Mật độ và tổ thàn hở các trạng thái rừng

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 62 - 66)

TT Trạng thái rừng

Mật độ

(cây/ha) Công thức tổ thành

1 RTN nghèo 305 5,75 Sến mật + 1,25 Lim xanh + 3,0 Loài khác

2 RTN phục hồi 320

2,1 Sến mật + 1,23 Lim xanh + 0,99 Thành ngạnh + 0,62 Dẻ + 0,49 Chẹo tía + 0,49 Muồng + 3,09 Loài khác

3 Thông 428 10 Thông

4 Thông + Keo lai 634 5,2 Keo lai + 4,8 Thông

Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài có nhận xét như sau:

Mật độ của các lâm phần dao động trong khoảng từ 305 cây/ha đến 1.010 cây/ha. Các trạng thái rừng trồng có mật độ cao hơn các trạng thái rừng tự nhiên. Trạng thái Rừng tự nhiên nghèo có mật độ cây thấp, với 305 cây/ha. Trong đó có 2 loài chiếm ưu thế, tham gia vào công thức tổ thành gồm: Sến mật và Lim xanh. Với 30% là các loài cây khác không phải là loài ưu thế như: Ngát, Tai chua, Chẹo, Kháo vàng…, có thể thấy trạng thái rừng nghèo mới phục hồi, số cá thể mỗi loài ít nên chưa xuất hiện nhiều loài tham gia vào công thức tổ thành.

Trạng thái Rừng tự nhiên phục hồi có mật độ lớn hơn so với trạng thái Rừng tự nhiên nghèo (320 cây/ha). Trong đó có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành gồm: Sến mật, Lim xanh, Dẻ, Chẹo tía... Chứng tỏ theo thời gian phục hồi, trạng thái rừng này đã có sự xuất hiện phong phú của nhiều loài cây ưu thế, đặc biệt là Sến mật.

- Sinh trưởng tầng cây cao:

Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao có ảnh hưởng tới nguy cơ cháy rừng như độ tàn che, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành và đường kính tán ở các trạng thái rừng được tổng hợp ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng tầng cây cao ở các trạng thái rừng khu vực Hà Trung

Trạng thái rừng Mật độ (cây/ha) Hvn (m) Hdc (m) D1.3 (cm) TC (%)

Keo lai 1010 8.25 4.78 9.39 61.1 RTN nghèo 305 13.25 3.62 16.11 77.9 RTN phục hồi 320 14.30 4.09 19.64 77.5 Thông 428 20.41 8.37 23.54 49.6 Thông + Keo lai 633 17.26 7.42 21.43 60.1

Số liệu trên cho thấy độ tàn che cao nhất ở trạng thái RTN nghèo (77,9%) và rừng RTN phục hồi (77,5%). Trạng thái rừng trồng Thông có độ

tàn che thấp nhất (49,6%). Ở các trạng thái rừng có độ tàn che thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ánh sáng mặt trời chiếu xuống, giúp lượng hơi nước có trong vật liệu cháy bốc thoát nhanh hơn, từ đó sẽ làm tăng khả năng bén lửa của vật liệu so với những trạng thái rừng có độ tàn che cao.

Trong các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao, chiều cao dưới cành là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng. Chiều cao dưới cành càng thấp thì khả năng bén lửa từ bề mặt đất lên tầng cây cao càng lớn, làm tăng khả năng hình thành các đám cháy tán.

b. Đặc điểm của lớp thảm tươi, cây bụi và cây tái sinh

Cây bụi, thảm tươi cùng với cây tái sinh là lớp thực vật chuyển tiếp từ dưới mặt đất đến tán của tầng cây cao. Đây chính là phần làm gia tăng khối lượng của vật liệu dễ cháy, đồng thời làm tăng cường độ của đám cháy. Do vậy, điều tra thành phần, chiều cao và sinh trưởng của lớp thực vật này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ cháy rừng. Kết quả điều tra thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh ở các trạng thái rừng được ghi tại bảng sau:

Bảng 4.9. Tình hình sinh trƣởng của lớp thảm tƣơi, cây bụi, cây tái sinh ở các trạng thái rừng

TT Tr. thái rừng H(m)ttdb Độ CP (%) Sinh trƣởng

(%) Loài cây chủ yếu

T TB X

1 Rừng TN

nghèo kiệt 1.38 42 76 14 10

Sến mật, Lim xanh, Bứa, Ngát, Bông hôi, Sim, Mua, Ràng ràng...

2 Rừng TN

phục hồi 1.72 56 78 4 18

Sến mật, Lim xanh, Ngát, Sim, Mua, Bông hôi, Ràng ràng... 3 Th 1.81 57 62 24 14 Thông, Sim, Mua, Bông hôi,

Ràng ràng...

4 Th + K 0.94 63 60 26 14 Sim, Mua, Ràng ràng, Thông,

Keo lai...

5 K 0.94 65 58 26 16 Ràng ràng, Giáy rừng, Sim, Lấu, Keo lai...

6 Đất trống

có cây 3.12 84 84 12 4

Ràng ràng, Sim, Mua, Mâm xôi, Đắng cẩy, Bông hôi, Thành ngạnh...

Qua kết quả ở bảng 4.9 có thể thấy độ che phủ của lớp thảm tươi, cây bụi và cây tái sinh ở các đối tượng nghiên cứu có sự khác nhau. Trạng thái đất trống có cây, có độ che phủ cây bụi thảm tươi cao nhất (84%), tiếp đến là các trạng thái Keo lai và Hỗn giao Thông và keo lai (63 - 65%).

Nhìn chung cây bụi, thảm tươi ở các trạng thái rừng đều sinh trưởng và phát triển ở mức trung bình, riêng ở trạng thái Đất trống có cây, RTN nghèo và Rừng TN phục hồi có tỷ lệ cây tốt chiếm khá lớn.

Ở các trạng thái rừng trồng, thành phần lớp cây dưới tán rừng khá đồng nhất. Trong đó có nhiều loài dễ bắt cháy như: Sim, Mua, Mâm xôi, Đắng cẩy, Bông hôi…; đặc biệt cây Ràng ràng, vào các tháng 12 đến tháng 3 năm sau, cây Ràng ràng chết khô lá, sau nhiều năm tạo thành lớp thảm khô rất dễ bén lửa và lan tràn đám cháy rừng; còn ở các trạng thái rừng tự nhiên, lại chủ yếu là những loài cây khó cháy như: Sến, Lim xanh, Dẻ… Các trạng thái rừng có thành phần loài cây bụi, thảm tươi dễ cháy càng nhiều, chiều cao thực bì càng cao thì mức độ xảy ra cháy rừng càng lớn, ngược lại các trạng thái có nhiều loài cây khó cháy trong thành phần cây bụi, thảm tươi, chiều cao xuống thấp thì mức độ xảy ra cháy rừng sẽ thấp.

c. Đặc điểm vật liệu cháy trong các trạng thái rừng

Vật liệu cháy trong rừng bao gồm thảm mục, thảm khô, thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh, cây gỗ… Vật liệu là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến sự phát sinh cũng như phát triển của đám cháy rừng [11]. VLC càng nhiều, càng xốp và mức độ chất đống càng cao thì có nguy cơ cháy càng lớn, cường độ đám cháy càng mạnh và mức độ thiệt hại càng nặng nề.

Các sản phẩm hữu cơ xuất hiện trong rừng đều có thể trở thành VLC khi có đủ nguồn nhiệt và ôxy. Liên quan tới đặc điểm vật liệu cháy ở rừng, ngoài thành phần và chiều cao lớp cây bụi, thảm tươi đã phân tích ở phần b (mục 4.2.1.4), đề tài tiến hành nghiên cứu về khối lượng thảm khô (Mtk), khối lượng thảm tươi (M ), độ dày thảm khô (ĐDTK) và độ ẩm vật liệu cháy (Wvlc).

Kết quả điều tra về đặc điểm VLC tại các trạng thái rừng chủ yếu ở khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.10.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)