TT Tên loài SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 1 Cóc nhà + + + + 2 Cóc rừng + + + 3 Ngoé + + + + 4 Ếch đồng + + + + 5 Chẫu + + + + 6 Ếch vạch + + 7 Ếch trơn + + 8 Ếch poilani + + 9 Ếch gáy dô + 10 Ềnh bán đá lào + 11 Ếch thơm + + 12 Ếch màng nhĩ khổng lồ + + 13 Ếch xanh + + + + 14 Chàng mẫu sơn + + + 15 Ếch cây mép trắng + + + + + 16 Ếch cây orlov + + 17 Ếch cây sần nhỏ + + 18 Ếch cây đầu to + 19 Nhái bén dính + + +
20 Nhái bầu hoa + + + +
21 Nhái bầu vân + +
TT Tên loài SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 23 Cá cóc sần + 24 Rùa sa nhân + 25 Thăn lằn bay đốm + 26 Thằn lằn bóng hoa + + + 27 Thằn lằn tai Ba vì + 28 Ô rô vẩy + + + 29 Rồng đất + + + 30 Tắc kè + + + 31
Liu điu chỉ, Liu điu sáu
vạch + +
32 Thạch sùng ngón Pù hu +
33 Rắn roi thường +
34 Rắn sọc dưa + + + +
35 Rắn nước đốm vàng +
36 Rắn rào quảng tây + +
37 Rắn ráo thường + + + +
38 Rắn rằo ngọc + +
39 Rắn nhiều đai +
40 Rắn nước vân tam giác + +
41 Rắn lục núi + + + +
42 Rắn cạp nong + + + +
43 Rắn lục Bắc bộ +
Tổng 14 19 20 25 28
Như vậy, qua bảng 4.4 cho thấy kết quả ghi nhận các loài bò sát, ếch nhái khác nhau giữa các dạng sinh cảnh (hình 4.8). Cụ thể Sinh cảnh rừng
giàu ít bị tác động ghi nhận được nhiều loài nhất với 28 loài (chiếm 65,12 % trong tổng số các loài quan sát trực tiếp), tiếp đến là Sinh cảnh nương rẫy làng bản ghi nhận được 25 loài (58,14%); Sinh cảnh khe suối, thuỷ vực ghi nhận được 20 loài (chiếm 46,51 %); trong khi đó Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có xen cây gỗ rãi rác ghi nhận được 19 loài (chiếm 44,19%) và sinh rừng trồng ghi nhận được ít loài nhất với 14 loài (chiếm 32,56 % trong tổng số các loài quan sát trực tiếp).
Hình 4.8. Phân bố bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh
4.3.1.1. Sinh cảnh rừng trồng
Đây là sinh cảnh rừng trồng nằm trong vùng phục hồi sinh thái của KBT với diện tích 23ha, được trồng hỗn giao 02 loài Lát, Xoan. Kể từ khi thành lập KBT loài Nam Động đến nay được đầu từ trồng rừng đang phát triển tốt, thảm tươi cây bụi nhiều. Do đó sinh cảnh này là nơi thích hợp của một số loài Bò sát, Ếch nhái sinh sống như: Cóc nhà, Chẫu chuột, Ô rô,.... Bước đầu đề tài đã thống kê được 14 loài, chiếm 32,56% tổng số loài điều tra quan sát được ngoài thực địa.
Hình 4.9. Sinh cảnh rừng trồng
4.3.1.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có xen cây gỗ rãi rác
Sinh cảnh này chủ yếu tập trung ở thung lũng, ven khe suối. Dạng sinh cảnh có nhiều loài là thức ăn của Bò sát, Ếch nhái như: châu chấu, kiến, mối... Do đó đây là sinh cảnh sống ưu thích của một số loài bò sát, ếch nhái như: Ếch cây mép trắng, nhái bén dính, rắn ráo thường,... Quá thống kê ghi nhận được 19 loài, chiếm 44,19 % tổng số loài quan sát.
4.3.1.3. Sinh cảnh khe suối
Dạng sinh cảnh này chiếm một diện tích nhỏ do khu vực nghiên cứu chủ yếu là núi đá. Tuy nhiên đây lại là sinh cảnh sống thích hợp của nhiều loài Bò sát, Ếch nhái, điểm hình là những loài có môi trường sống dưới nước. Sinh cảnh này đã ghi nhận được một số loài bò sát, ếch nhái quan trọng như: Cá cóc sần; ếch gáy dô,… Sinh cảnh này đã ghi nhận được 20 loài chiếm 46,51% tổng số loài quan sát trong quá trình điều tra.
Hình 4.11. Sinh cảnh khe suối
4.3.1.4. Sinh cảnh nương rẫy làng bản
Sinh cảnh này thường gặp ở chân và sườn núi, các thung lũng tại bản
Lở. Mặc dù sinh cảnh này chiếm diện tích khá nhỏ trong KBT, tuy nhiên sinh cảnh này có khá nhiều thức ăn của Bò sát, Ếch nhái. Do vậy sinh cảnh
này cũng thu hút được nhiều loài Bò sát tập trung sinh sống, điểm hình như: Tắc kè; nhái bầu vân; thằn lằn bóng hoa,… Qua điều tra thống kê được 25 loài chiếm 58,14% tổng số loài quan sát trong nghiên cứu này.
Hình 4.12. Sinh cảnh nƣơng rẫy làng bản
4.3.1.5. Sinh cảnh rừng giàu ítbị tác động
Đây là dạng sinh cảnh chiếm diện tích rất lớn ở khu vực nghiên cứu. Ở sinh cảnh này rừng hầu như không bị tác động hoặc bị tác động rất ít. Tài nguyên thực vật sinh trưởng và phát triển khá tốt, tiêu biểu là các loài hạt trần quý hiếm như Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng sọc hẹp (Amentotaxus argotaenia), Dẻ tùng sọc rộng (Amentotaxus yunnanensis), Thông đỏ đá vôi (Taxus chinensis), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius). Với hệ thống rừng giàu độ che phủ, độ ẩm không khí cao nên thuận lợi cho các loài Bò sát, Ếch nhái sinh sống. Sinh cảnh này ghi nhận được nhiều loài bò sát, ếch nhái nhất với 28 loài chiếm 65,12% tổng số các loài quan sát được trong nghiên cứu này. Một số loài điểm hình như: Rùa sa nhân; Rắn lục núi; rắn lục bắc bộ, thằn lằn ngón pù hu; ếch cây đầu to; ếch bám đá lào…
Hình 4.13. Sinh cảnh rừng giàu ít bị tác động 4.3.2. Phân bố Bò sát, ếch nhái theo đai cao 4.3.2. Phân bố Bò sát, ếch nhái theo đai cao
Khu bảo tồn được chia thành các đai cao sau: Dưới 700m; từ 700- 900m; từ 900- 1.100; từ 1.100- 1.300 và trên 1.300. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi loài Bò sát, Ếch nhái phân bố theo đai cao khác nhau (bảng 4.5 và hình 4.14).