Bản đồ Quản lý lửa rừng huyện Hà Trung

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 76 - 98)

Sử dụng màu sắc phân biệt các nguy cơ cháy như sau: Màu xanh - Nguy cơ cháy thấp; màu vàng - Nguy cơ cháy trung bình; màu tím - Nguy cơ cháy cao; màu đỏ - Nguy cơ cháy rất cao. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các trạng thái rừng tự nhiên nghèo, rừng tự nhiên phục hồi, nguy cơ cháy thấp được biểu thị màu xanh, chiếm diện tích không lớn, nằm phân tán trên địa bàn huyện. Trạng thái rừng tự nhiên nghèo, rừng tự nhiên phục hồi tập trung chủ yếu tại lâm phần KBT loài Sến Tam Quy và nằm ở vùng giáp ranh với huyện Thạch Thành, tại các xã Hà Lĩnh, Hà Long nằm gần dân cư, nhưng thuận lợi độ ẩm cao, thảm tươi cây bụi cơ bản các loài cây thường xanh khó cháy, không có tranh giành lấn chiếm mâu thuẫn về rừng,nên rất ít có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Trạng thái rừng trồng Keo lai nguy cơ cháy trung bình được biểu thị màu vàng, trạng thái Keo lai có diện tích tương đối lớn, phân bố có

mặt hầu hết các xã có rừng. Màu hồng có nguy cơ cháy cao như trạng thái Thông + Keo lai, đất trống có cây. Màu đỏ tươi có nguy cơ cháy rất cao, xuất hiện ở trạng thái rừng Thông nhựa trồng thuần loài, phân bố trên nhiều xã của huyện, gần khu dân cư với độ cao từ 50 - 300 m chủ yếu tại xã Hà Lâm, Hà Đông, Hà Lĩnh.

4.3.3. Giải pháp kinh tế - xã hội

Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân nhận thức tác dụng bảo vệ môi trường sống của rừng; các chủ rừng được hưởng lợi về các loại dịch vụ môi trường rừng.

Có chính sách ưu tiên cho những gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, sống gần liền rừng được nhận đất khoán rừng lâu dài. Đầu tư xây dựng các dự án khuyến nông, khuyến lâm, phát triển lâm sản ngoài gỗ để tạo việc làm, thu hút lao động nông nhàn giảm áp lực vào vùng rừng có nguy cơ cháy. Hướng dẫn các quy trình trồng, chăm sóc và kinh doanh rừng. Mở rộng thị trường lâm sản, tạo điều kiện cho nhân dân tiêu thụ sản phẩm rừng trồng, đầu tư công nghệ khai thác, chế biến lâm sản tiên tiến.

Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ như ưu đãi vốn vay để trồng rừng kết hợp thiết kế, xây dựng công trình PCCCR phù hợp, như lựa chọn loài cây đa tác dụng xây dựng đường băng xanh…

Xây dựng các tổ đội quần chúng phản ứng nhanh chữa cháy rừng, có cơ chế tài chính đãi ngộ phù hợp từ nguồn ngân sách địa phương, nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong phòng cháy chữa cháy rừng.

4.3.4. Đề xuất kế hoạch cho các hoạt động PCCCR huyện Hà Trung

Kết quả nghiên cứu cho thấy mùa cháy rừng của huyện Hà Trung bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 10 hàng năm, cao điểm cháy rừng là vào tháng 1, tháng 2 và tháng 5, tháng 6. Thời gian này, cần tập trung canh gác lửa rừng từ 12 giờ trưa đến 16 giờ chiều. Để thực hiện công tác quản lý lửa rừng đạt hiệu quả cao, không xảy ra cháy rừng trên địa bàn huyện, nếu xảy ra thì cũng giảm thiếu tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra, cần thực hiện

tốt theo yêu cầu “phòng cháy là chính, chữaphải khẩn trương, kịp thời và triệt để”. Muốn vậy, hàng năm trước, trong và sau mùa cháy cần thực hiện 10 hạng mục công việc trọng tâm theo kế hoạch hoạt động như ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Dự kiến kế hoạch hoạt động công tác PCCCR huyện Hà Trung

TT Nội dung T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9

1

Kiện toàn, xây dựng, thành lập BCĐ và các lực lượng PCCCR. 2 Tuyên truyềnPCCCR 3 Chuẩn bị, sẵn sàng phương tiện, dụng cụ PCCCR 4 Tập huấn PCCCR 5 Dự báo lửa rừng 6 Trực PCCCR 7

Kiểm tra, thanh tra các chủ rừng, các xã thực hiện PCCCR

8

Diễn tập PCCCR quy mô cấp huyện và giáp ranh cấp xã huyện Hậu Lộc, Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (3 năm 1 lần), xã (1 năm 1 lần)

9 Họp giao ban trong mùa cháy rừng

10 Họp Tổng kết và triển khai PCCCR.

KẾT LUẬN Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đi đến một số kết luận chính như sau: - Huyện Hà Trung thuộc tỉnh Thanh Hóa, có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 6.565,1 ha (26,93% diện tích tự nhiên). Trong đó, rừng tự nhiên nghèo và rừng tự nhiên phục hồi chỉ chiếm 11,28%, còn lại là rừng trồng (88,72%). Phần lớn rừng trồng hiện đã có trữ lượng với loài cây trồng chủ yếu là: Thông nhựa, Keo lai, Keo lá tràm. Ngoài ra có một số loài cây bản địa: Lát hoa, Lim xanh…;

- Cháy rừng là hiện tượng khá phổ biến ở huyện Hà Trung. Trong vòng 10 năm, từ năm 2008 đến năm 2018 xảy ra 15 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 45,975 ha và ảnh hưởng nhiều mặt đến cuộc sống người dân và sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Cháy rừng xảy ra chủ yếu ở các xã có nhiều diện tích rừng trồng, đặc biệt là rừng Thông nhựa và trạng thái đất trống có cây. Các vụ cháy rừng đều do các hoạt động của con người gây ra. Thời gian trong năm có cháy rừng xảy ra tập trung chủ yếu vào tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 6 với khoảng 86,7% số vụ cháy;

- Công tác PCCCR ở huyện Hà Trung đã được quan tâm nhưng chưa thật toàn diện, điển hình là công tác tuyên truyền, giáo dục, phân vùng trọng điểm cháy rừng và xây dựng các công trình PCCCR chưa căn cứ vào cơ sở khoa học và thực tiễn, chưa xây dựng được Bản đồ quản lý lửa rừng kỹ thuật số, nên rất khó khăn trong việc cập nhật số liệu cũng như chỉ đạo và thực hiện phương án PCCCR trên địa bàn toàn huyện;

- Các nhân tố: vị trí địa lý, điều kiện khí tượng, địa hình, cấu trúc rừng là những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng cháy rừng. Khoảng cách từ khu dân cư đến rừng là nhân tố xã hội ảnh hưởng tới nguy cơ cháy rừng;

- Để xác định nguy cơ cháy cho huyện Hà Trung, đề tài lựa chọn 6 trạng thái rừng đại diện: RTN nghèo, RTN phục hồi, Keo lai, Thông nhựa, Thông nhựa + Keo lai và trạng thái đất trống có cây. Các trạng thái này có sự khác nhau khá rõ về đặc điểm cấu trúc và đặc điểm vật liệu cháy;

- Căn cứ vào một số đặc điểm cấu trúc rừng và đặc điểm vật liệu cháy như: chiều cao dưới cành, chiều cao lớp thảm tươi cây bụi, khối lượng vật liệu cháy, độ ẩm vật liệu cháy, hàm lượng dầu nhựa, số vụ cháy đã xảy ra ở các trạng thái rừng và khoảng cách từ rừng tới khu dân cư, đề tài xây dựng bản đồ phân cấp nguy cơ cháy của các trạng thái rừng từ thấp đến cao như sau: (1) RTN nghèo và Rừng TN phục hồi; (2) Rừng trồng Keo lai; (3) Đất trống có cây và Rừng trồng hỗn loài Thông + Keo lai; (4) Rừng trồng Thông thuần loài;

- Đề tài đã đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa gồm: tổ chức, xây dựng lực lượng PCCCR; khoa học - kỹ thuật; thể chế, chính sách và kinh tế - xã hội;

- Xây dựng bản đồ quản lý lửa rừng của toàn huyện Hà Trung, trên đó thể hiện các thông tin về cấp nguy cơ cháy của các trạng thái rừng, các vùng có nguy cơ cháy cao, các công trình PCCCR, tổ chức lực lượng, thiết kế đường băng trắng, băng xanh... Bản đồ có thể cập nhật các thông tin cần thiết theo từng năm, sẽ góp phần chỉ đạo và thực hiện phương án PCCCR đạt hiệu quả hơn.

Tồn tại

Mặc dù đề tài đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn một số hạn chế sau:

- Đề tài chỉ mới sử dụng 7 nhân tố có ảnh hưởng lớn đến cháy rừng để phân cấp mức độ nguy cơ cho các trạng thái rừng, mà chưa sử dụng được nhiều các yếu tố khác để nâng mức độ chính xác lên cao hơn;

- Thời gian ngắn đề tài chưa đi sâu phân tích hàm lượng dầu, nhựa liên quan đến cháy rừng cũng như đánh giá mức độ cháy thực tế trong các trạng thái rừng;

- Việc đề xuất các loài cây trồng trên băng xanh phòng cháy chủ yếu theo kinh nghiệm mà chưa tiến hành phân tích các chỉ tiêu một cách tỷ mỷ;

- Đề tài chưa có điều kiện kiểm nghiệm tính thực tiễn kết quả nghiên cứu.

Kiến nghị

- Khi xây dựng bản đồ phân cấp mức độ nguy cơ cháy rừng của các trạng thái cần phân tích xác định hàm lượng dầu nhựa, mức độ cháy trong các trạng thái rừng để độ chính xác cao hơn.

- Cần nghiên cứu định lượng các chỉ tiêu để lựa chọn loài cây và phương thức trồng phù hợp khi xây dựng đường băng xanh cản lửa.

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu các trạng thái rừng trên các điều kiện lập địa khác nhau để có kết quả chính xác, áp dụng cho nhiều vùng sinh thái. Cần tiến hành kiểm nghiệm tính thực tiễn kết quả nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Quang Bảo và cộng sự (2014), Nghiên cứu sử dụng công nghệ không gian địa lý (vi n thám, GIS và GPS) trong phát hiện sớm cháy rừng và giám sát tài nguyên rừng, Báo cáo đề tài KH&CN cấp Bộ.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp - Chương phòng và chữa cháy rừng, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Kiểm lâm (2005), Sổ tay kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông - Tiêu chuẩn ngành 04 TCN89-2007, Hà Nội. 5. Bế Minh Châu (2012), Quản lý lửa rừng, Giáo trình trường Đại học Lâm

nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Bế Minh Châu, Vương Văn Quỳnh (2008), Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp dự báo và phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp ngành, Hà Nội.

7. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa (2017), Báo cáo tổng kết công tác Bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2010 - 2017.

8. Chính phủ (2006), Nghị định số 09 ngày 26 01 2006 Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng, Hà Nội.

9. Chính phủ (2012), Quyết định số 07 2012 QĐ-TTg Ban hành một số chính sách tăng cường về bảo vệ rừng, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Hạnh (2010), Nghiên cứu xây dựng các đường băng xanh cản lửa để bảo vệ rừng cho các tỉnh vùng Bắc trung bộ, Báo cáo đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ.

11. Phạm Ngọc Hưng (2001), Thiên tai khô hạn cháy rừng và các giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 12. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (1998), Sinh thái rừng, Giáo trình

trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Tuấn Phương (2011), Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

14. Vương Văn Quỳnh, Trần Thị Tuyết Hằng (1998), Khí tượng thủy văn,

Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Vương Văn Quỳnh (2005), Nghiên cứu các giải pháp phòng chống và

khắc phục hậu quả cháy rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, Hà Nội.

16. Vương Văn Quỳnh và cộng sự (2012), Nghiên cứu các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng cho các trạng thái rừng ở thành phố Hà Nội, Báo cáo kết quả đề tài NCKHCN thành phố Hà Nội.

17. Sameer Karki (2003), Sự tham gia và quản lý của cộng đồng trong công

tác PCCCR ở Đông Nam Á, Xuất bản bởi dự án PCCCR Đông Nam Á.

18. Nguyễn Đình Thành (2009), Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật Lâm sinh phòng cháy rừng trồng tại tỉnh Bình Định, Luận án tiến sỹ, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 20. Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Viết Phổ (1996), “Cháy rừng và biện pháp

phòng chống có hiệu quả”, Tạp chí Lâm nghiệp.

21. Nguyễn Hải Tuất (2009), Ứng dụng một số phương pháp định lượng trong nghiên cứu sinh thái rừng, Bài giảng cho hệ đào tạo Đại học, Cao học Lâm nghiệp, Hà Nội.

22. Nguyễn Hải Tuất, Trần Quang Bảo, Vũ Tiến Thịnh (2011), Ứng dụng một sô phương pháp định lượng trong nghiên cứu sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Uỷ ban nhân dân huyện Hà Trung (2011), Phương án PCCCR năm 2017 huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2007), Quyết định số 482/2007/QĐ- UBND NN, Về việc phê duyệt kết quả rà soát 3 loại rừng, Thanh Hóa. 25. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2015), Bản đồ thành quả kiểm kê rừng

tỉnh Thanh Hóa năm 2015.

26. Website: cuckiemlam.org.vn.

Tiếng Anh

27. Craig Chandler, Phillip Cheney, Philip Thomas, Louis Trabaud, Dave Williams (1983), Fire in Forestry, Volume I and Volume II, US.

28. Laslo Pancel (Ed) (1993), Tropical forestry handbook - Volum 2, Springer - Verlag Berlin Heidelberg.

29.Timo V. Heikkila, Roy Gronqvist, Mike Jurvelius (1993), Handbook on Forest Fire Control, Helsinki.

30. Timo V. Heikkila, Roy Gronqvist, Mike Jurvelius (2007), Wildland Fire Management - Handbook for Trainers, Helsinki.

Phụ biểu 01. Mẫu phiếu phỏng vấn

Mẫu biểu 1.1. Phiếu phỏng vấn ngƣời dân khu vực nghiên cứu

Thôn:……….Xã:... Huyện:... Ngày phỏng vấn:…………... TT Họ tên ngƣời đƣợc phỏng vấn Dân tộc Diện tích rừng QLBV Khoảng cách từ nhà đến rừng Hiểu biết về nguyên nhân CR Số vụ cháy rừng trên địa bàn đƣợc biết Mức độ quan tâm (QT) tới công tác BVR, PCCCR Rất QT QT Không QT

Mẫu biểu 1.2. Phiếu phỏng vấn cán bộ UBND xã

Xã:... Huyện:... Ngày phỏng vấn:………... TT Họ tên ngƣời đƣợc phỏng vấn Chức vụ Đơn vị Hiểu biết về nguyên nhân CR Tham gia BCĐ hoặc lực lƣợng PCCCR Số vụ cháy rừng trên địa bàn đƣợc biết Mức độ quan tâm (QT) tới công tác BVR, PCCCR Rất QT QT Không QT

Ghi chú: Mức độ hiểu biết về nguyên nhân CR được phân 3 mức độ: A (Hiểu biết), B (Hiểu biết không đầy đủ), C (Không biết).

Phụ biểu 02. Mẫu phiếu điều tra trên ô tiêu chuẩn Mẫu biểu 1.3. Điều tra tầng cây cao

Số hiệu OTC:………… Trạng thái:………….. Ngày điều tra:………… Độ dốc:………. Hướng dốc:………….. Người điều tra:………. Độ cao:………..

Vị trí:………….…. Kinh độ:…….…….. Vĩ độ:…….……. Lô:…….. Khoảnh:…….. Tiểu khu:………. Xã:………….

Chủ rừng:... TT Loài cây D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dt (m) Mật độ (cây/ha) Tàn che (%) Ghi chú

Mẫu biểu 1.4. Điều tra cây tái sinh

Số hiệu ô tiêu chuẩn:…….. Ngày điều tra:………

TT Loài cây

H (cm) Nguồn gốc Chất lƣợng Ghi chú < 50 50 - 100 > 100 Chồi Hạt Tốt TB Xấu

Mẫu biểu 1.5. Điều tra sinh trƣởng lớp thảm tƣơi, cây bụi

Số hiệu ô tiêu chuẩn:………… Ngày điều tra:………….

TT Loài cây Tình hình sinh trƣởng

H (m) Che phủ (%) Ghi chú Tốt TB Xấu

Mẫu biểu 1.6. Biểu điều tra vật liệu cháy

Số hiệu OTC:………… Trạng thái rừng:………….

TT ODB

Khối lƣợng vật liệu cháy (g) Bề dày VLC

(cm) Độ ẩm VLC (%)

Ghi chú VLC khô VLC tƣơi dễ

cháy Tổng số Khô tƣơi dễ cháy

TT Ngày Chủ rừng

Tổng DT cháy (ha)

Loại đất rừng Phân theo trạng thái (ha)

Ghi chú ĐD PH SX RTN R trồng không có rừng Năm 2008 1 Hà Long 1/1 3,700 3,700 3,700 Rừng Thông (Dưới tán) cháy lan Năm 2009 2 Hà Đông 2/2 UBND xã 1,150 1,150 1,150 Rừng Thông (Dưới tán) Hái củi đôt

rừng Năm 2010 3 Hà Lâm 04/6 UBND xã 0,32 0,32 0,32 Đất trống có cây, Nương rẫy 4 Hà Lĩnh 08/5 UBND xã 0,04 0,04 0,04 Đất trống có cây, Cháy lan

5 Hà Thái 03/9 Hgđ 1,73 1,73 1,73 Rừng Thông (Đốt tổ ong) Năm 2011 6 Hà Lĩnh 30/1 RĐD BQL 4,180 4,180 4,180 Rừng Thông (Tán) (Đốt lấn chiếm

TT Ngày Chủ rừng

Tổng DT

cháy (ha) ĐD PH SX RTN R trồng không có rừng Ghi chú

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 76 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)