Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội

3.2.1. Nguồn nhân lực

3.2.1.1. Dân số

Tính đến ngày 03/5/2011, tổng dân số trên địa bàn huyện Hà Trung 125.893 người; Có 2 dân tộc kinh và dân tộc mường.

3.2.1.2. Lao động

Có 72.200 người đang trong độ tuổi lao động (theo số thống kê năm 2008) trong đó có 66.015 người đang làm việc trong các ngành kinh tế.

3.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật

3.2.2.1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

Huyện Hà Trung có 20 km quốc lộ chạy qua: Trong đó có 8,8 km quốc lộ 1A nối từ cầu Tống Giang đến Cầu Lèn và 11,2 km quốc lộ 217 nối từ quốc lộ 1A lên Vĩnh Lộc. Có 27 km tỉnh lộ đã được nhựa hoá. Tuyến 508 nối từ quốc lộ 1A đi Nga Sơn dài 9 km, tuyến 522 nối từ quốc lộ 1A lên chiến khu Ngọc Trạo dài 10 km, tuyến 523 nối từ quốc lộ 1A lên Thạch Thành 8 km. Đường huyện có tổng chiều dài 96 km đã được nhựa hoá 67,8 km còn lại đã được dải đá cấp khối. Đường liên thôn, liên xóm có tổng chiều dài là 182 km trong đó đã nhựa hoá được 64 km và bê tông hoá được 118 km. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Hà Trung còn có đường thuỷ nội địa dài 64 km, dọc sông Lèn

từ ngã Ba Bông xã Hà Sơn đến Chế Thôn Hà Toại dài 20 km, Sông Hoạt từ Hà Tiến đến Tư Tuần Hà Châu và từ Chế Thôn Hà Toại đến Mỹ Quan Hà Vinh có chiều dài 40 km.

3.2.2.2. Hệ thống điện

Huyện hà Trung có tổng số 105 tạm biến áp trong đó có 106 máy công suất 30.000 KVA và có 501,7 km đường dây trong đó loại trung thế 149,7 km và 352 km loại hạ thế.

3.2.2.3. Hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 12,9 tỷ đồng, công suất 2.000 m3/ngày đêm hiện tại phục vụ cho 1.500 hộ dân trên địa bàn thị trấn.

3.2.3. Giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội

Lĩnh vực giáo dục khá phát triển, hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và hội khuyến học được đẩy mạnh, chú trọng các nội dung chuyển giao tiến bộ KHKT, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân. 110/202 khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư hiếu học, trong đó 49 khu dân cư được công nhận khu dân cư hiếu học. Ngay từ đầu mùa cháy rừng hàng năm, công tác chuẩn bị PCCCR đã được phòng giáo dục huyện triển khai tuyên tuyền thông qua học sinh trong các trường học, đây là lực lượng truyền kênh thông tin tích cực, nhạy bén rất hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà quản lý hàng năm chưa tận dụng, phát huy tối đa công tác tuyên truyền trong các trường học.

Hệ thống các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa đã được đầu tư xây mới, nâng cấp ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện (gồm 1 bệnh viện đa khoa, 1 Trung tâm Y tế dự phòng...) thuận lợi cho phục vụ công tác CCR.

Công tác thông tin tuyên truyền có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, chất lượng, nội dung tin bài ngày càng phong phú. Kịp thời đưa tin tuyên truyền phục vụ thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, thuận lợi cho công tác tuyên truyền PCCCR.

Hoạt động văn nghệ có chuyển biến tích cực. Trong năm, đã tổ chức nhiều đợt hội diễn, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. Nhiều xã có phong trào văn nghệ tốt như Hà Tân, Thị trấn, Hà Lĩnh, Hà Ngọc… Nhiều năm, đội văn nghệ quần chúng tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR đạt giải cao toàn tỉnh.

Trình độ dân trí tương đối cao, thôn xóm trong vùng hầu hết được công nhận là làng văn hóa, là lực lượng cần thiết trong công tác tuyên tuyền, truyền đạt thông tin về bảo vệ và PCCCR của huyện.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)