3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động có đơn vị hành chính nằm trên địa bàn xã Nam Động, huyện Quan Hóa, cách trung tâm huyện 25 km và cách Thành phố Thanh Hóa 150km theo hướng Đông Nam.
- Tọa độ địa lý: Từ 20° 18' 07” đến 20° 19' 38” vĩ độ Bắc; Từ 104° 52' 8” đến 104° 53' 26” kinh độ Đông
Hình 3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
- Ranh giới tiếp giáp
+ Phía Bắc giáp khoảnh 1,2,3,4,5 tiểu khu 185; khoảnh 1,2 tiểu khu 187 huyện Quan Hóa.
+ Phía Nam giáp xã Sơn Lư và xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn.
+ Phía Đông giáp khoảnh 3, 4 tiểu khu 187 (huyện Quan Hóa) và xã Trung Thượng huyện Quan Sơn.
+ Phía Tây giáp khoảnh 4 và 5, tiểu khu 185 huyện Quan Hóa và xã Sơn Điện huyện Quan Sơn.
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa có địa hình núi dốc phức tạp, hiểm trở, mạng lưới sông suối dày đặc. Bị chia cắt bởi các đường phân thủy, thung lũng và khe suối, bề mặt địa hình tự nhiên thay đổi thất thường, tạo nên dạng địa hình dốc mang nét đặc trưng của hệ sinh thái núi đá vôi. Độ cao trung bình từ 700 – 900m, độ dốc từ 10 – 450 và nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
3.1.3. Địa chất thổ nhƣỡng
Đất Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động được hình thành từ các loại đá Granit, Riolit, Phiến thạch sét, Sa thạch sét và Sạn kết, đá Vôi gồm các nhóm đất sau:
- Nhóm đất Feralit màu vàng đỏ phát triển trên đá Granit phân bố ở vùng núi trung bình.
- Nhóm đất Feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá Sa Thạch, Phiến thạch phân bố ở những vùng núi thấp đồi cao.
- Nhóm đất Feralit mùn phát triển trên đá Phiến thạch sét và đá Sa thạch có kết cấu mịn phân bố trên vùng núi cao.
- Đất dốc tụ nằm dọc theo chân núi. Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất dốc tụ, lũy tích và sản phẩm hỗn hợp. Tổ hợp đất thung lũng lẫn nhiều sỏi sạn và các cấp hạt.
* Đặc điểm các nhóm lập địa chủ yếu Khu bảo tồn
- Dạng lập địa N2IVFHs; N2IVFHa, chiếm 29,5% diện tích. Phân bố trên vùng sườn núi cao với độ cao lớn. Đất Feralit trên đá Granit. Hướng sử dụng phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa N3IVFs; N3IVFa, chiếm 24,4% diện tích. Phân bố ở độ cao dưới 700m và độ dốc < 25 độ. Đất Feralit với độ dày tầng đất không lớn. Hướng sử dụng phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa N3IIIFs; N3IIIFa, chiếm 18,5% diện tích. Đất Feralit phân bố trên các xã thuộc phân khu phục hồi sinh thái, độ dốc 16-20 độ, tầng dầy trung bình từ 50 - 70cm. Hướng sử dụng bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa N2IIIFHs; N2IIIFHa, chiếm 11% diện tích. Phân bố ở vùng núi cao và độ dốc >25 độ. Đất Feralit trên Granit. Tầng đất từ trung bình đến dày, hướng sử dụng vào bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa T1IVFs; T1IVFa, chiếm 6,4% diện tích, dạng lập địa này phân bố trên vùng sườn suối và độ dốc khá lớn, đất Feralit màu đỏ vàng, hướng sử dụng cho mục đích Lâm nghiệp.
- Dạng lập địa T1IIIFs; T1IIIFa, chiếm 5,2% diện tích, phân bố trên sườn, độ dốc vừa phải tầng đất dày đến trung bình, đất Feralit, hướng sử dụng cho mục đích Lâm nghiệp.
Nhìn chung đất ở Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động chủ yếu là các đá tạo đất đơn giản và nghèo chất dinh dưỡng, chỉ có vài ba loại đá quen thuộc thường gặp ở các vùng núi như: Granit, đá sét, phiến thạch sét và đá cát, các loại đất được hình thành trong khu vực thường nằm trên các địa hình có độ dốc cao từ 16-350 (cấp III và cấp IV).
3.1.4. Khí hậu thủy văn
- Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động nằm trong vùng khí hậu núi cao phía Tây Bắc của tỉnh nên có Khí hậu lục địa chia làm hai
mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Tổng nhiệt độ khoảng 8.0000C/năm; lượng mưa dao động từ 1.600 – 1.900mm tùy theo từng vùng.
+ Độ ẩm: Độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào đầu tháng 1 hoặc tháng 12 (xuống tới 19 – 40%); từ tháng 5 - 10 độ ẩm thấp do gió Tây khô nóng gây ra hạn hán ở nhiều nơi, có khi hạn hán nghiêm trọng kéo dài vào những năm gió Tây kéo dài và mưa đến chậm.
+ Nhiệt độ: Khí hậu nhiệt đới vùng cao, đặc điểm khí hậu ảnh hưởng của khu vực Tây Bắc Bộ nhiều hơn là Trung Bộ và Khu bốn cũ. Nhiệt độ trung bình từ 23 - 250C, trung bình thấp nhất là 140 C, cao nhất là 380
C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động từ 4 - 100
C
+ Gió: Nhìn chung yếu, tốc độ gió trong bão không quá 25m/s. Ảnh hưởng của gió Tây khô nóng không đáng kể. Hàng năm có từ 3 – 5 ngày có sương muối, đặc biệt xuất hiện băng giá ở một vài nơi.
+ Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 – 1.760mm. m độ không khí trung bình năm là 86%, nhưng phân bố không đồng đều ở các tháng trong năm.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên: Tiểu vùng này có nền nhiệt độ thấp, mùa hè mát và mưa nhiều, mùa đông rất lạnh và ít mưa. Thiên tai chủ yếu là rét đậm và sương muối, sương giá. Nhìn chung khí hậu và thời tiết khu vực này tương đối thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi, nhất là phát triển nghề rừng.
3.1.5. Tài nguyên động thực vật
3.1.5.1. Tài nguyên thực vật
Kết quả điều tra theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của tiến sĩ Thái Văn Trừng, thảm thực vật rừng trong KBT bao gồm 2 kiểu chính:
Kiểu thảm này bao gồm Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim trên núi đá vôi (diện tích 401,84 ha), Rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi (diện tích 52 ha), và Rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất (44,54 ha).
2) Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới dưới 700m
Kiểu thảm này bao gồm Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi (diện tích 49 ha), Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất (diện tích 43,71 ha), và Kiểu phụ trảng cỏ cây bụi nhiệt đới trên núi đất (diện tích 22,24 ha).
3.1.5.2. Đa dạng hệ động vật rừng
Một số nghiên cứu về Khu hệ động vật tại KBT Nam Động cũng đã được thực hiện. Cụ thể cho tới nay đã thống kê được 23 loài thú thuộc 11 họ, 5 bộ (Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, 2014; Ngô Xuân Nam và cộng sự, 2013). Trong đó, có 21 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, Danh lục Đỏ Thế giới 2013 và Nghị định 32/2006/NĐ-CP như: Voọc xám (Trachypithecus crepusculus), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Sơn
dương (Capricornis milneedwardsii),…