Giải pháp về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ bò sát ếch nhái tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 67)

- Tổ chức các chương trình dạy nghề và chuyển đổi nghề: Xúc tiến các hoạt động đào tạo nghề cho người dân, qua đó giúp họ có được một nghề mới, sinh kế mới từng bước thay đổi phong tục, tập quán và truyền thống khai thác lâm sản từ rừng. Sinh kế thôn bản s không bền vững nếu như còn nhiều hộ dân vẫn sống dựa vào các hoạt động trái phép.

- Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia: Thực hiện quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia ở các thôn (bản) vùng đệm khu bảo tồn. Trước mắt, thực hiện đầy đủ, hiệu quả vấn đề quy hoạch vùng chăn thả gia súc gắn với chủ động kiểm soát dịch bệnh và thực thi chế tài, quy chế, quy định về chăn thả và quản lý bãi chăn thả.

- Tập trung xây dựng các mô hình trình diễn cây, con năng xuất cao phù hợp với điều kiện, nhận thức của địa phương để chuyển giao công nghệ sản xuất cho người dân: Trọng tâm, trước mắt là tập trung giúp người dân cải thiện phương phức chăn nuôi gia súc gia cầm và phòng dịch; xây dựng mô hình bếp tiết kiệm; phát triển mô hình nuôi ong mật, mô hình nuôi nhím, lợn rừng sinh sản và lấy thịt; trồng cây nguyên - nhiên liệu... ; xây dựng các làng nghề truyền thống mà địa phương có lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ: Sản xuất hàng mây tre đan, bột giấy nguyên liệu, làng du lịch...

- Triển khai các chương trình, dự án đầu tư cho công tác bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng; thực hiện đồng bộ, toàn diện chính sách đầu tư... nhằm nâng cao thu nhập, thay thế sản phẩm từ rừng tự nhiên bằng các sản phẩm rừng trồng, giảm áp lực tới tài nguyên rừng trong khu bảo tồn.

- Giúp các hộ gia đình khai thác sử dụng hiệu quả nguồn quỹ đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn như: khai hoang, phục hóa, thâm canh tăng vụ, xây

dựng phát triển mô hình trang trại nông lâm kết hợp, trú trọng mô hình canh tác trên đất dốc có hiệu quả trên diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình

4.5.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tƣ

- Tiếp tục kiện toàn về mặt tổ chức, bố trí đủ biên chế cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Có cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên, vận dụng, tranh thủ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã và đang đầu tư trên địa bàn như nguồn vốn dự án rừng và đồng bằng Việt Nam, chi trả dịch vụ môi trường rừng, sự nghiệp khoa học, Nghị quyết 30A của Chính phủ....

- Tăng cường quảng bá tiềm năng về đa dạng sinh học, điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án đến các tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài đang quan tâm và có chương trình hỗ trợ về lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Quy hoạch vùng du lịch, giới thiệu tiềm năng về du lịch của khu bảo tồn, điều kiện môi trường đầu tư (địa điểm, môi trường kinh doanh, quỹ đất...) để kêu gọi nguồn vốn liên danh liên kết của các tổ chức - cá nhân trong và ngoài nước có năng lực đầu tư vốn cho hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái.

- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên thông qua việc tổ chức cho cán bộ tham gia các khoá học chuyên ngành dài hạn, ngắn hạn; tăng cường học tập kinh nghiệm ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn đã làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên.

- Cập nhật thông tin, đưa các tiến bộ khoa học, các phương tiện hiện đại để phục vụ triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu cơ bản trong khu bảo tồn ; nghiên cứu, tạo giống cây con có chất lượng, năng suất phù hợp với điều kiện sinh thái, điều kiện lập địa để triển khai trong vùng dự án.

4.5.5. Tăng cƣờng công tác thực thi pháp luật

- Nâng cao năng lực thừa hành pháp luật cho đội ngũ Kiểm lâm rừng đặc dụng, đảm bảo đủ trình độ, năng lực, sức khoẻ thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng. - Tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ của các cơ quan cấp tỉnh, cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã và người dân vùng dự án. Trong đó, đặc biệt tranh thủ tối đa lực lượng bảo vệ rừng nơi thôn bản và phối hợp tham gia hỗ trợ của các ban ngành liên quan cấp huyện, đặc biệt là các ngành trong khối nội chính trong công tác phối hợp lực lượng tuần tra, kiểm tra rừng, xử lý các vụ việc vi phạm Luật BV & PTR.

- Tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng kết hợp nghiên cứu để ngăn chặn các hành vi xâm hại tới tài nguyên rừng, xây dựng các phương án bảo vệ và sử dụng rừng bền vững. Xây dựng lực lượng bảo vệ rừng tại chỗ đến từng thôn bản mà lực lượng Kiểm lâm là nòng cốt.

- Xây dựng, thực hiện quy ước thôn bản về sử dụng tài nguyên rừng; cơ chế chia sẻ lợi ích và thực hiện hiệu quả việc kiểm soát súng và dụng cụ săn, bắn, bẫy, bắt động vật hoang dã.

4.5.6. Tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của các KBT nhằm bổ sung thông tin cơ bản về hiện trạng và diễn biến tài nguyên cho KBT. Với việc ghi nhận được nhiều loài mới so với nghiên cứu trước đây có thể khẳng định tại khu vực nghiên cứu nếu điều tra rộng hơn, diện tích lớn hơn thì tiềm năng phát hiện các loài mới là cao. Do vậy, cần tiếp tục các hoạt động nghiên cứu để bổ sung dữ liệu đa dạng sinh học cho KBT.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Đề tài đã ghi nhận được có 56 loài Bò sát, ếch nhái tại KBT, trong đó lớp Bò sát có 30 loài thuộc 14 họ, 2 bộ và lớp Ếch nhái có 26 loài thuộc 8 họ, 2 bộ.

- Có 17 loài bò sát, ếch nhái (chiếm 30,36%) trong tổng số 56 được ghi nhận là nguy cấp, quý hiếm ưu tiên cho bảo tồn tại KBT Nam Động.

- Phân bố của bò sát, ếch nhái không đồng đều giữa khu vực, chủ yếu tập trung tại khu vực rừng núi rừng còn tốt, ít tác động của con người.

+ Khu hệ bò sát, ếch nhái phân bố tập trung ở 5 dạng sinh cảnh chính, trong đó Sinh cảnh rừng giàu ít bị tác động ghi nhận được nhiều loài nhất với 28 loài (chiếm 65,12 % trong tổng số các loài quan sát trực tiếp), trong khi đó sinh rừng trồng ghi nhận được ít loài nhất với 14 loài.

+ Khu bảo tồn được chia thành 5 đai cao khác nhau, trong đó quan sát được các loài bò sát, ếch nhái nhiều nhất tại đai cao từ 900- 1.100m với 25 loài, trong khi đó đai cao 1.100 đến1.300m quan sát được ít loài nhất với 5 loài.

- Khu hệ bò sát, ếch nhái đang chịu tác động của 2 mối đe dọa chính: Săn bắt; Mất và chia cắt sinh cảnh (Canh tác nương rẫy, khai thác gỗ củi, và khai thác lâm sản ngoài gỗ). Tổng hợp điểm và xếp hạng chỉ rằng săn bắt là mối đe dọa lớn nhất đến khu hệ bò sát, ếch nhái.

- Bảo vệ loài và sinh cảnh sống; Nâng cao nhận thức cho cộng đồng; Giải pháp về kinh tế - xã hội; Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư; Tăng cường công tác thực thi pháp luật và Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học là các nhóm giải pháp nhằm bảo tồn khu hệ bò sát, ếch nhái.

5.2. Tồn tại

- Khu vực điều tra có địa hình khá hiểm trở, thiếu nguồn nước, chính vì vậy các cuộc điều tra không thể kéo dài ngày.

- Đề tài vẫn chưa xác định được các thông tin quan trọng như: Mật độ, của các loài,… chính vì vậy các nghiên cứu tiếp theo có thể theo hướng nghiên cứu này.

- Đối tượng điều tra chủ yếu là ban đêm nên có thể kết quả này chưa phản ánh đầy đủ thành phần loài tại khu vực nghiên cứu.

- Đối với vùng thấp hơn như vùng đệm chưa được điều tra. Vì vậy trong thời gian tới cần có các điều tra tiếp theo.

5.3. Kiến nghị

- Việc bổ sung thêm một số loài Bò sát, ếch nhái cho Khu bảo tồn so với kết quả nghiên cứu trước là rất có ý nghĩa về mặt khoa học. Vì vậy trong thời gian tới cần mở rộng quy mô nghiên cứu để có thể đưa ra đánh giá chính xác nhất về tính đa dạng của Khu hệ Bò sát, ếch nhái tại KBT Nam Động.

- Cần có cuộc điều tra vào vùng đệm để có cơ sở trong việc đề xuất giải pháp bảo tồn các loài Bò sát, ếch nhái trong Khu bảo tồn.

- Nghiêm cấm các hoạt động săn động vật làm thực phẩm, buôn bán các loại Bò sát, ếch nhái,… của người dân địa phương. Đồng thời, hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật, giúp người dân địa phương tham gia chăn nuôi các loài động vật hoang dã thông thường, nhằm nâng cao đời sống vật chất và giảm các tác động tới các loài Bò sát, ếch nhái.

- Tăng cường các buổi tập huấn cho lực lượng Kiểm lâm về các kỹ năng nhận biết loài, đặc biệt các loài quý hiếm; nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và các loài Bò sát, ếch nhái nói

riêng thông qua các hoạt động giáo dục bảo tồn như chiếu phim, diễn kịch, họp dân….

Đề nghị các cấp chính quyền, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cũng như ngành lâm nghiệp Việt Nam, các tổ chức quốc tế quan tâm đầu tư cho khu bảo tồn loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật và động vật để khai thác hiệu quả tài nguyên rừng nguyên sinh quý giá này.

Trước mắt, cần tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng ngăn chặn triệt để tác động có hại đến rừng; huy động tổng hợp mọi lực lượng, thành phần tham gia công tác bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực. Cần có những nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn cả sang khu vực vùng núi thuộc huyện Quan Sơn, khu vực giáp ranh với huyện Quan Hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, (phần I- động vật), Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

2.Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2006), Ngh định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội

3.Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2013), Ngh định số160/2013/NĐ - CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ

quản lý loài thuộc danh lục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Hà Nội.

4. Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa (2013), Báo cáo kết quả dự án điều tra, xác lập khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa.

5.Cáp Kim Cương và Trần Thị Hảo (2013), Thành phần loài và đặc điểm phân bố của bò sát ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái tài nguyên sinh vật lần thứ 5.

6.Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam - SPAM (2003), Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

7.Đồng Thanh Hải, Đỗ Quang Huy, Vũ Tiến Thịnh, Nguyễn Văn Huy, Bùi Hùng Trịnh, Giang Trọng Toàn và Phạm Ngọc Điệp (2011), Báo cáo

điều tra đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, tỉnh Đắk Nông.

8.Đỗ Quang Huy, Lê Xuân Cảnh và Lưu Quang Vinh (2009), Quản lý động vật rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9.Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1981), nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái từ năm 1956 - 1975 trên toàn Miền Bắc

10.Ngô Xuân Nam, Lưu Tường Bách, Nguyễn Nguyên Hằng, Lê văn Tuất, Phan Kế Lộc, Nguyễn Anh Đức và Lê Thế Long (2013), kết quả điều tra đa dạng sinh học hệ thực vật, động vật rừng và nguồn gen sinh vật khu vực dự kiến xác lập khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm tại xã

Nam động, huyện Quan Hóa, Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa.

11.Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Văn Sáng (1996), nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cúc Phương có 17 loài Ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ và 42 loài Bò sát thuộc 12 họ 2 bộ.

12.Hoàng Xuân Quang (1993), điều tra thống kê danh lục Bò sát, Ếch nhái ở

các tỉnh BắcTrung Bộ.

13.Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996), công bố danh lục Bò sát, Ếch nhái Việt Nam gồm 256 loài bò sát và 82 loài Ếch nhái.

14.Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2005) Danh

lục Ếch nhái và Bò sát Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 15.Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường và Nguyễn Vũ

Khôi (2005), Nhận dạng một số loài Bò sát- Ếch nhái ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

16.Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang và Ngô Đắc Chứng (2009), Nghiên cứu về ếch nhái và bò sát ở Việt Nam qua các thời kỳ, Hà Nội.

17.Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2009),

18.Đào Văn Tiến (1977), Về định loại ếch nhái Việt Nam, Tạp chí Sinh vật- Địa học XV, 2, tr 33-40.

19.Đào Văn Tiến (1979), Về định loại bò sát Việt Nam, Tạp chi Sinh vật học 3(4): tr 1-6.

20.Đào Văn Tiến, (1981), Khoá định loại Bò sát, Ếch nhái Việt Nam.

21.Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2016), Quyết định sô 962/QĐ- UBND

ngày 31 tháng 3 năm 2017 của ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về công bố hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa năm 2016.

Trang Web

22. The International Union for Conservation of Nature (IUCN, 2016). The IUCN Red List of Threatened Speicies, có tại:

http://www.iucnredlist.org/search, [Ngày truy cập 16 tháng 03 năm 2017]. 23. CITES (2016), có tại: http://checklist.cites.org/#/en [Ngày truy cập 20 tháng

03 năm 2017].

24. Cở sở dữ liệu về Bò sát tại

http://www.reptile-database.org/ [Ngày truy cập 18 tháng 12 năm 2016] 25. Cơ sở dữ liệu về Ếch nhái tại

http://research.amnh.org/vz/herpetology/amphibia/ [Ngày truy cập 7 tháng 12 năm 2016]

Phụ lục 1. Bộ câu hỏi phỏng vấn ngƣời dân, thợ săn

Câu hỏi về thành phần loài đề tài thƣờng sử dụng

1.Bác (Anh, chị, em…) có thấy khu vực này Rắn, Rùa, Thằn lằn, và Ếch nhái không?

a. Có b.Không

1.Loài Rắn, Rùa, Thằn lằn, và Ếch nhái mà bác (Anh, chị, em…) đã gặp có đặc điểm như thế nào?

……….. 2. Bác (Anh, chị, em…) những loài đã gặp tên gọi địa phương là gì? ……….

3. Bác (Anh, chị, em…) cho biết mùa nào thường gặp và thời gian nào trong ngày gặp nhiều nhất?

……….. 4. Bác (Anh, chị, em..) có giữ lại mẫu vật nào về Bò sát, Ếch nhái không? ………

Câu hỏi về phân bố Bò sát, Ếch nhái theo sinh sảnh thƣờng sử dụng:

1. Bác (Anh, chị, em…) cho biết đi làm, đi rừng có hay gặp không? a. Thường xuyên b.Thỉnh thoảng c.Ít gặp

Gặp chúng ở đâu (Khe suối, đỉnh, sườn chân núi)………

2.Ở đồng ruộng bác (Anh, chị, em…) thường gặp loài nào? Số lượng có nhiều không? Thời điểm gặp?

.………. Tương tự với các dạng sinh cảnh khác

Câu hỏi về giá trị, tình hình sử dụng Bò sát, Ếch nhái thƣờng sử sụng câu hỏi sau:

3.Khi gặp các loài này bác (Anh, chị, em…) có bắt không? a. Có b. Không

Bắt về làm gì?... 4. Loài nào thường bán, loài nào để thịt, loài nào làm dược liệu?

a. Loài để bán………. Giá tiền………

b.Loài để thịt c. Dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ bò sát ếch nhái tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)