Xét về mặt phân loại học, bộ Có vảy có nhiều họ nhất (10 họ, chiếm 45,45% tổng số họ bò sát, ếch nhái ghi nhận được), tiếp đến là bộ Không đuôi có 07 họ (chiếm 31,82%), bộ Rùa có 04 họ (chiếm 18,18%), bộ Có đuôi có duy nhất 01 họ (chiếm 4,55%). Đa dạng phân loại học lớp Bò sát, ếch nhái tại KBT Nam Động được trình bày tại hình 4.5.
Khi xem xét về đa dạng loài cho thấy họ Ếch nhái có số lượng loài nhiều nhất với 09 loài, chiếm 16,07% tổng số loài bò sát, ếch nhái ghi nhận được; họ Rắn nước có 08 loài (14,29%); họ Nhái chính thức, họ Ếch cây có 05 loài (chiếm 8,93%); họ Rùa đầm, họ Nhông, họ Nhái bầu, họ Tắc kè có 03 loài (chiếm 5,36%); họ Thằn lằn bóng, họ Rắn hổ, họ Rắn lục, họ Cóc, họ Cóc bùn có 02 loài (chiếm 3,57%) và các họ có 01 loài (chiếm 1,79%) bao gồm họ Rùa núi, họ Ba ba, họ Rùa đầu to, họ Rắn ri, họ Rắn mống, họ Nhái bén, họ Trăn và họ Kỳ đà, họ Cá cóc.
* Thảo luận
Tính đa dạng Khu hệ bò sát, ếch nhái tại KBT Nam Động
Khi xem xét tính đa dạng Khu hệ bò sát, ếch nhái tại KBT Nam Động so với các khu vực khác thấy rằng: Về mặt đa dạng phân loại học khu vực nghiên cứu có số họ nhiều hơn so với KBT Pù Hu (18 họ), VQG Bến En và KBT Pù Luông (21 họ). Tuy nhiên khi xem xét về đa dạng loài thấy rằng khu vực nghiên cứu có tính dạng loài thấp nhất (56 loài) so với các khu vực lân cận khác như: KBT Pù Luông (66 loài); KBT Pù Hu (73 loài) và VQG Bến En (113 loài). Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 4.2 và hình 4.6.
Bảng 4.2. So sánh sự đa dạng về thành phần loài của khu vực nghiên cứu với một số khu vực khác
Khu vực Bộ Họ Loài Nguồn tài liệu
Khu vực nghiên cứu 4 22 56 (1)
KBTTN Pù Hu 3 18 73 (2)
KBTTN Pù Luông 3 21 66 (3)
VQG Bến En 3 21 113 (4)
Chú thích: (1) Kết quả điều tra năm hiện tại; (2) KBT Pù Hu, 2013; (3)
KBT Pù Luông, 2013; (4) VQG Bến En, 2013.
Hình 4.6. So sánh đa dạng phân loại học, loài tại khu vực nghiên cứu với một số khu vực khác
4.2. Các loài bò sát, ếch nhái nguy cấp, quý hiếm tại KBT Nam Động
Trong tổng số 56 loài bò sát, ếch nhái ghi nhận được tại khu vực nghiên cứu có 17 loài bị đe dọa từ mức s nguy cấp (VU) trở lên chiếm 30,36% tổng số các loài ghi nhận được (bảng 4.3). Trong đó Danh lục Đỏ thế giới năm 2016 có 13 loài (23,21%), với 01 loài xếp ở cấp cực kỳ nguy cấp (CR), 04 loài xếp ở mức nguy cấp (EN), 02 loài xếp ở mức s nguy cấp (VU). Có 13 loài (chiếm 23,21%) được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, trong đó có 01 loài xếp ở mức cực kỳ nguy cấp (CR), 06 loài xếp ở mức nguy cấp (EN), 06 loài xếp ở mức s nguy cấp (VU). Có 01 loài (chiếm 1,79%) được liệt kê vào danh sách các loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Trong khi đó có 07 loài (12,5%) nằm trong phụ lục II- hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại được liệt kê trong Nghị định 32 của Chính Phủ. Ngoài ra có 08 loài (chiếm 14,29%) được liệt kê trong phụ lục của công ước CITES, trong đó có 01 loài ở phụ lục I, 06 loài ở phụ lục II, 01 loài ở phụ lục III.
Biểu 4.3. Danh lục các loài bò sát, ếch nhái quý hiếm ở KBT Nam Động
TT Tên khoa học Tên tiếng Việt Giá trị bảo tồn IUCN 2016 SĐVN 2007 NĐ160/ 2013 NĐ32/ 2006 CITES 1 Physignathus cocincinus Rồng đất VU 2 Gekko gecko Tắc kè VU
3 Varanus salvator Kỳ đà hoa LC EN IIB II
4 Python molurus Trăn đất CR IIB II
5 Coelognathus
radiatus Rắn sọc dưa LC VU IIB
TT Tên khoa học Tên tiếng Việt Giá trị bảo tồn IUCN 2016 SĐVN 2007 NĐ160/ 2013 NĐ32/ 2006 CITES thường 7 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong LC EN IIB 8 Bungarus multicinctus Rắn cạp nia bắc LC IIB 9 Platysternon
megacephalum Rùa đầu to EN EN IIB I
10 Cuora
galbinifrons
Rùa hộp
trán vàng CR EN x II
11 Cuora mouhotii Rùa sa nhân EN II
12 Mauremys
sinensis Rùa cổ sọc EN III
13 Manouria impressa Rùa núi viền VU VU IIB II 14 Palea steindachneri Ba ba gai EN VU II 15 Ingerophrynus galeatus Cóc rừng LC VU 16 Leptobrachium banae Cóc mày ba na VU 17 Quasipaa delacouri Ếch vạch DD EN
Ghi chú: NĐ160: Nghị định 160 NĐ-CP của chính phủ năm 2013; SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam năm 2007; Nghị định 32-2006-NĐ/CP về quản lý và bảo vệ các loài động vật, thực vật có nguy cơ đe dọa ở Việt Nam; IUCN: Danh lục
Đỏ thế giới (IUCN) năm 2016 và CITES: Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã.
+ CR: Cực kỳ nguy cấp + EN: Loài ở cấp nguy cấp + VU: Loài ở cấp s nguy cấp + NT: Gần bị đe dọa
+ LC: Ít quan tâm + DD: Thiếu dữ liệu
+ I, II, III: Phụ lục I, phụ lục II và phụ lục III của công ước CITES.
4.3. Phân bố của các loài Bò sát, Ếch nhái tại khu bảo tồn Nam Động
Phân bố của bò sát không đồng đều giữa khu vực, chủ yếu tập trung tại khu vực rừng núi rừng còn tốt, ẩm, tác động của con người và động vật tới rừng thấp. Tuy nhiên một số loài phân bố gần khu dân cư có thể dễ bắt gặp như: Rồng đất, Thằn lằn bóng hoa, Ô rô vẩy, Rắn ráo thường, Rắn nước ... Một số loài thường tập trung ở trong khu rừng tốt, ít bị tác động, khu vực núi đá (Rắn lục bắc bộ, Rắn lục núi, Tắc kè, Rùa sa nhân...).
Phân bố của ếch nhái không đồng đều giữa các khu vực, tại khu vực gần khu dân cư ếch nhái chủ yếu tập trung ở các khe suối, bờ ruộng. Một số loài có thể thường xuyên bắt gặp như: Ngóe, Chẫu chuộc, Cóc nhà, Nhái bầu vân, Nhái bầu hây môn,... Càng vào sâu trong Khu rừng đặc dụng thì sự phân bố của ếch nhái càng không đồng đều. Do khu vực điều tra là núi đá (rất ít các khe nước) nên chúng chỉ phân bố tại một số vũng, trũng có nước để sinh sống). Tại khu vực này có thể bắt gặp một số loài như: Ếch gáy dô, Ếch bám đá lào, Ếch cây mép trắng, Ếch cây sần nhỏ, Ếch poilani,...).
Chính vì vậy, việc xây dựng bản đồ phân bố của Khu hệ bò sát, ếch nhái chỉ dựa vào các loài quan sát được 43 loài ngoài thực địa (hình 4.7).