Phân loại rừng Tổng diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích trong quy hoạch Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Ngoài quy hoạch TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 24.381,8 TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP 6.565,1 26,93 6.361,36 525,27 1.323,69 4.512,40 203,74 I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 5.325,01 21,84 5.168,13 513,59 1.209,73 3.444,81 156,88 1. Rừng tự nhiên 600,7 11,28 599,56 286,71 31,97 280,88 1,14 - Rừng nguyên sinh 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 - Rừng thứ sinh 600,70 11,28 599,56 286,71 31,97 280,88 1,14 2. Rừng trồng 4.724,31 88,72 4.568,57 226,88 1.177,76 3.163,93 155,74 - Rừng trồng mới trên đất chưa từng có rừng 3.120,60 66,05 2.968,25 221,82 1.119,36 1.627,07 152,35 - Trồng lại trên đất 1.543,26 32,67 1.540,04 0,00 42,33 1.497,71 3,22
Phân loại rừng Tổng diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích trong quy hoạch Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Ngoài quy hoạch đã từng có rừng - Tái sinh chồi từ
rừng trồng 60,45 1,28 60,28 5,06 16,07 39,15 0,17 - Rừng trồng cao su 76,42 1,65 21,71 0,00 0,67 21,04 54,71 - Rừng trồng cây đặc sản 1,53 1,62 1,53 1,42 0,00 0,11 0,00 II. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO TRỮ LƢỢNG 600,70 0,03 599,56 286,71 31,97 280,88 1,14 1. Rừng giàu 0,00 2,46 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2. Rừng trung bình 28,72 0,00 28,06 28,06 0,00 0,00 0,66 3. Rừng nghèo 251,23 4,78 250,97 250,97 0,00 0,00 0,26 4. Rừng nghèo kiệt 61,82 41,82 61,82 5,22 30,34 26,26 0,00 5. Rừng phục hồi 258,93 10,29 258,71 2,46 1,63 254,62 0,22 III. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN 1.240,09 18,89 1.193,23 11,68 113,96 1.067,59 46,86 1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 430,53 5,09 425,51 0,00 42,69 382,82 5,02 2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 49,93 34,72 49,93 10,94 34,87 4,12 0,00 3. Đất trống không
có cây gỗ tái sinh 671,91 4,03 630,07 0,74 32,92 596,41 41,84
4. Núi đá không cây 79,06 54,18 79,06 0,00 0,00 79,06 0,00
5. Đất có cây nông
nghiệp 0,71 6,38 0,71 0,00 0,00 0,71 0,00
6. Đất khác trong
lâm nghiệp 7,95 0,06 7,95 0,00 3,48 4,47 0,00
Nguồn: Hạt Kiểm lâm Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 2017
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Hà Trung
Từ số liệu ở bảng 4.1 và bản đồ ở hình 4.1 có thể thấy, diện tích đất có rừng thuộc huyện Hà Trung chiếm tỷ trọng không lớn (21,84%) so với tổng diện tích tự nhiên. Trong diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên chỉ chiếm 600,7 ha (11,28%), còn lại là rừng trồng (88,72%). Phần lớn rừng trồng hiện đã có trữ lượng với 4.293,78 ha (90,89%). Hàng năm nguy cơ cháy rừng trồng, đặc biệt là rừng Thông nhựa luôn ở mức báo động. Trong thực tế, rừng trồng Thông nhựa, Keo lai, cây đặc sản và đặc biệt rừng Thông cấp tuổi V đang khai thác nhựa với diện tích 1.340,17 ha luôn được coi là đối tượng được quan tâm trong công tác quản lý lửa rừng hàng năm của huyện Hà Trung.
Hiện nay, diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu thuộc quản lý của một số chủ rừng như: Ban Quản lý KBT loài Sến Tam Quy, Ban QLRPH Thạch Thành, các hộ gia đình và một số UBND xã. Trong đó, rừng do các hộ gia đình quản lý chiếm diện tích lớn nhất với 40,08% và là rừng trồng, tiếp đến là diện tích rừng do UBND các xã quản lý (29,12%). Diện tích rừng do Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý cũng khá lớn với 24,05%.
4.1.2. Đặc điểm phân bố của các trạng thái rừng chủ yếu
Qua điều tra kết hợp với tham khảo tài liệu và bản đồ hiện trạng của khu vực nghiên cứu cho thấy, nhìn chung các trạng thái rừng này phân bố ở vùng núi thấp, độ cao 50 m đến 300 m so với mặt nước biển, với những đặc điểm cơ bản như sau:
-Trạng thái rừng tự nhiên phục hồi:
Theo số liệu lưu trữ của Hạt Kiểm lâm Hà Trung, trạng thái rừng phục hồi còn 258,93 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Hà Long, Hà Lĩnh, Hà Tân. Những diện tích rừng này đang được khoanh nuôi để duy trì diễn thế tự nhiên. Hiện có một số loài cây có giá trị kinh tế như Sến Mật, Lim xanh, Lát hoa, Muồng, Dẻ… có khả năng tái sinh tốt. Do hạn chế tác động của con người nên tầng thảm tươi, cây bụi, dây leo, phát triển khá mạnh, khối lượng vật liệu cháy ở các trạng thái này khá cao.
Hình 4.2b. Trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại khu vực nghiên cứu
- Trạng thái đất trống có cây:
Trạng thái này có diện tích khá lớn với 1.240,09 ha, chiếm 18,89% tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp của huyện, tập trung ở các xã Hà Đông, Hà Sơn, Hà Lĩnh, Hà Long. Chúng thường phân bố xen kẽ với rừng tự nhiên và rừng trồng, chủ yếu xa khu dân cư. Vì vậy, khó quản lý hoạt động ra vào rừng của người dân, đồng thời công tác điều động nhân lực và phương tiện vận chuyển chữa cháy, khi xảy ra cháy cũng rất khó khăn. Phần lớn diện tích này là các trảng cỏ tranh, cỏ lác, lau, ràng ràng… có khối lượng VLC khá cao, do vậy rất dễ bén lửa và khi xảy ra cháy thường có tốc độ lan tràn rất nhanh.
- Rừng trồng:
Tại khu vực huyện Hà Trung, rừng trồng có diện tích 4.724,31 ha, chiếm 88,72% diện tích đất có rừng. Chúng thường phân bố từ độ cao 50 m đến 300 m so với mặt nước biển. Rừng trồng ở đây khá phong phú với nhiều phương thức cũng như loài cây trồng như: Rừng thuần loài như Thông nhựa thường trồng tập trung, ban đầu trồng hỗn loài với Keo lai, đến cấp tuổi III trở đi, thu hoạch cây phù trợ để lại Thông nhựa là cây trồng chính, Keo lai thường trồng diện tích chia thành các lô nhỏ lẻ; rừng hỗn giao Thông + Keo lai, Lim, Sến mật, Lát hoa… Diện tích nhiều nhất là rừng Keo lai với 2.892,2 ha, tiếp đến là rừng Thông nhựa 1.433,46 ha… Hầu hết các lâm phần sau khi trồng ít được chăm sóc, vệ sinh rừng nên thảm tươi, cây bụi phát triển làm khối lượng VLC ở các loại rừng này tương đối cao. Đặc biệt, ở rừng Thông đang khai thác nhựa nhưng chưa vệ sinh rừng, chưa làm đường phân lô, phân khoảnh, vệ sinh xung quanh gốc cây theo quy định. Khi cháy rừng xảy ra, lửa thường bén từ máng nhựa Thông, lan theo thân cây chuyển thành cháy tán. Những trạng thái rừng này phân bố chủ yếu gần khu dân cư, lượng người vào rừng nhiều và thường xuyên.
Hình 4.2e. Trạng thái Keo lai 4 tuổi
Hình 4.2g. Thực bì dƣới tán trạng thái rừng tự nhiên phục hồi
Rừng Thông và Keo lai là đối tượng thường xảy ra cháy nhất ở địa phương trong những năm gần đây, trong đó nguy hiểm nhất là rừng Thông đang thời kỳ khai thác nhựa. Đối với vật liệu cháy là nhựa Thông, cành lá khô nằm tại tán khi bắt cháy thì khả năng khống chế dập lửa là rất khó khăn.
4.1.3. Tình hình cháy rừng và công tác quản lý lửa rừng
4.1.3.1. Số vụ cháy và diện tích rừng bị cháy
Số liệu thống kê về tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện Hà Trung trong 10 năm (2008 - 2018) gần đây được thể hiện ở hình 4.3 (số liệu chi tiết được ghi trong phụ biểu 03):
Hình 4.3. Số vụ và diện tích cháy ở các trạng thái rừng tại huyện Hà Trung (2008 - 2018)
0 10 20 30 40 Thông Thông + Keo Đất trống có cây Diện tích Diện tích (ha) 0 2 4 6 8 10 Thông Thông + Keo Đất trống có cây Số vụ Số vụ
Từ số liệu điều tra và hình 4.3 cho thấy, trong 10 năm gần đây trên địa bàn huyện Hà Trung đã xảy ra 15 vụ cháy, làm thiệt hại 45,975 ha rừng. Tất cả các vụ cháy đều xảy ra ở rừng trồng và trạng thái đất trống có cây bụi và cây tái sinh. Trong đó, rừng Thông thuần bị cháy nhiều nhất cả về số vụ (64,3%) và diện tích thiệt hại (81,2%), tiếp đến là trạng thái đất trống có cây. Đặc biệt trong tháng 6 năm 2011 đã xảy ra vụ cháy rừng gây thiệt hại 10,3 ha Thông đang thời kỳ khai thác nhựa tại xã Hà Lĩnh. Đầu tháng 6 năm 2015 xảy ra cháy tại xã Hà Ninh thiệt hại 9,42 ha Thông cũng đang thời kỳ khai thác nhựa. Trạng thái rừng Thông + Keo lai là ít xảy ra cháy hơn, với 01 vụ cháy (7,1%) và diện tích thiệt hại là 1,3 ha (2,8%).
Cháy rừng xảy ra ở 9/17 xã có nhiều rừng của huyện Hà Trung nhưng phần lớn số vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn các xã như: Hà Lĩnh (04 vụ), Hà Lâm (03 vụ), Hà Đông (02 vụ), Hà Thái (02 vụ), các xã Hà Phú, Hà Ninh, Hà Long, Hà Lai xảy ra 01 vụ. Diện tích rừng thiệt hại lớn nhất lại thuộc xã Hà Lĩnh với 15,04 ha, tiếp theo là xã Hà Lâm với 8,285 ha. Các xã: Hà Đông, Hà Thái, Hà Phú, Hà Ninh, Hà Long, Hà Lai xảy ra cháy ít hơn. Những diện tích rừng bị cháy này chủ yếu là Thông nhựa thuần loài do Ban quản lý KBT loài Sến Tam Quy, UBND xã và các hộ gia đình quản lý và khai thác.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong 15 vụ cháy, loại cháy tán có 4 vụ (26,7%) nhưng gây thiệt hại 21,1 ha (chiếm 45,9% diện tích). Loại cháy này xảy ra mạnh nhất ở rừng Thông thuần loài đang thời kỳ khai thác nhựa. Điều này chứng tỏ, cháy tán ít xảy ra hơn so với cháy dưới tán nhưng có mức độ thiệt hại lớn hơn nhiều.
4.1.3.2. Nguyên nhân gây cháy rừng
Số liệu điều tra về nguyên nhân gây cháy rừng tại khu vực huyện Hà Trung trong 10 năm gần đây được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Nguyên nhân gây cháy rừng ở huyện Hà Trung (2008 - 2018)
TT Nguyên nhân gây cháy rừng Số vụ cháy Tỷ lệ số vụ cháy (%) Diện tích cháy (ha) Tỷ lệ diện tích cháy (%) 1 Đốt tổ ong 1 6,67 1,73 3,76 2 Mâu thuẫn đốt rừng 6 40,00 24,705 53,74 3 Thắp hương 1 6,67 5,10 11,09 4 Hút thuốc 1 6,67 1,9 4,13
5 Đốt sản xuất nương rẫy 1 6,67 0,32 0,70
6 Đốt lấn chiếm trồng rừng 2 13,33 7,33 15,94
7 Hái củi đốt rừng 1 6,67 1,15 2,50
8 Cháy lan 2 13,33 3,74 8,13
Tổng 15 100.0 45,975 100.0
Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy nguyên nhân gây cháy rừng ở khu vực nghiên cứu khá phức tạp nhưng đều do các hoạt động của con người. Trong những nguyên nhân này, đáng lưu ý nhất là việc cố ý đốt rừng do mâu thuẫn cá nhân với 40% số vụ cháy và 53,74% diện tích rừng bị cháy.
Ở khu vực huyện Hà Trung, thời gian xảy ra cháy rừng, chủ yếu vào mùa hè, thời kỳ chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây nam, nắng nóng kéo dài, độ ẩm VLC rất thấp dẫn tới khả năng cháy rừng luôn ở mức cao. Đối với mâu thuẫn cá nhân, các đối tượng có nhận thức kém tìm cơ hội đốt trả thù hủy hoại tài sản hoặc làm ảnh hưởng đến danh dự cá nhân của người khác. Đối với đốt lấn chiếm trồng rừng và do cháy lan chiếm 26,66%. Ngoài ra, thời gian thường xảy ra cháy rừng cũng vào dịp nghỉ hè của học sinh. Hiện tượng trẻ em đi chăn thả trâu, bò trong rừng, đốt tổ ong lấy mật gây ra cháy rừng cũng đã xảy ra với
số vụ cháy chiếm 6,67%. Trường hợp đốt lửa trong rừng xảy ra cháy do sơ ý ngoài ý muốn còn lại chiếm số ít, chỉ có 05 vụ như đốt than, hút thuốc lá, hái củi, thắp hương. Từ số liệu này, có thể thấy công tác tuyên tuyền và quản lý lửa rừng của các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Hà Trung đã thực hiện nhưng chưa thật hiệu quả.
4.1.3.3. Mùa cháy rừng
Mùa cháy rừng là thời gian trong năm thường xảy ra cháy rừng và gây thiệt hại nhiều nhất. Để xác định mùa cháy rừng cho huyện Hà Trung, đề tài căn cứ vào tần suất xuất hiện cháy rừng ở các tháng trong năm. Theo đó tháng nào có số vụ cháy rừng trung bình > 5% tổng số vụ cháy rừng của tháng trong 10 năm (2008 - 2018).
Số liệu về số vụ cháy rừng xảy ra ở các tháng trong 10 năm gần nhất được tổng hợp ở phụ biểu 07,08 và thể hiện ở hình 4.4.
Hình 4.4. Số vụ cháy rừng theo các tháng (2008 - 2018) tại huyện Hà Trung
Kết quả cho thấy, các vụ cháy rừng ở huyện Hà Trung xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10, cao điểm nhất là tháng 1 và tháng 5 có số vụ cháy (tháng 1 chiếm 26,7%, tháng 5 chiếm 26,7% tổng số vụ cháy trong năm), sau đó đến tháng 6 có tỷ lệ 20% và tháng 2 với tỷ lệ 13,3%. Trong tháng 5 và tháng 6, thời tiết ở huyện Hà Trung thường nắng nóng, gió Tây nam thổi mạnh, nhiệt độ tăng cao, độ ẩm không khí và vật liệu cháy xuống thấp nhất trong năm; Tháng 1 và tháng 2 thời tiết huyện Hà Trung khô hanh, độ ẩm không khí và vật liệu cháy xuống thấp, các trạng thái như đất trống có cây, rừng trồng thuần loài Thông, hỗn loài Thông + Keo lai rất dễ cháy. Thời gian từ tháng 3, tháng 4, tháng 11, tháng 12 trong nhiều năm tại khu vực này không xảy ra cháy rừng do thời tiết thường có mưa. Tuy lượng mưa không lớn nhưng hay kéo dài làm độ ẩm không khí và độ ẩm vật liệu ở mức cao, rất khó có khả năng bén lửa.
Từ những nghiên cứu về tình hình cháy rừng ở huyện Hà Trung trong những năm gần đây, đề tài có một số nhận xét như sau:
- Hàng năm cháy rừng vẫn thường xảy ra trên địa bàn huyện với trung bình là 1,5 vụ cháy/năm, thiệt hại 4,6 ha/năm, gây ảnh hưởng nhiều mặt đến cuộc sống người dân và sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương;
- Cháy rừng xảy ra trên địa bàn của 9/17 xã có nhiều diện tích rừng của huyện Hà Trung, gồm: Hà Lĩnh, Hà Lâm, Hà Đông, Hà Thái, Hà Phú, Hà Ninh, Hà Long, Hà Lai. Đây là những xã có diện tích rừng Thông nhựa chiếm nhiều nhất huyện;
- Tất cả các vụ cháy rừng xảy ra tại huyện Hà Trung đều do các hoạt động của con người gây ra. Trong đó, nguyên nhân cố ý đốt rừng do mâu thuẫn cá nhân chiếm nhiều nhất với 40% số vụ cháy, 53,74% diện tích thiệt hại;
- Thời gian trong năm có cháy rừng xảy ra là từ tháng 1 đến tháng 10 nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 6 với 87% số vụ cháy.
4.1.4. Thực trạng công tác quản lý lửa rừng của huyện Hà Trung
4.1.4.1. Tổ chức, chỉ đạo điều hành và triển khai công tác PCCCR
Hàng năm, UBND huyện kiện toàn Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng (BCĐ), với thành phần là các thành viên của UBND và các cơ quan ban, ngành chức năng trên địa bàn huyện, các chủ rừng Nhà bước. Ban đạo do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; có 02 phó ban, trong đó 01 Phó ban thường trực là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và 01 Phó ban là Trưởng phòng NN&PTTNT. Các ủy viên là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chủ chốt đóng trên địa bàn huyện.
Toàn huyện thành lập 20BCĐ cấp huyện, xã và các đơn vị chủ rừng; thành lập Đội cơ động chữa cháy rừng liên ngành (Công an - Quân sự - Kiểm lâm), trung đội dân quân nòng cốt ở các xã; Ký kết hiệp đồng với đơn vị Quân đội đóng quân trên địa bàn như Ban CHQS huyện, điều động lực lượng khi có cháy rừng xẩy ra; hợp đồng 05 định suất canh gác lửa rừng trong mùa cháy rừng trên địa bàn 5 xã có rừng trồng tập trung, nằm trong vùng trọng điểm dễ cháy. Trong mùa cháy rừng các thành viên BCĐ tăng cường kiểm tra công tác PCCCR cơ sở; cán bộ Kiểm lâm địa bàn, chiến sỹ Công an, Quân đội tăng cường bám sát địa bàn tham mưu cho Chủ tịch UBND xã công tác tuần tra và