TT Trạng thái TC (%) CP (%) TK (%) ĐDTK (cm) Mtt (tấn/ha) Mtk (tấn/ha) Wvlc (%) 1 Đất trống có cây 0.0 87.8 81.1 7.3 6.2 2.2 59.7 2 Keo lai 61.1 59.4 83.9 6.5 10.0 4.5 76.8 3 RTN nghèo 77.9 60.5 83.0 12.0 17.7 5.1 91.5 4 RTN phục hồi 77.5 64.8 81.5 11.7 25.0 6.9 95.7 5 Thông 49.6 55.2 81.9 15.7 12.2 8.5 40.2
6 Thông + Keo lai 60.1 79.7 82.8 12.5 7.1 3.2 86.7
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các trạng thái rừng tự nhiên (RTN nghèo; RTN phục hồi) và rừng trồng Thông, Thông + Keo lai đều có khối lượng thảm khô, thảm tươi và tổng lượng VLC lớn. Khối lượng thảm tươi (Mtt) giao động từ 6,2 tấn/ha (Đất trống có cây) đến 25 tấn/ha (Rừng tự nhiên phục hồi); Khối lượng thảm tươi thấp nhất là trạng thái đất trống có cây (6,2 tấn/ha). So với nghiên cứu về vấn đề này ở các địa phương khác của một số tác giả như Vương Văn Quỳnh (2005) tại Vùng U Minh và Tây Nguyên [13] và Nguyễn Tuấn Phương (2011) tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc [11] thì hầu hết các trạng thái rừng ở đây đều có lượng thảm khô, bề dày của lớp thảm khô cũng như tổng lượng VLC ở mức cao.
Trong điều kiện thời tiết bình thường, nếu rừng có nhiều thảm tươi khó cháy thường sẽ có nguy cơ cháy thấp hơn nhưng vào mùa cháy, với sự ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây nam, phần lớn VLC ở khu vực nghiên cứu đều có khả năng cháy cao.
khả năng dập lửa là rất khó. Qua thực tế cho thấy, lửa bắt cháy nhựa Thông bùng cháy theo thân cây táp lên tán lá, cũng là nguyên nhân chính xảy ra các vụ cháy tán trong thời gian qua.
Độ ẩm của vật liệu cháy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bén lửa, điểm cháy và khả năng duy trì ngọn lửa. Độ ẩm trên 30% thì vật liệu ở dạng khó cháy [4], [8]. Sau khi đám cháy phát triển đến một chừng mực nào đó thì vật liệu sẽ được sấy khô nhờ nguồn nhiệt của đám cháy. Do vậy, sự ảnh hưởng của độ ẩm được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn đầu của quá trình phát sinh và phát triển của đám cháy.
Qua kết quả ở bảng 4.9 cũng có thể thấy, độ ẩm VLC trung bình của các trạng thái rừng có sự biến động khá lớn. Thấp nhất ở rừng Thông (40,2%) và đất trống có cây (59,7%), cao nhất ở rừng tự nhiên phục hồi (95,7%), rừng tự nhiên nghèo (91,5%) và rừng hỗn giao Thông + Keo lai (86,7%).
Như vậy, với một số đặc điểm của VLC ở các trạng thái rừng chủ yếu tại khu vực huyện Hà Trung, có thể thấy khá rõ nét sự ảnh hưởng của cấu trúc tầng thứ, tổ thành và độ tàn che của tầng cây cao tới đặc điểm VLC dưới tán rừng, từ đó ảnh hưởng tới nguy cơ cháy. Từ kết quả nghiên cứu này, sơ bộ có thể nhận thấy nguy cơ cháy ở rừng tự nhiên là thấp hơn so với rừng trồng; rừng trồng hỗn giao thấp hơn rừng trồng thuần loài.
4.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới nguy cơ cháy rừng
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy rừng trên địa bàn nghiên cứu là do các hoạt động sử dụng lửa ở trong rừng và bìa rừng của con người như: đốt ong, đốt nương làm rẫy, xử lý thực bì và do thù hằn cá nhân gây ra. Trong khi đó VLC ở các trạng thái rừng có khối lượng lớn và dễ bắt lửa. Vì vậy, nếu có nguồn lửa, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát thành đám cháy. Từ những nguyên nhân trên cho thấy yếu tố xã hội góp phần không nhỏ vào sự
Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến cháy rừng có thể với nhiều chỉ tiêu như: trình độ học vấn, điều kiện sống, tập quán canh tác, khoảng cách từ các khu tập chung dân cư đến các trạng thái rừng. Tuy nhiên, hiện rất khó có thể sử dụng chúng để đánh giá nguy cơ cháy rừng một cách định lượng. Trong đề tài này, tôi chỉ sử dụng chỉ tiêu khoảng cách đến khu dân cư của các trạng thái rừng. Kết quả nghiên cứu về nhân tố này ở khu vực nghiên cứu được biểu diễn qua hình:
Hình 4.6. Khoảng cách từ khu dân cƣ tập trung tới rừng
Qua hình 4.6, có thể nhận thấy rằng, khoảng cách từ khu dân cư tới rừng tỷ lệ nghịch với số vụ cháy xảy ra trên địa bàn các xã, khoảng cách càng gần, càng tăng số vụ cháy rừn xảy ra.
4.3. Đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Hà Trung
Từ thực trạng công tác Quản lý lửa rừng, kết hợp với đặc điểm của các nhân tố đặc trưng có ảnh hưởng tới cháy rừng của huyện Hà Trung, đề tài đề xuất một số giải pháp như sau:
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3
Hà Tân Hà Ninh Hà Lâm Hà Đông
Khoảng cách tới KDC (km) Số vụ cháy
4.3.1. Giải pháp Tổ chức - Thể chế, chính sách
- Hàng năm, trong tháng 11 hoặc 12 năm trước, kịp thời củng cố, kiện toàn BCĐ huyện, các xã có rừng; thành lập tổ, đội cơ động PCCCR trực thuộc các cấp huyện, xã và các chủ rừng có diện tích rừng lớn trên địa bàn huyện; Các thôn gần rừng thành lập tổ, đội xung kích chữa cháy có chuyên môn, nghiệp vụ về Bảo vệ rừng và PCCCR.
- Hàng năm, Ban Thường vụ huyện ủy và UBND huyện cần giao trách nhiệm cho Ban CHQS huyện phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, xây dựng phương án diễn tập PCCCR kết hợp phòng chống cháy nổ tại một số xã trọng điểm và điều động lực lượng dân quân tự vệ cơ động sẵn sàng khi xảy ra cháy rừng.
- Chú trọng việc đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền cũng như tăng cường thời lượng và chất lượng của công tác tuyên truyền về PCCCR, đặc biệt ở những vùng trọng điểm cháy. Phát động thi đua, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về PCCCR để từng người dân sống ở khu vực trong và gần rừng hiểu biết; hàng năm chỉ đạo các thôn tiến hành tổng kết Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn theo Thông tư 70/2007/TT-BNN vào mùa cháy rừng, các thôn, xóm gần liền rừng phải lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các hội nghị. Nội dung tuyên tuyền phải cụ thể hóa tầm quan trọng của rừng gắn với đời sống kinh tế, xã hội, môi trường - sức khỏe của người dân... Từ đó người dân nhận thức tác hại của cháy rừng gây ra, tự giác PCCCR.
- Trong công tác tập huấn, diễn tập về PCCCR, cần quan tâm đúng người tham gia, như nhất thiết phải có mặt người chỉ huy chữa cháy theo điều 37 Luật Phòng cháy chữa cháy (quy định người đứng đầu Chủ rừng là tổ chức, Xóm trưởng, Chủ tịch UBND xã; tham gia chỉ huy là người đứng đầu đơn vị Kiểm lâm). Trong tập huấn, diễn tập PCCCR chủ yếu lựa chọn các xã thuộc Vùng 1, Vùng 2 để tổ chức.
- Tăng cường xây dựng và thực thi văn bản quy phạm pháp luật về PCCCR. - Để ngăn chặn mâu thuẫn về tranh chấp rừng, cần khẩn trương rà soát, cắm mốc từng lô, thửa rừng và đất lâm nghiệp đã giao khoán theo Nghị định 02, Nghị định 168, trên hồ sơ và thực địa phải minh bạch, rõ ràng cho từng chủ rừng. Tăng cường các cơ chế chính sách để chính quyền huyện và các xã có rừng sớm phát huy vai trò quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý kiên quyết các đối tượng xung đột mâu thuẫn dẫn đến đốt rừng trả thù và các chủ rừng không thực hiện đúng các quy định về phòng cháy chữa cháy, bằng các hình thức xử lý hành chính cũng như xử lý hình sự để răn đe, ngăn chặn những đối tượng vi phạm PCCCR.
- Khẩn trương tổ chức giao rừng gắn liền với giao đất tất cả diện tích đất rừng đang tạm giao cho UBND xã trên địa bàn huyện Hà Trung cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, để rừng có chủ thực thực sự, nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR.
- Gắn liền trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành liên quan thông qua chế tài xử lý vi phạm. Căn cứ theo Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [7], rừng trên địa bàn của xã nào thì xã đó phải có trách nhiệm quản lý chống đốt phá. Những xã, đơn vị nào làm tích cực đem lại kết quả tốt, không để xảy ra cháy rừng được biểu dương, khen thưởng kịp thời; nếu thiếu ý thức trách nhiệm, thiếu kiểm tra đôn đốc, để xảy ra cháy rừng, gây thiệt hại lớn thì phải chịu hình thức xử lý tương xứng như hạ bậc thi đua của cấp uỷ, chính quyền, các ngành và đoàn thể đồng thời kỷ luật người đứng đầu bằng các hình thức từ khiển trách đến cách chức. Đồng thời, xử lý vi phạm các hành vi liên quan đến công tác PCCCR thật sự nghiêm minh theo pháp luật và công khai hình thức xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần nâng cao tính răn đe, giáo dục đối với các tổ chức, cá nhân có lien quan trong công tác PCCCR.
4.3.2. Giải pháp Kỹ thuật
4.3.2.1. Quản lý vật liệu cháy
a. Điều chỉnh cấu trúc tổ thành loài cây
Để các trạng thái rừng RTN nghèo, RTN phục hồi phát triển bền vững, đồng thời nâng cao khả năng chống chịu lửa, có thể áp dụng biện pháp xúc tiến tái sinh những loài cây có khả năng chống chịu lửa và có giá trị kinh tế như Sến mật, Lim xanh..., tạo không gian dinh dưỡng tốt để chúng sinh trưởng và phát triển, vươn lên chiếm tỷ lệ tổ thành cao hơn.
Trạng thái đất trống có câynơi có mật độ cây tái sinh nhiều, cần thực hiện biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ rừng hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên. Còn những nơi có mật độ cây tái sinh thấp (dưới 500 cây/ha) tiến hành trồng rừng với những loài cây phù hợp đáp ứng được các tiêu chuẩn về phòng cháy và kinh tế như Sến mật, Keo lai, Sao đen, Lát hoa và Lim xanh...
Rừng trồng Thông nhựa tại những khu rừng trồng liền vùng, liền giải nên việc xây dựng các băng xanh và băng trắng cản lửa là rất cần thiết tại khu vực rừng Thông thuần loài và rừng hỗn giao Thông + Keo lai các xã Hà Đông, Hà Lâm, Hà Ninh, Hà Tân, Hà Lĩnh. Tuy nhiên, nhiều vùng có địa hình khá phức tạp, trong khi đó kinh phí đầu tư vào lĩnh vực này còn nhiều hạn chế nên cần tận dụng các đường mòn, trục đường điện cao thế ở trong rừng, tận dụng tu bổ, tu sửa để sử dụng làm đường băng cản lửa phục vụ cho công tác PCCCR.
Để tận dụng không gian, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, nhất thiết trồng hỗn giao với các loài cây bản địa: Sến mật, Dẻ, Lim xanh... Những loài cây này hiện phân bố tự nhiên khá nhiều trên địa bàn huyện Hà Trung.
Ngoài ra những nơi có độ dốc thấp, trồng rừng cần kết hợp trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày, nhằm hạn chế sự phát triển và có tác dụng đào thải thảm thực bì dễ cháy, mô hình trồng kết hợp với cây: Dứa, Sắn…, để tận dụng đất trống trong những năm đầu khi rừng chưa khép tán, khi chăm sóc, xới đất
cho thu nhập kinh tế bước đầu, chiến lược lấy ngắn nuôi dài. Cần triển khai, nhân rộng mô hình này ở những nơi có điều kiện lập địa thích hợp trên địa bàn toàn huyện.
b. Làm giảm VLC trong quá trình phát triển, sử dụng rừng
Trong quá trình phát triển, sử dụng rừng, phải tiến hành phát dọn thực bì, cắt cử người canh gác lửa không để cháy lan. Khi rừng trồng bắt đầu khép tán, cần phải tỉa cành, tỉa thưa, phát dọn vệ sinh rừng dưới tán rừng. Riêng với rừng Thông khai thác nhựa, cần nghiên cứu, áp dụng biện pháp đốt trước VLC dưới tán trước mùa cháy rừng hàng năm theo đúng quy phạm kỹ thuật [2], [3].
Đối với những khu rừng dễ cháy như rừng trồng Thông thuần loài, Thông + Keo lai, trạng thái đất trống có cây và các trạng thái khác có VLC tích lũy dày, cần tỉa cành, thu dọn cành khô, lá rụng, làm giảm VLC dưới tán, đồng thời hạ thấp chiều cao vật liệu dưới tán rừng. Nếu có cháy rừng xảy ra thì không để từ cháy mặt đất chuyển lên cháy tán, thực hiện các biện pháp phát dọn vệ sinh rừng, giảm chiều cao cây bụi, thảm tươi đồng thời tỉa cành chăm sóc rừng trồng, nâng chiều cao dưới cành tầng cây cao hợp lý. Bên cạnh đó, cần chú ý duy trì được lớp thảm tươi, để chống xói mòn đất, bảo vệ thiên địch Sâu róm thông...
Đối với trạng thái Thông nhựa, các cơ quan chuyên môn theo dõi chặt chẽ quá trình khai thác sử dụng của từng lô trạng thái, hướng dẫn lập hồ sơ khai thác tận dụng, tỉa thưa và đốc thúc, kiểm tra công tác vệ sinh rừng trước mùa cháy rừng.
4.3.2.2. Dự báo cháy rừng
Trang thiết bị phục vụ cho dự báo, cảnh báo NCCR tại huyện Hà Trung chưa được đầu tư đầy đủ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, công tác này cần chú trọng tới việc nhận thông tin dự báo từ phần mềm Cảnh báo NCCR của Cục Kiểm lâm [26] và sau đó chuyển tải thông tin tới BCĐ các xã thực hiện theo quy định hiện hành [6].
4.3.2.3. Xây dựng công trình phòng cháy a. Xây dựng đường băng cản lửa
Xây dựng hệ thống đường băng cản lửa để ngăn chặn hoặc hạn chế sự lan tràn của đám cháy rừng là biện pháp thường được sử dụng ở nhiều địa phương trên cả nước [2], [3]. Từ thực trạng tình hình cháy rừng và điều kiện kinh tế của các chủ rừng ở huyện Hà Trung, đề tài đề xuất xây dựng đường băng cản lửa cho các khu rừng Thông nhựa, cụ thể như sau:
Xây dựng đường băng trắng kết hợp trồng băng xanh tận dụng đất, hạn chế xói mòn. Đề tài đề xuất xây dựng 16 tuyến, với chiều dài 22,194 km và diện tích 33,291 ha tại 9 xã. Trong đó, phần băng trắng 03 tuyến, dài 3,397 km, diện tích 9,06 ha; phần băng xanh 13 tuyến, chiều dài 16,154 km, diện tích 24,231 ha (Chi tiết tại phụ biểu 09).
Quy cách bố trí:
+ Băng trắng: Tại 2 xã Hà Ninh và Hà Đông tập trung nhiều diện tích rừng Thông thuần loài xây dựng băng trắng với chiều dài 3,397 km, chiều rộng băng 15 m;
+ Băng xanh: Tại các xã Hà Lâm, Hà Tân, Hà Phú, Hà Đông, Hà Sơn, Hà Lĩnh, Hà Tiến xây dựng 13 tuyến, dài 16,154 km, rộng 15 m, nối liền với băng trắng. Bố trí trồng thành dải 5 hàng cây trồng so le, các loài cây trồng gồm Lim xanh, Tai chua, Kháo lá to.
Giải pháp về vốn thi công đường băng: diện tích thuộc Ban quản lý RĐD rừng Sến Tam Quy và các xã có nguồn thu từ khai thác nhựa diện tích đang quản lý sử dụng, sau khi hạch toán cân đối Nhà nước có hỗ trợ kinh phí; các xã không có nguồn thu từ rừng, được Nhà nước cấp kinh phí; các Chủ rừng khác tự túc công trồng cây xanh trên lâm phần đang quản lý sử dụng, Nhà nước chỉ hỗ trợ về giống cây trồng và phương tiện thi công.
Nguyên tắc thiết kế: Cơ bản vuông góc với hướng gió hại chính Tây - Nam. Được bố trí trên các đường Tiểu khu, đường khoảnh, đường ranh giới xã trên dông đồi núi. Các đường băng phân chia các khu rừng thành các lô với diện tích từ 30 - 50 ha, được khép kín cả khu vực và nối liền với các trục giao thông và cơ bản đi qua khu vực có hồ chứa nước. Đường băng có tác dụng ngăn cháy lan, đường băng trắng có đường đi vào đến nơi thuận lợi cho công tác PCCCR, vận chuyển nước CCR, tuần tra BVR, vận xuất lâm sản. Đường băng xanh chọn cây trồng có tác dụng chống chịu lửa rừng có lá dày, mọng nước, thường xanh ít thay lánhư Lim xanh, Tai chua, Kháo lá to.
b. Xây dựng Chòi canh lửa
Hiện tại, toàn huyện có 02 chòi canh lửa tạm thời tại xã Hà Đông và xã