

Là vùng tiếp giáp giữa hai nền khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ và bắc khu Bốn cũ và cũng là nơi tiếp giáp với hai vùng khí hậu là đồng bằng ven biển và trung du miền núi, cho nên khí hậu ở huyện Hà Trung ngoài yếu tố chung của khu vực nhiệt đới - gió mùa thì vẫn có những nét khác biệt, đặc thù và phong phú.

Nhìn chung, so với các vùng khí hậu khác trong tỉnh Thanh Hóa thì khí hậu Hà Trung có phần ôn hoà hơn. Vì là huyện ở phía bắc của tỉnh tiếp giáp với Miền Bắc, cho nên về mùa đông thường lạnh hơn từ 1 - 2°C, và về mùa hè giảm hơn từ 1 - 2°C so với các địa phương khác trong tỉnh. Với địa hình đa dạng, Hà Trung được chia thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau, đó là:

a. Tiểu vùng khí hậu đồng bằng

Bao gồm 11 xã (Hà Ngọc, Hà Phong, Thị Trấn, Hà Lâm, Hà Ninh, Hà Bình, Hà Lai, Hà Vân, Hà Bắc, Hà Yên và Hà Dương). Tiểu vùng khí hậu này tương đối ổn định, không nóng và cũng không quá lạnh. Nền nhiệt độ nói chung cao, các đợt gió Tây nam và hạn cũng diễn ra, vể mùa đông có nhiều đợt rét kéo dài.

b. Tiểu vùng khí hậu ven biển

Bao gồm các xã phía đông giáp huyện Nga Sơn như Hà Vinh, Hà Thanh, Hà Châu, Hà Thái, Hà Hải, Hà Phú và Hà Toại. Vùng này có đặc điểm là nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, mùa hè tương đối mát, độ ẩm cao, mưa vừa phải.

c.Tiểu vùng trung du miền núi

Bao gồm các xã ở phía Bắc, Tây - Tây Bắc của huyện - nơi tiếp giáp và nối liền với vùng núi đồi Tam Điệp và núi đồi của hai huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc (như Hà Sơn, Hà Đông, Hà Lĩnh, Hà Tân, Hà Tiến, Hà Giang và Hà Long). Đặc điểm của tiểu vùng khí hậu này được biểu hiện rất rõ đó là nơi có nền nhiệt độ vừa phải, mùa đông tương đối lạnh và khô, mùa hạ nóng nhiều về ban ngày và dịu mát hơn về ban đêm. Lượng mưa ở đây thuộc vào loại trung bình, độ ẩm lớn, gió ít mạnh hơn. Thiên tai chủ yếu cần đề phòng là rét đậm, lũ, sương giá, sương muối, gió bão, giông và mưa lũ đột ngột.

3.1.4. Thủy văn

3.1.4.1. Hệ thống sông ngòi

a. Sông Lèn

Sông Lèn thực chất là một nhánh của hạ lưu sông Mã, bắt đầu từ Ngã Ba Bông rồi chảy qua địa phận xã Hà Ngọc, rồi xã Hà Phong, Hà Lâm, Hà Phú, Hà Toại... và cuối cùng đổ ra cửa Bạch Câu (của vùng biển xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn) với chiều dài là 24,5 km. Đây chính là ranh giới giữa huyện Hà Trung với huyện Hậu Lộc và giữa huyện Hậu Lộc với huyện Nga Sơn. Các số liệu khảo sát của sông Lèn cụ thể là:

-Hệ số uốn khúc: từ 1,68 - 2,0;

-Lòng sông mùa kiệt bình quân từ 100 - 150 m, mùa lũ từ 600 - 700 m, có tác dụng chuyển 1/3 lũ cho khu vực sông Mã;

-Lưu lượng lớn nhất: Qmax = 1.700 m3 pec;

-Liai lượng kiệt: Qmin = 15 - 20 m3pec;

-Mực nước mùa lũ: Hmax = 7,2 m;

-Mực nước mùa kiệt: Hmin =1,8 + 0,24 m;

b. Sông Hoạt

Sông Hoạt mới là sông tự nhiên chính của Hà Trung có diện tích lưu vực (tính đến cầu Chính Đại, cách cửa sông 13 km) là 250 km2. Phần dưới chủ yếu là đê, diện tích lưu vực không đáng kể. Chiều dài từ thượng nguồn đến cửa sông là 55 km, đi qua địa bàn hai huyện Hà Trung và Nga Sơn.

Nằm trong khu vực ít mưa (dưới 1.500 mm), lại chảy qua vùng địa hình lòng chảo đến địa hình đá vôi nên về mùa kiệt, lưu lượng dòng chảy rất nghèo.

Cụ thể:

- Lưu lượng lớn nhất: Qmax = 350 m3pec; - Lưu lượng bé nhất: Qmin = 5,5 m3pec.

c. Sông Tống Giang

Sông có chiều dài 15 km, hệ số uốn khúc là 1,5; mức nước mùa kiệt: 0,6 - 0,9 m; Hmax: 4,2 m; Hbình thường: 0,6 - 3,2 m; Qmax: 570 m3pec; lưu lượng mùa kiệt Qmin: 0,48 - 5,5 m3

pec.

d. Sông Chiếu Bạch

Là nhánh của sông Hoạt, bắt đầu từ Cầu Cừ (phía Hà Dương) chảy theo hướng Nam (men theo trục đường Quốc lộ 1A đi về phía cầu Lèn) qua địa phận các xã Hà Bình, Hà Ninh, Thị Trấn rồi đổ về vùng Chiếu Bạch (xã Hà Lâm) để chảy ra sông Lèn. Chiều dài của sông khoảng gần 10 km.

đ. Sông Báo Văn

Là một chi nhánh của sông Hoạt bắt đầu từ cửa quan Thanh Đớn (tức Ngã Tư Tuần) của xã Hà Thanh rồi chảy về phía nam đến cửa kênh Nga (tức kênh đào từ thế kỷ X) để hợp với sông Lèn ở địa phận xã Hà Toại. Sông này dài 11 km; hệ số uốn khúc 1,46; rộng trung bình từ 20 - 30 m; đáy từ 1,0 - l,5 m.

e. Sông Bồng Khê

Là con sông phát nguyên từ Thạch Thành, qua Đa Bút (Vĩnh Tân), Vĩnh Thịnh để về Hà Lĩnh, Hà Sơn và cuối cùng là đổ ra sông Mã. Chiều dài của sông khoảng 10 km.

3.1.4.2. Hồ chứa nước

Huyện Hà Trung có 14 hồ chức nước nằm rải rác trong địa bàn các xã mà phần lớn là ở vùng bán sơn địa. Tổng diện tích lưu vực là 123 km2. Diện tích mặt nước 60 km2

.

3.1.5. Tài nguyên sinh vật

Huyện Hà Trung có 4.982,26 ha rừng, trong đó có 4.381,63 ha rừng trồng (loài cây chủ yếu là Thông, Keo lai...), sự đa dạng thực vật, động vật rừng chủ yếu phân bố tại KBT loài Sến Tam Quy.

a. Tài nguyên thực vật

KBT loài Sến Tam Quy theo tài liệu cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2003) có chỉnh sửa, bổ sung. Kết quả điều tra bổ sung danh lục thực vật, bước đầu đã xác định được 175 loài, 148 chi và 69 họ của 3 ngành thực vật được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp số lƣợng các loài, chi, họ thực vật Ngành Loài Chi Họ Số loài Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ (%) Số họ Tỷ lệ (%) 1. Quyết thực vật 12 6,86 7 4,73 7 10,14 2. Hạt trần 2 1,14 1 0,68 1 1,45 3. Hạt kín 161 92,00 140 94,59 61 88,41 - 2 lá mầm 128 111 49 - 1 lá mầm 33 29 12

(Nguồn: Số liệu cập nhật TNR năm 2011 và kết quả phúc tra đến tháng 11 2012)

b. Tài nguyên động vật

Theo kết quả thống kê và điều tra khu Hệ động vật KBT loài Sến Tam Quy cho thấy, Lớp thú có 05 bộ, 11 họ, 17 loài;Lớp chim có 11 bộ, 26 họ, 35 loài; lớp bò sát có 03 bộ, 13 họ và 26 loài, được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp số lƣợng các loài, họ, bộ động vật Lớp Bộ Họ Loài Chim 11 26 35 Thú 5 11 17 Bò sát lưỡng cư 3 13 26 Cộng 19 50 78

(Nguồn: Số liệu cập nhật TNR năm 2011 và kết quả phúc tra đến tháng 11 2012)

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)