Một trong những thách thức đối với công tác bảo tồn tại đây là nhận thức của cộng đồng về bảo tồn các loài động vật hoang dã còn thấp. Vì vậy, trong thời gian tới KBT cần xây dựng các chương trình giáo dục bảo tồn và nâng cao nhận thức cho cộng đồng cụ thể là:
Tuyên truyền cho cộng đồng về vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ các loài động vật cũng như sinh cảnh của chúng. Đưa giáo dục bảo tồn động vật vào các chương trình ngoại khóa cho học sinh. Chú ý đến các trường tiểu học và phổ thông cơ sở.
Phát hành các pa nô, khẩu hiệu, tờ rơi giới thiệu ý nghĩa và hiện trạng của các loài bò sát, ếch nhái cần ưu tiên bảo tồn (xem chi tiết tại mục 4.2).
Tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền và giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên về động vật rừng xuống tận các bản của các xã và các xã lân cận của Khu bảo tồn.
Thường xuyên vận động các phong trào thi đua, xây dựng làng văn hóa trong đó cam kết về bảo vệ rừng, không săn bắn, chặt phá là những chỉ tiêu quan trọng. Xây dựng cam kết, quy ước quản lí bảo vệ rừng cho địa phương.
Công tác QLBVR trên địa bàn các xã cần được tổ chức và quản lý chặt ch hơn, nâng cao năng lực quản lý, tăng cường lực lượng bảo vệ rừng tuần tra canh gác, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm.
Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng s làm cho diện tích đất lâm
nghiệp trên toàn xã đều có chủ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng khuyến khích cộng đồng cùng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.