4.4.1. Các mối đe dọa
4.4.1.1. Săn bắt động vật
Săn bắt là nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm về số lượng các loài động vật tại KBT Nam Động. Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở vùng đệm, tuy nhiên trong quá trình điều tra, cũng bắt gặp người dân săn bắn bò sát, ếch nhái trong rừng đặc dụng (phân khu phục hồi sinh thái). Hoạt động này chủ yếu diễn ra vào buổi tối tại các con suối trong ngoài vùng đệm và trong KBT. Đối tượng săn bắn không chỉ là đàn ông mà còn cả phụ nữ là người dân địa phương sống xung quanh KBT.
Hình 4.15. Săn bắt bò sát
Đối với bò sát, ếch nhái đa phần chúng được sử dụng làm thức ăn như: Ếch suối, Rồng đất, Rắn nước, Rắn sọc dưa,… Ngoài ra một số loài được nuôi làm cảnh như: Tắc kè,…
Hậu quả của săn bắn làm suy giảm nhanh chóng số lượng Khu hệ động vật và những người được phỏng vấn cũng cho rằng chính hoạt động này là nguyên nhân chính làm suy giảm các loài Bò sát ếch nhái trong KBT. Qua kết quả phỏng vấn người dân, qua điều tra cũng xác định được một số loài, số
lượng, hình thức săn bắt và mục đích sử dụng. Đây mới chỉ là những thông tin mà một số người dân cung cấp còn thực tế số lượng này có thể lớn hơn nhiều.
Mặc dù hoạt động này chủ yếu diễn ra ở vùng đệm, tuy nhiên khi đến mùa sinh sản các loài ếch nhái ghép đôi với nhau, khi đó người dân bắt gặp chúng thì họ cũng săn bắt luôn.
4.4.1.2. Mất và chia cắt sinh cảnh
Mất và chia cắt sinh cảnh cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm về số lượng các loài tại khu vực điều tra, đặc biệt đối với các loài ếch nhái cần môi trường nước để sinh sản. Quá trình điều tra đề tài đã ghi nhận được một số hoạt động gây chia cắt và mất sinh cảnh: Canh tác nương rẫy, khai thác gỗ củi, và khai thác lâm sản ngoài gỗ.
Canh tác nương rẫy
Canh tác nương rẫy là một trong những phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc ở đây. Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở ranh giới giữa đất của người dân và Khu bảo tồn và một số hộ dân vẫn canh tác trong Khu bảo tồn từ nhiều năm trước đây (chưa di cư ra khỏi KBT).
Hình 4.16. Canh tác nƣơng rẫy
Tại đây mỗi hộ dân canh tác thường có chòi vừa để canh tác nương rẫy vừa kết hợp với chăn nuôi (Lợn, Gà, Vịt…). Các loài vật nuôi này đều được
thả một cách tự do trong rừng đặc dụng. Hậu quả làm mất sinh cảnh sống và thức ăn của một số loài động vật.
Ngoài ra kèm theo hoạt động này là những người dân ngủ lại trên chòi thường đi săn bắn, bẫy bắt động vật, bò sát, ếch nhái để làm thực phẩm và họ còn chặt một lượng cây gỗ để làm củi đốt.
Khai thác gỗ
Xung quanh KBT chủ yếu là người đồng bào dân tộc Thái và Mường sinh sống. Do đó truyền thống làm nhà sàn của người dân đã có từ bao đời nay. Hiện nay các hoạt động khai thác gỗ chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương (dựng nhà, xây dựng chuồng trại). Tuy nhiên để làm nhà sàn người dân thường chọn những cây gỗ to, gỗ tốt như Sến, Giổi,... ở trong khu rừng đặc dụng và một số ở khu rừng phòng hộ. Việc chặt hạ những cây gỗ lớn có thể kéo, làm gẫy những cây gỗ và một số cây tái sinh bị chết, ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của cây rừng và làm ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của các loài động vật nói riêng.
Khai thác lâm sản ngoài gỗ
Do cuộc sống của một số hộ dân vẫn còn khó khăn nên người dân vẫn còn vào rừng khai thác một số LSNG như phong lan, cây thuốc và đặc biệt là mật ong,.. để bán.
Hình 4.18. Khai thác mật ong
Mặc dù hoạt động này không diễn ra thường xuyên tuy nhiên do giá trị kinh tế khá lớn nên một số người dân vẫn vào rừng khai thác. Hiện nay người dân khai thác chủ yếu là mật ong để bán với giá từ 4- 5 trăm nghìn/ 1 lít. Khác với khu vực khác để lấy được mật ong thường chặt hạ cây hoặc dùng lửa để đốt trực tiếp thì người dân ở đây thường lấy mật bằng cách chặt những cây nhỏ, thẳng để buộc cùng vào cây lớn rồi trèo lên để lấy mật (cũng có trường hợp người dân trèo dùng lửa đốt). Những hoạt động này ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài bò sát, ếch nhái cụ thể: Khi người dân đi lại nhiều tạo thành các đường mòn tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng săn bắn tiếp cận với các loài bò sát, ếch nhái. Mặc dù người dân vào rừng để lấy mật ong, tuy nhiên khi bắt gặp các loài bò sát, ếch nhái người dân cũng bắt luôn.
Chăn thả gia súc tự do
Hiện tại, việc chăn thả gia súc được ghi nhận chủ yếu ở các khu vực giáp ranh với Khu bảo tồn, tuy nhiên hiện nay do thiếu đất canh tác nên hoạt động chăn thả gia súc thường lấn vào rừng sâu hơn. Do đó nếu không có quản
lý tốt chắc chắn việc chăn thả s phát triển và xâm lấn vào khu bảo tồn. Khi đó các loài gia súc làm hủy hoại tầng thảm xanh, cây gỗ tái sinh, đồng thời làm tăng khả năng rửa trôi và xói mòn đất, làm ảnh hưởng tới nơi sống và thức ăn của các loài Bò sát, ếch nhái.
Hình 4.19. Chăn thả gia súc tự do4.4.2. Đánh giá các mối đe dọa 4.4.2. Đánh giá các mối đe dọa
Sau khi xác định và liệt kê các mối đe dọa loài, tiến hành đánh giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến 5 điểm, tương ứng với 5 mối đe dọa tùy từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau dựa trên 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa. Theo phương pháp của (Margoluis and Salafsky, 2001). Kết quả được trình bày trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Xếp hạng các mối đe dọa TT Mối đe dọa Diện TT Mối đe dọa Diện
tích Cƣờng độ Tính cấp thiết Tổng Xếp Loại 1 Săn bắt 5 4 5 14 I 2 Mất và chia cắt sinh cảnh
TT Mối đe dọa Diện tích Cƣờng độ Tính cấp thiết Tổng Xếp Loại 2.2 Khai thác gỗ 3 3 4 10 III 2.3 Khai thác LSNG 2 2 2 6 IV 2.4 Chăn thả gia súc tự do 1 1 1 3 V Tổng 15 15 15 45
Tổng hợp điểm và xếp hạng chỉ ra rằng săn bắt ảnh hưởng lớn nhất tiếp đến là tập quán canh tác nương rẫy. Khai thác gỗ; khai thác LSNG và Chăn thả súc tự do có mức độ ảnh hưởng theo mức độ giảm dần.