Thống kê diện tích, độ che phủ các xã

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 54 - 62)

TT Xã, thị trấn Tổng diện tích có rừng

Diện tích trong quy hoạch 3

loại rừng Diện tích tự nhiên Độ che phủ rừng (%) Tổng

Chia theo nguồn gốc Rừng tự nhiên Rừng trồng 1 TT Hà Trung 8,7 7,8 0,0 7,8 203,5 4,29 2 Xã Hà Bắc 0,0 0,0 0,0 0,0 815,5 0,00 3 Xã Hà Bình 259,1 259,1 0,0 259,1 918,6 28,20 4 Xã Hà Châu 13,4 13,1 0,0 13,1 646,9 2,07 5 Xã Hà Dương 0,2 0,2 0,0 0,2 489,1 0,04 6 Xã Hà Đông 518,7 483,3 4,3 479,1 1.003,5 51,68 7 Xã Hà Giang 18,6 18,6 0,0 18,6 886,7 2,10 8 Xã Hà Hải 0,0 0,0 0,0 0,0 502,5 0,00 9 Xã Hà Lai 169,8 169,8 0,0 169,8 687,3 24,70 10 Xã Hà Lâm 165,7 165,7 0,0 165,7 631,7 26,23 12 Xã Hà Lĩnh 1.009,0 1.008,6 154,1 854,4 2.407,7 41,91 12 Xã Hà Long 995,4 936,3 312,7 623,6 4.843,0 20,55 13 Xã Hà Ninh 187,3 185,5 0,0 185,5 650,5 28,78 14 Xã Hà Ngọc 11,9 11,9 0,0 11,9 411,7 2,89 15 Xã Hà Phong 0,0 0,0 0,0 0,0 308,4 0,00 16 Xã Hà Phú 50,2 47,5 0,0 47,5 309,2 16,24 17 Xã Hà Sơn 548,6 523,5 0,0 523,5 1.398,5 39,23 18 Xã Hà Tân 470,9 458,3 128,5 329,8 1.312,0 35,89 19 Xã Hà Tiến 554,3 553,0 0,0 553,0 1.817,2 30,50 20 Xã Hà Toại 0,0 0,0 0,0 0,0 293,5 0,00 21 Xã Hà Thái 185,5 174,7 0,0 174,7 600,2 30,91 22 Xã Hà Thanh 22,2 22,2 0,0 22,2 499,2 4,45 23 Xã Hà Vân 18,4 18,4 0,0 18,4 680,3 2,70 24 Xã Hà Vinh 90,0 83,8 0,0 83,8 1.719,7 5,23 25 Xã Hà Yên 0,0 0,0 0,0 0,0 345,2 0,00

Căn cứ về điều kiện địa hình và trạng thái rừng, huyện Hà Trung phân ra bốn vùng trọng điểm cháy như sau:

- Vùng 1: Vùng rừng trồng phân tán, rừng trạng thái RTN nghèo, RTN phục hồi, gồm 7 xã: Hà Tiến (554,3 ha), Hà Vinh (90 ha), Hà Phú (50,2 ha), Hà Giang (18,6 ha), Hà Châu (13,4 ha), Hà Vân (18,4), Hà Thanh (22,2 ha). Vùng này có đặc điểm là vùng rừng rừng trồng phân tán; có nhiều điểm giáp ranh với các xã nên khó kiểm soát những hoạt động của người dân ở trong rừng và ven rừng;

- Vùng 2: Vùng rừng trạng thái RTN nghèo, RTN phục hồi xen kẽ với rừng trồng Thông, Keo lai, có diện tích 2.177,2 ha, trên địa bàn quản lý của các xã: Hà Long (936,3 ha), Hà Sơn (523,5 ha), Hà Tân (458,3 ha), Hà Bình (259,1 ha). Đặc điểm chung của vùng này là trạng thái RTN nghèo, RTN phục hồi và rừng trồng diện tích lớn, tuy nhiên phân bố rải rác. Do khu vực có nhiều diện tích tiếp giáp với huyện Thạch Thành, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá nên khó kiểm soát và rất khó khăn trong công tác chữa cháy nếu cháy rừng xảy ra;

- Vùng 3: Chủ yếu là rừng trồng tại 3 xã, có tổng diện tích 529,9 ha, thuộc địa bàn xã Hà Lai (169,8 ha), Hà Thái (185,5 ha), Hà Ninh (174,7 ha). Đây là vùng rừng trồng gần các khu dân cư, khả năng xuất hiện nguồn lửa trong rừng cao, công tác quản lý người vào rừng gặp khó khăn;

- Vùng 4: Chủ yếu là rừng trồng tại các xã, có tổng diện tích 1.499,2 ha: Hà Lâm (165,7), Hà Đông (479,1), Hà Lĩnh (854,4). Vùng rừng này có khoảng 515 ha rừng Thông đang trong thời kỳ khai thác nhựa. Khu vực có giao thông đi lại khó khăn. Trên địa bàn đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng trong 10 năm trở lại đây, nguyên nhân do mâu thuẫn, đốt phá hoại nên nguy cơ xảy ra cháy rất cao và công tác chữa cháy rừng gặp nhiều khó khăn.

4.1.4.6. Đánh giá chung về công tác quản lý lửa rừng a. Một số ưu điểm nổi bật

Hàng năm, vào đầu mùa cháy rừng, Ban Thường vụ huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo kiểm tra, phê duyệt hồ sơ, phương án PCCCR và chỉ đạo triển khai công tác PCCCR. Các đơn vị, cơ quan tổ chức trong huyện đã chú trọng nhiêm vụ PCCCR; đã ký kết phối hợp PCCCR; các xã có nhiều rừng cơ bản đã xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án BVR&PCCCR.

Đã đầu tư xây dựng được một số công trình PCCCR như Bảng dự báo cấp cháy rừng, Biển cấm lửa…, mua sắm được một số dụng cụ, trang thiết bị PCCCR. Đã tập huấn, tuyên truyền, ký cam kết PCCCR và phân vùng trọng điểm cháy rừng.

b. Một số hạn chế

Công tác PCCCR trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, tiến bộ rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, thiếu sót như sau:

- Một số xã thường xuyên xảy ra cháy rừng, nhưng công tác tuyên truyền chưa thực hiện tốt. Công tác thi đua khen thưởng chưa nêu gương kịp thời, thành tích của các tổ chức và cá nhân điển hình tham gia PCCCR;

- Tuy đã phân được 04 vùng trọng điểm cháy trên địa bàn huyện nhưng việc phân vùng này chỉ mang tính hình thức. Thực tế cho thấy một số trạng thái như RTN nghèo, RTN phục hồi và Keo lai chưa xảy ra cháy rừng trên địa bàn trong thời gian nghiên cứu nhưng vẫn đưa vào phân vùng trọng điểm, trong khi đó trạng thái Thông, Thông + Keo lai và đất trống có cây thường xảy ra cháy ở một số khu vực nhưng lại không thuộc vùng trọng điểm cháy. Đặc biệt, chưa xây dựng được Bản đồ quản lý lửa rừng kỹ thuật số, nên rất khó khăn trong việc cập nhật số liệu cũng như chỉ đạo và thực hiện phương án PCCCR trên địa bàn toàn huyện;

- Toàn huyện bố trí cán bộ lâm nghiệp cho 17 xã có diện tích rừng nhiều của huyện, nhưng trong mùa cháy rừng UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ cấp kinh phí cho 05 định suất hợp đồng canh gác lửa, việc bố trí chưa hợp lý cho các xã có vùng trọng điểm cháy;

- Một số công trình PCCCR chưa đảm bảo, các vùng rừng trồng tập trung dễ cháy chưa được xây dựng đường băng cản lửa hoặc một số nơi có xây dựng nhưng đường băng cản lửa chưa hợp lý. Một số vùng rừng có hồ nước tự nhiên nhưng chưa xây dựng đường giao thông, cũng như đường băng trắng để có thể huy động các phương tiện vận chuyển nước tham gia chữa cháy. Trên địa bàn huyện hiện chưa có chòi canh gác lửa kiên cố. Chòi canh lửa tạm thời chỉ có 02 cái là quá ít và xây dựng chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đã hư hỏng; dụng cụ phương tiện chữa cháy còn thiếu, một số dụng cụ mua sắm chưa hợp lý...;

- Kinh nghiệm chỉ huy và kỹ thuật chữa cháy rừng cho BCĐ các cấp, trưởng thôn, chủ rừng, các lực lượng chữa cháy rừng còn hạn chế, đặc biệt khi xảy ra cháy lớn...

c. Nguyên nhân các hạn chế trong công tác PCCCR của huyện Hà Trung - Nguyên nhân khách quan:

Nhiều khu rừng có lớp thảm tươi, cây bụi và cây tái sinh phát triển mạnh, lượng cành khô, lá rụng tích lũy dưới tán nhiều; Rừng Thông có dầu nhựa, khi cháy dễ chuyển thành cháy tán, nhiệt lượng cháy cao, gây khó khăn đối với hoạt động chữa cháy trực tiếp; Phần lớn diện tích rừng dễ cháy thường phân bố trên địa hình chia cắt mạnh, khó khăn cho việc thực hiện công tác PCCCR.

Thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, VLC rất dễ bắt lửa, cùng thời gian các em học sinh nghỉ hè. Nhiều em đã có những hoạt động phụ giúp gia đình ở trong rừng và ven rừng. Việc sử dụng lửa thiếu cẩn trọng cũng dễ gây cháy rừng.

Vùng rừng giáp ranh giữa các huyện có hiện tượng xâm lấn đất rừng có tính lịch sử. Từ mâu thuẫn cá nhân đã dẫn đến hành động cố ý đốt rừng.

- Nguyên nhân chủ quan:

Tại huyện Hà Trung, rừng phân bố dàn trải trên địa bàn thuộc 17/25 xã nhưng BCĐ huyện chưa đưa ra được giải pháp khoa học xác định nguy cơ cháy rừng của từng trạng thái để bố trí định suất hợp đồng canh gác lửa rừng vào mùa cháy một cách hợp lý và đúng trọng điểm.

Một số địa phương và chủ rừng còn xem nhẹ công tác PCCCR, chưa đề ra được kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm.

Đời sống người dân còn nhiều khó khăn và đặc biệt đang còn tiềm ẩn mâu thuẫn về lợi ích từ rừng và đất lâm nghiệp trong một số ít bộ phận người dân địa phương; một số chủ rừng khi khai thác nhựa Thông không thực hiện theo quy định về yêu cầu kỹ thuật; việc đốt tổ ong, thắp hương, đốt nương rẫy, phát dọn thực bì tùy tiện dẫn đến cháy rừng.

Nguồn vốn đầu tư cho công tác PCCCR đang hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; các công trình PCCCR chưa đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; chưa xác định được vùng trọng điểm cháy rừng. Vì vậy, trong thời gian dài vừa qua đã tập trung đầu tư không đúng vùng trọng điểm cháy rừng.

Công tác tập huấn chỉ huy chữa cháy rừng chưa đúng đối tượng, dẫn đến một số người không có nghiệp vụ nhưng lại làm nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy rừng, gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của công tác này.

4.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội có ảnh hƣởng tới cháy rừng tại khu vực nghiên cứu

4.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên tới nguy cơ cháy rừng

4.2.1.1. Ảnh hưởng của vị trí địa lý

- Vĩ tuyến: Huyện Hà Trung có giới hạn vĩ tuyến từ 19°57’30” đến 20°10’00” vĩ độ Bắc. Đây là khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió

mùa có nền nhiệt độ cao. Đặc điểm này quy định chế độ khí hậu ở Hà Trung có mùa đông lạnh kèm theo mưa phùn và mùa hè nắng nóng có gió Tây nam, nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp nên dễ xảy ra cháy rừng.

- Kinh tuyến: Huyện Hà Trung có giới hạn kinh tuyến từ 105°45’ đến 105°58’ kinh độ Đông. Sự phân hoá theo phương kinh tuyến có ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của địa phương, dốc thoải dần từ vùng núi bán sơn địa và nghiêng dần về đông.

Địa hình vùng đồi núi có độ dốc chia cắt mạnh chủ yếu là diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Huyện Hà Trung có diện tích tự nhiên 24.381,8 ha; trong đó, diện tích rừng 5.325,01 ha, đất trống quy hoạch lâm nghiệp 1.240,09 ha. Điều kiện địa hình phân hoá mạnh từ Đông sang Tây, địa hình thấp dần theo hướng Tây sang Đông. Khu vực có độ cao trung bình lớn nhất toàn huyện là các xã: Hà Tiến, Hà Đông, Hà Long. Nhìn chung huyện Hà Trung có địa hình đồng bằng xen kẽ vùng núi thấp, có sự phân hoá khá mạnh về độ cao (từ 20 m - 300 m).

Như vậy, có thể thấy, kinh tuyến, vĩ tuyến, độ cao và độ dốc của địa phương là các nhân tố quan trọng gây nên sự phân hoá về điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, từ đó ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng trong toàn huyện.

4.2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện khí tượng

Nguy cơ cháy rừng luôn chịu tác động bởi đặc điểm thời tiết của địa phương. Các nhân tố khí tượng như: nhiệt độ không khí, tốc độ gió, lượng mưa, độ ẩm không khí, số giờ nắng… luôn tác động đến thành phần, tính chất của VLC, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát sinh và lan tràn của đám cháy.

Đặc điểm một số nhân tố khí hậu có ảnh hưởng tới nguy cơ cháy rừng của khu vực nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Đặc điểm một số yếu tố khí hậu huyện Hà Trung (2008 - 2017) Tháng Nhiệt độ KK (0C) Độ ẩm KK (%) Lƣợng mƣa (mm) Số giờ nắng (giờ) 1 19,5 88 68,3 39,3 2 17,2 83 47 81,0 3 21,4 91 64,6 50,8 4 24,5 90 61,3 128,0 5 27,0 80 171,2 246,0 6 29,7 84 137,6 170,2 7 28,3 89 576,4 125,6 8 28,5 87 216,4 136,3 9 28,4 90 387,4 152,6 10 25,6 88 531,5 92,7 11 22,1 82 21,7 72,2 12 17,7 83 31,9 72,2 TB (Tổng) 24,3 86 2315,3 1366,9

Nguồn: Trạm Khí tượng thủy văn khu vực Yên Định - 2017

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nước của vật liệu, làm chúng nhanh khô và đạt tới trạng thái dễ bén lửa hơn. Lượng mưa và thời gian mưa có ảnh hưởng trực tiếp đến độ ẩm vật liệu, độ ẩm không khí và độ ẩm đất, từ đó ảnh hưởng tới khả năng bén lửa, cường độ và sự lan tràn của đám cháy [5], [11]. Theo số liệu ở bảng 4.6, tổng lượng mưa trung bình năm ở huyện Hà Trung khá lớn với 2.315,3 mm nhưng phân bố không đều. Lượng mưa cao nhất vào các tháng 7, 9 và 10. Có thể thấy sự chênh lệch về nhiệt độ và lượng mưa trung bình trong năm tương đối lớn, độ ẩm không khí cao và không có sự chênh lệch lớn giữa các tháng. Các tháng có nhiệt độ không khí cao nhất là tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 (> 280

C). Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 2, tháng 5, tháng 6, tháng

11, tháng 12. Mặc dù trong tháng 5 và tháng 6 có lượng mưa khá cao (> 130 mm) nhưng có nhiệt độ và số giờ nắng cũng cao (> 170 giờ), cùng với gió Tây nam khô nóng nên khả năng xảy ra cháy rừng vào thời gian này cũng luôn ở mức cao. Do vậy, cần phải tăng cường các biện pháp PCCCR hợp lý.

4.2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện địa hình a. Độ cao

Huyện Hà Trung có địa hình chia cắt khá mạnh, độ cao so với mực nước biển từ 20 đến 300 m, vùng giáp ranh với các huyện thường được ngăn cách bởi các dãy núi đồi đất theo hướng từ Tây sang Đông.

Các trạng thái rừng trồng phân bố ở độ cao từ 50 đến 300 m. Các trạng thái rừng rừng Keo lai thuần loài chỉ phân bố vùng đất đồi thấp gần khu dân cư, diện tích trồng thường manh mún, nên khi xảy ra cháy rừng dễ huy động lực lượng tại chỗ đến ứng cứu kịp thời. Vì vậy, diện tích cháy không thiệt hại bằng các trạng thái rừng khác. Trạng thái rừng Thông nhựa trồng tập trung với diện tích lớn, thường phân bố xa khu dân cư và phân bố nơi có độ cao lớn hơn các trạng thái rừng trồng khác nên khi xảy ra cháy, việc huy động lực lượng, phương tiện thường khó khăn hơn. Trạng thái đất trống có cây phân bố thường xa dân cư, và vùng giáp ranh nên cũng rất khó khăn cho công tác chữa cháy, thường hay xảy ra cháy và thiệt hại về diện tích rất lớn.

b. Độ dốc

Độ dốc ở Hà Trung phụ thuộc vào độ cao của các dãy đồi, núi. Đồi, núi càng cao thì độ dốc càng lớn. Diện tích rừng trồng Thông và diện tích đất trống quy hoạch lâm nghiệp chủ yếu phân bố ở độ dốc từ 250 trở lên; trạng thái rừng tự nhiên phục hồi, rừng Keo lai chủ yếu phân bố ở độ dốc dưới 250.

4.2.1.4. Ảnh hưởng của cấu trúc rừng và đặc điểm VLC

Độ ẩm, khối lượng, chiều cao và loại VLC là bốn nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng bén lửa, mức độ lan tràn và quy mô của đám cháy. Các yếu tố này phụ thuộc vào diễn biến của thời tiết và kiểu trạng thái rừng. Vì vậy, đặc điểm trạng thái rừng là một nhóm thông tin quan trọng để nghiên

cứu đánh giá nguy cơ cháy rừng. Điều đó được thể hiện, thông qua đặc điểm cấu trúc lâm phần và đặc điểm VLC ở các trạng thái rừng.

Rừng trồng Thông + Keo lai Rừng trồng Thông

Hình 4.5. Đặc điểm cấu trúc và VLC của các trạng thái rừng chủ yếu

a. Đặc điểm tầng cây cao

Tầng cây cao là thành phần cơ bản của một lâm phần. Đây là tầng đón nhận nhiều nhiệt lượng nhất và cũng là thành phần quyết định việc hình thành kiểu rừng, dạng VLC và sự phát triển của thảm tươi cây bụi dưới tán từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát sinh và phát triển của cháy rừng.

- Mật độ và tổ thành loài cây:

Qua điều tra, đề tài đã xác định được mật độ và công thức tổ thành của tầng cây cao ở các trạng thái rừng. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng sau:

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)