Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa có địa hình núi dốc phức tạp, hiểm trở, mạng lưới sông suối dày đặc. Bị chia cắt bởi các đường phân thủy, thung lũng và khe suối, bề mặt địa hình tự nhiên thay đổi thất thường, tạo nên dạng địa hình dốc mang nét đặc trưng của hệ sinh thái núi đá vôi. Độ cao trung bình từ 700 – 900m, độ dốc từ 10 – 450 và nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
3.1.3. Địa chất thổ nhƣỡng
Đất Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động được hình thành từ các loại đá Granit, Riolit, Phiến thạch sét, Sa thạch sét và Sạn kết, đá Vôi gồm các nhóm đất sau:
- Nhóm đất Feralit màu vàng đỏ phát triển trên đá Granit phân bố ở vùng núi trung bình.
- Nhóm đất Feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá Sa Thạch, Phiến thạch phân bố ở những vùng núi thấp đồi cao.
- Nhóm đất Feralit mùn phát triển trên đá Phiến thạch sét và đá Sa thạch có kết cấu mịn phân bố trên vùng núi cao.
- Đất dốc tụ nằm dọc theo chân núi. Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất dốc tụ, lũy tích và sản phẩm hỗn hợp. Tổ hợp đất thung lũng lẫn nhiều sỏi sạn và các cấp hạt.
* Đặc điểm các nhóm lập địa chủ yếu Khu bảo tồn
- Dạng lập địa N2IVFHs; N2IVFHa, chiếm 29,5% diện tích. Phân bố trên vùng sườn núi cao với độ cao lớn. Đất Feralit trên đá Granit. Hướng sử dụng phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa N3IVFs; N3IVFa, chiếm 24,4% diện tích. Phân bố ở độ cao dưới 700m và độ dốc < 25 độ. Đất Feralit với độ dày tầng đất không lớn. Hướng sử dụng phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa N3IIIFs; N3IIIFa, chiếm 18,5% diện tích. Đất Feralit phân bố trên các xã thuộc phân khu phục hồi sinh thái, độ dốc 16-20 độ, tầng dầy trung bình từ 50 - 70cm. Hướng sử dụng bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa N2IIIFHs; N2IIIFHa, chiếm 11% diện tích. Phân bố ở vùng núi cao và độ dốc >25 độ. Đất Feralit trên Granit. Tầng đất từ trung bình đến dày, hướng sử dụng vào bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa T1IVFs; T1IVFa, chiếm 6,4% diện tích, dạng lập địa này phân bố trên vùng sườn suối và độ dốc khá lớn, đất Feralit màu đỏ vàng, hướng sử dụng cho mục đích Lâm nghiệp.
- Dạng lập địa T1IIIFs; T1IIIFa, chiếm 5,2% diện tích, phân bố trên sườn, độ dốc vừa phải tầng đất dày đến trung bình, đất Feralit, hướng sử dụng cho mục đích Lâm nghiệp.
Nhìn chung đất ở Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động chủ yếu là các đá tạo đất đơn giản và nghèo chất dinh dưỡng, chỉ có vài ba loại đá quen thuộc thường gặp ở các vùng núi như: Granit, đá sét, phiến thạch sét và đá cát, các loại đất được hình thành trong khu vực thường nằm trên các địa hình có độ dốc cao từ 16-350 (cấp III và cấp IV).
3.1.4. Khí hậu thủy văn
- Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động nằm trong vùng khí hậu núi cao phía Tây Bắc của tỉnh nên có Khí hậu lục địa chia làm hai
mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Tổng nhiệt độ khoảng 8.0000C/năm; lượng mưa dao động từ 1.600 – 1.900mm tùy theo từng vùng.
+ Độ ẩm: Độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào đầu tháng 1 hoặc tháng 12 (xuống tới 19 – 40%); từ tháng 5 - 10 độ ẩm thấp do gió Tây khô nóng gây ra hạn hán ở nhiều nơi, có khi hạn hán nghiêm trọng kéo dài vào những năm gió Tây kéo dài và mưa đến chậm.
+ Nhiệt độ: Khí hậu nhiệt đới vùng cao, đặc điểm khí hậu ảnh hưởng của khu vực Tây Bắc Bộ nhiều hơn là Trung Bộ và Khu bốn cũ. Nhiệt độ trung bình từ 23 - 250C, trung bình thấp nhất là 140 C, cao nhất là 380
C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động từ 4 - 100
C
+ Gió: Nhìn chung yếu, tốc độ gió trong bão không quá 25m/s. Ảnh hưởng của gió Tây khô nóng không đáng kể. Hàng năm có từ 3 – 5 ngày có sương muối, đặc biệt xuất hiện băng giá ở một vài nơi.
+ Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 – 1.760mm. m độ không khí trung bình năm là 86%, nhưng phân bố không đồng đều ở các tháng trong năm.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên: Tiểu vùng này có nền nhiệt độ thấp, mùa hè mát và mưa nhiều, mùa đông rất lạnh và ít mưa. Thiên tai chủ yếu là rét đậm và sương muối, sương giá. Nhìn chung khí hậu và thời tiết khu vực này tương đối thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi, nhất là phát triển nghề rừng.
3.1.5. Tài nguyên động thực vật
3.1.5.1. Tài nguyên thực vật
Kết quả điều tra theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của tiến sĩ Thái Văn Trừng, thảm thực vật rừng trong KBT bao gồm 2 kiểu chính:
Kiểu thảm này bao gồm Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim trên núi đá vôi (diện tích 401,84 ha), Rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi (diện tích 52 ha), và Rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất (44,54 ha).
2) Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới dưới 700m
Kiểu thảm này bao gồm Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi (diện tích 49 ha), Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất (diện tích 43,71 ha), và Kiểu phụ trảng cỏ cây bụi nhiệt đới trên núi đất (diện tích 22,24 ha).
3.1.5.2. Đa dạng hệ động vật rừng
Một số nghiên cứu về Khu hệ động vật tại KBT Nam Động cũng đã được thực hiện. Cụ thể cho tới nay đã thống kê được 23 loài thú thuộc 11 họ, 5 bộ (Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, 2014; Ngô Xuân Nam và cộng sự, 2013). Trong đó, có 21 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, Danh lục Đỏ Thế giới 2013 và Nghị định 32/2006/NĐ-CP như: Voọc xám (Trachypithecus crepusculus), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Sơn
dương (Capricornis milneedwardsii),…
3.2. Đánh giá hiện trạng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 3.2.1. Dân số, dân tộc 3.2.1. Dân số, dân tộc
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động nằm trên địa bàn xã Nam Động huyện Quan Hóa, có ranh giới tiếp giáp với 3 xã của huyện Quan Sơn: xã Sơn Lư (bản Hẹ và bản Bìn), xã Sơn Điện (bản Na Hồ và bản Xủa), xã Trung Thượng (bản Bàng) với tổng dân số toàn vùng hiện nay là 4.333 khẩu. Trên địa bàn 4 xã của 02 huyện hiện có 3 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc Thái (chiếm 75,3%), dân tộc Mường (chiếm 19,5%), dân tộc Kinh (chiếm 5,2%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn vùng là 0,94%, trong đó tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên thấp nhất ở xã Sơn Điện (0,8%). Mật độ dân số bình quân trong toàn vùng 412 người/km2
.
3.2.2. Hoạt động sản xuất
3.2.2.1. Trồng trọt
Trồng trọt đang chuyển dần từ phương thức quảng canh sang thâm canh gắn với áp dụng, chuyển giao giống mới vào sản xuất, giảm dần diện tích canh tác nương rẫy, tập trung khai hoang, phục hóa ruộng lúa nước và các bãi chuyên màu.
Chăn nuôi gia súc gia cầm
Các loài gia súc, gia cầm được nuôi trong vùng chủ yếu là các loài giống địa phương, một số hộ còn chăn nuôi Nhím, Dúi,... tuy chất lượng cao nhưng năng xuất, sản lượng thịt lại thấp.
3.2.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp
Những năm gần đây, được sự đầu tư của các dự án trồng rừng sản xuất, trồng rừng thay thế..., diện tích rừng trồng được nâng lên rõ rệt. Đến nay, vùng đệm đã có trên 1.000 ha rừng trồng, gồm các loài cây Keo, Luồng, Lát hoa, Xoan ta. Nhìn chung, chất lượng rừng trồng thấp, trữ lượng rừng không cao, một số diện tích chưa đảm bảo mật độ. Công tác giao đất giao rừng theo Nghị định 02/NĐ-CP, Nghị định 163/NĐ-CP và nay là Nghị định số 181/NĐ- CP của Chính phủ được tiến hành nhiều năm nay. Tuy nhiên, công tác giao đất giao rừng tồn tại một số bất cập, ranh giới giao đất không rõ ràng, vẫn còn tranh chấp đất đai, sử dụng không đúng quy hoạch và mục đích trên đất được giao.
Lâm sản khai thác trên địa bàn chủ yếu là sản phẩm từ rừng Luồng, hàng năm khai thác gần 50 vạn cây Luồng và một phần nhỏ các sản phẩm
khác như nứa, vầu thanh,... Trên địa bàn hiện có 3 cơ sở sản xuất đũa và các sản phẩm từ cây Luồng, tập trung chủ yếu ở xã Nam Động.
3.2.2.3. Thực trạng chung về kinh tế
Kinh tế, thu nhập của các hộ gia đình thuộc 12 thôn của 4 xã vùng đệm KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động chủ yếu dựa vào khai thác các sản phẩm từ rừng, cơ cấu kinh tế chủ yếu là kinh tế Lâm nghiệp chiếm 57% (năm 2013), quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao với 324 hộ/947 hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới, chiếm 34,3%. Thu nhập bình quân đầu người từ 5,8 triệu đồng/người/năm, mới chỉ đạt 0,67 lần thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh.
3.2.2.4. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng
Nền văn hóa truyền thống của đồng bào Thái, Mường hiện vẫn được gìn giữ, còn nguyên những nét bản sắc riêng; phong trào văn hóa văn nghệ làng bản được duy trì, phát triển. Phát triển du lịch văn hóa với các lễ hội của đồng bào Thái, Mường; du lịch sinh thái là những lợi thế và là tiềm năng rất lớn cần được đầu tư khai thác.
Trên địa bàn có 03/12 thôn (bản) chưa có trường mầm non (chiếm 25%), chưa có phòng học kiên cố; tỷ lệ phổ cập Tiểu học đạt 100%, Trung học cơ sở đạt 90%. Công tác đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, chiếm 20% tổng số lao động.
Trạm y tế xã, cán bộ phụ trách y tế cơ bản đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng. Công tác y tế dự phòng, tiên chủng, tiêm phòng được quan tâm đầu tư thực hiện theo các chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, bướu cổ và suy dinh dưỡng.
Các xã đều có các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại 11/12 thôn bản thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường hoặc đầu tư của các tổ chức phi Chính phủ, Ngân hàng Thế giới.
Vệ sinh môi trường của người dân chủ yếu tại chỗ, hệ thống vệ sinh khép kín hầu như không có; rác thải, chất thải chủ yếu được xử lý phân hủy tự nhiên hoặc vứt ra môi trường.
3.2.3.5. Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Tổng chiều dài các loại đường trên địa bàn các xã là 98 km, trong đó: - Tỉnh lộ 520: 6 km đã được nhựa hóa.
- Đường trục xã: 30 km, đường cấp phối, chưa được cứng hóa để đạt chuẩn.
- Đường liên thôn bản có chiều dài khoảng 17 km. - Đường ngõ xóm có tổng chiều dài 45 km, đường đất.
b) Thủy lợi
Tổng chiều dài các tuyến kênh mương trên địa bàn các xã 15,6 km, trong đó đã kiên cố hóa được 4 km (kênh Nà Nưa), chiếm 24,2%, còn lại hoàn toàn là mương đất. Hiện nay có 27 đập nước/ 4 xã vùng đệm với 5 đập được xây dựng kiên cố, 22 đập tạm được làm bằng tre, nứa, đất, đá. Hệ thống thủy lợi mới đáp ứng được khoảng 75% yêu cầu sản xuất và dân sinh.
c) Cung cấp điện, nước
Các xã giáp ranh Khu bảo tồn có 4 trạm biến áp với hơn 30 km đường dây hạ thế đi qua địa bàn các thôn. Hệ thống cấp nước sạch tập trung tại trung tâm các thôn thông qua bể chứa cung cấp cho 536/947 hộ gia đình (chiếm 56,5%), chưa có hệ thống thoát nước thải.
d) Thông tin liên lạc
Hiện tại toàn vùng đệm Khu bảo tồn có 04 bưu điện nằm ở trung tâm 4 xã, hệ thống mạng thông tin di động thông qua các cột thu phát sóng viễn thông của 2 nhà cung cấp chính là Vinaphone và Viettel.
3.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 3.3.1. Thuận lợi 3.3.1. Thuận lợi
- Giá trị nổi trội về hiện trạng tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên nguyên vẹn với nhiều quần thể sinh vật đa dạng, phong phú so với các Khu BTTN, Vườn Quốc gia lân cận; các cấp chính quyền hết sức quan tâm là lợi thế so sánh của khu bảo tồn.
- Vùng đệm có lực lượng lao động dồi dào, có thể đào tạo, thu hút tham gia thực hiện các chương trình, dự án quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và BTTN. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch, Lâm nghiệp được xác định là thế mạnh, dịch vụ đang phát triển, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được nâng lên là khởi nguồn giảm áp lực vào tài nguyên rừng.
3.3.2. Khó khăn
- Khu vực nghiên cứu là vùng sâu, vùng xa, địa hình chia cắt mạnh, kết cấu hạ tầng thấp, giao thông còn khó khăn so với mặt bằng chung của tỉnh làm tăng chi phí vận chuyển là hạn chế thu hút đầu tư, ảnh hưởng rất lớn hiệu quả đầu tư trên địa bàn.
- Tập quán ỷ lại vào thu nhập từ khai thác tài nguyên rừng, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn khá cao, tập quán canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên là những nguyên nhân chính gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thành phần loài Bò sát, ếch nhái tại KBT Nam Động
Thông qua quá trình điều tra khảo sát ngoài hiện trường cùng với việc định loại các mẫu vật thu được tại khu vực KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động đã ghi nhận được tổng số 56 loài bò sát, ếch nhái thuộc 22 họ, 04 bộ (bảng 4.1 và 4.2). Trong đó 30 loài Bò sát thuộc 14 họ, 2 bộ; thu mẫu và quan sát 20 loài (chiếm 66,67% tổng số các loài ghi nhận được) và phỏng vấn ghi nhận 10 loài (33,33%). Về ếch nhái ghi nhận được tổng số 26 loài thuộc 08 họ, 02 bộ; quan sát và thu mẫu được 23 loài (chiếm 88,46% tổng số các loài ghi nhận được), phỏng vấn ghi nhận 3 loài (11,53%).
Biểu 4.1. Danh lục các loài bò sát, ếch nhái ghi nhận tại KBT Nam Động
STT Tên khoa học Tên tiếng Việt Nguồn
REPTILIA LƠP BÕ SÁT
SQUAMATA I. BỘ CÓ VẢY
Agamidae 1. Họ Nhông
1 Physignathus cocincinus (Cuvier,
1829) Rồng đất MV
2 Acanthosaura lepidogaster (Cuvier,
1829) Ô rô vảy MV
3 Draco maculatus (Gray, 1845) Thằn lằn bay đốm QS
Scincidae 2. Họ Thằn lằn
bóng
4 Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) Thằn lằn bóng hoa MV 5 Tropidophorus baviensis (Bourret, Thằn lằn tai ba vì MV
STT Tên khoa học Tên tiếng Việt Nguồn
1939)
Gekkonidae 3. Họ Tắc kè
6 Gekko gecko (Linnaeus, 1758) Tắc kè MV
7 Takydromus sexlineatus (Daudin, 1802)
Liu điu chỉ, Liu điu
sáu vạch QS
8 Cyrtodactylus puhuensis (Nguyen et al, 2014)
Thạch sùng ngón pù
hu MV
Varanidae 4. Họ Kỳ đà
9 Varanus salvator (Laurenti, 1768) Kỳ đà hoa PV
Pythonidae 5. Họ Trăn
10 Python molurus (Linnaeus, 1758) Trăn đất, Trăn mốc PV
Xenopeltidae 6. Họ Rắn mống
11 Xenopeltis unicolor (Reinwardt,
1827) Rắn mống PV
Colubridae 7. Họ Rắn nƣớc
12 Ahaetulla prasina (Boie, 1827) Rắn roi thường QS
13 Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Rắn sọc dưa MV
14 Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell, 1860)
Rắn nước đốm vàng,
rắn nước QS
15 Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường MV
16 Boiga guangxiensis (Wen, 1998) Rắn rào quảng tây MV 17 Boiga jaspidea (Dumeril, Bibron &
Dumeril, 1854) Rắn rào ngọc MV
18 Cyclophiops multicinctus (Roux,
1907) Rắn nhiều đai MV
19 Xenochrophis trianguligerus (Bioe, 1827)
Rắn nước vân tam
giác MV
STT Tên khoa học Tên tiếng Việt Nguồn
20 Enhydris plumbea (Boie, 1827) Rằn bồng chì PV
Viperidae 9. Họ rắn lục
21 Ovophis monticola (Gunther, 1864) Rắn lục núi MV
22 Ovophis tonkinensis (Bourret, 1934) Rắn lục bắc bộ MV
Elapidae 10. Họ Rắn hổ
23 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) Rắn cạp nong QS 24 Bungarus multicinctus (Blyth, 1861) Rắn cạp nia bắc PV