4.3.1.4. Sinh cảnh nương rẫy làng bản
Sinh cảnh này thường gặp ở chân và sườn núi, các thung lũng tại bản
Lở. Mặc dù sinh cảnh này chiếm diện tích khá nhỏ trong KBT, tuy nhiên sinh cảnh này có khá nhiều thức ăn của Bò sát, Ếch nhái. Do vậy sinh cảnh
này cũng thu hút được nhiều loài Bò sát tập trung sinh sống, điểm hình như: Tắc kè; nhái bầu vân; thằn lằn bóng hoa,… Qua điều tra thống kê được 25 loài chiếm 58,14% tổng số loài quan sát trong nghiên cứu này.
Hình 4.12. Sinh cảnh nƣơng rẫy làng bản
4.3.1.5. Sinh cảnh rừng giàu ítbị tác động
Đây là dạng sinh cảnh chiếm diện tích rất lớn ở khu vực nghiên cứu. Ở sinh cảnh này rừng hầu như không bị tác động hoặc bị tác động rất ít. Tài nguyên thực vật sinh trưởng và phát triển khá tốt, tiêu biểu là các loài hạt trần quý hiếm như Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng sọc hẹp (Amentotaxus argotaenia), Dẻ tùng sọc rộng (Amentotaxus yunnanensis), Thông đỏ đá vôi (Taxus chinensis), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius). Với hệ thống rừng giàu độ che phủ, độ ẩm không khí cao nên thuận lợi cho các loài Bò sát, Ếch nhái sinh sống. Sinh cảnh này ghi nhận được nhiều loài bò sát, ếch nhái nhất với 28 loài chiếm 65,12% tổng số các loài quan sát được trong nghiên cứu này. Một số loài điểm hình như: Rùa sa nhân; Rắn lục núi; rắn lục bắc bộ, thằn lằn ngón pù hu; ếch cây đầu to; ếch bám đá lào…
Hình 4.13. Sinh cảnh rừng giàu ít bị tác động 4.3.2. Phân bố Bò sát, ếch nhái theo đai cao 4.3.2. Phân bố Bò sát, ếch nhái theo đai cao
Khu bảo tồn được chia thành các đai cao sau: Dưới 700m; từ 700- 900m; từ 900- 1.100; từ 1.100- 1.300 và trên 1.300. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi loài Bò sát, Ếch nhái phân bố theo đai cao khác nhau (bảng 4.5 và hình 4.14).
Bảng 4.5. Biểu điều tra Bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh và đai cao
TT Tên loài Đai cao (m) <700 700- 900 900- 1.100 1.100- 1.300 >1.300 Ghi chú 1 Cóc nhà + 2 Cóc rừng + + 3 Ngoé + + 4 Ếch đồng +
TT Tên loài Đai cao (m) <700 700- 900 900- 1.100 1.100- 1.300 >1.300 Ghi chú 5 Chẫu + 6 Ếch vạch + 7 Ếch trơn + + 8 Ếch poilani + + 9 Ếch gáy dô + + 10 Ềnh bán đá lào + 11 Ếch thơm + + 12 Ếch màng nhĩ khổng lồ + + 13 Ếch xanh + + 14 Chàng mẫu sơn + + + 15 Ếch cây mép trắng + + + + 16 Ếch cây orlov + 17 Ếch cây sần nhỏ + 18 Ếch cây đầu to + 19 Nhái bén dính + +
20 Nhái bầu hoa +
21 Nhái bầu vân + +
22 Nhái bầu hây môn + +
23 Rùa sa nhân +
24 Thăn lằn bay đốm +
25 Thằn lằn bóng hoa + +
26 Thằn lằn tai Ba vì +
TT Tên loài Đai cao (m) <700 700- 900 900- 1.100 1.100- 1.300 >1.300 Ghi chú 28 Rồng đất + + 28 Tắc kè + + + 30 Liu điu chỉ + 31 Thạch sùng ngón Pù hu + 32 Rắn roi thường + 33 Rắn sọc dưa + 34 Rắn nước đốm vàng +
35 Rắn rào quảng tây +
36 Rắn ráo thường +
37 Rắn rào ngọc +
38 Rắn nhiều đai +
39 Rắn nước vân tam giác +
40 Rắn lục núi + +
41 Rắn cạp nong +
42 Rắn lục Bắc bộ + +
43 Cá có sần +
Tổng 16 20 25 5 0
Qua bảng trên cho thấy: Các loài bò sát, ếch nhái phân bố tập trung (nhiều nhất) tại đai cao từ 900- 1.100m, do tại đai cao này là rừng giàu ít chịu tác động của người dân và có nhiều dạng sinh cảnh sống, đặc biệt có các khe, vũng nước nhỏ nên đây môi trường sống thích hợp cho chúng. Trong khi đó đai
cao 1.100 đến 1.300 m quan sát được ít loài nhất với 5 loài, do đai cao này chủ yếu là các đỉnh núi đá vôi nên thiếu nguồn nước, thiếu ăn. Cụ thể như sau:
- Đai cao dưới 700m quan sát được 16 loài, chiếm 37,21% tổng số loài quan sát được.
- Đai cao 700 đến 900m quan sát được 20 loài, chiếm 46,51% tổng số loài quan sát trong quá trình điều tra.
- Đai cao 900 đến 1.100m quan sát được nhiều loài nhất với 25 loài, chiếm 58,14% tổng số loài quan sát trực tiếp.
- Đai cao 1.100 đến1.300m quan sát được ít loài nhất với 5 loài, chiếm 11,63% tổng số loài quan sát trong quá trình điều tra.
Hình 4.14. Phân bố bò sát, ếch nhái theo đai cao
Tóm lại: Kết quả điều tra ở các sinh cảnh và đai cao cho chúng ta thấy
rằng sự phân bố của Bò sát, Ếch nhái ngoài sự phụ thuộc vào mức độ đa dạng của nguồn thức ăn nó còn phụ thuộc vào môi trường sống.
4.4. Các mối đe dọa đến Khu hệ Bò sát, ếch nhái 4.4.1. Các mối đe dọa 4.4.1. Các mối đe dọa
4.4.1.1. Săn bắt động vật
Săn bắt là nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm về số lượng các loài động vật tại KBT Nam Động. Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở vùng đệm, tuy nhiên trong quá trình điều tra, cũng bắt gặp người dân săn bắn bò sát, ếch nhái trong rừng đặc dụng (phân khu phục hồi sinh thái). Hoạt động này chủ yếu diễn ra vào buổi tối tại các con suối trong ngoài vùng đệm và trong KBT. Đối tượng săn bắn không chỉ là đàn ông mà còn cả phụ nữ là người dân địa phương sống xung quanh KBT.
Hình 4.15. Săn bắt bò sát
Đối với bò sát, ếch nhái đa phần chúng được sử dụng làm thức ăn như: Ếch suối, Rồng đất, Rắn nước, Rắn sọc dưa,… Ngoài ra một số loài được nuôi làm cảnh như: Tắc kè,…
Hậu quả của săn bắn làm suy giảm nhanh chóng số lượng Khu hệ động vật và những người được phỏng vấn cũng cho rằng chính hoạt động này là nguyên nhân chính làm suy giảm các loài Bò sát ếch nhái trong KBT. Qua kết quả phỏng vấn người dân, qua điều tra cũng xác định được một số loài, số
lượng, hình thức săn bắt và mục đích sử dụng. Đây mới chỉ là những thông tin mà một số người dân cung cấp còn thực tế số lượng này có thể lớn hơn nhiều.
Mặc dù hoạt động này chủ yếu diễn ra ở vùng đệm, tuy nhiên khi đến mùa sinh sản các loài ếch nhái ghép đôi với nhau, khi đó người dân bắt gặp chúng thì họ cũng săn bắt luôn.
4.4.1.2. Mất và chia cắt sinh cảnh
Mất và chia cắt sinh cảnh cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm về số lượng các loài tại khu vực điều tra, đặc biệt đối với các loài ếch nhái cần môi trường nước để sinh sản. Quá trình điều tra đề tài đã ghi nhận được một số hoạt động gây chia cắt và mất sinh cảnh: Canh tác nương rẫy, khai thác gỗ củi, và khai thác lâm sản ngoài gỗ.
Canh tác nương rẫy
Canh tác nương rẫy là một trong những phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc ở đây. Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở ranh giới giữa đất của người dân và Khu bảo tồn và một số hộ dân vẫn canh tác trong Khu bảo tồn từ nhiều năm trước đây (chưa di cư ra khỏi KBT).
Hình 4.16. Canh tác nƣơng rẫy
Tại đây mỗi hộ dân canh tác thường có chòi vừa để canh tác nương rẫy vừa kết hợp với chăn nuôi (Lợn, Gà, Vịt…). Các loài vật nuôi này đều được
thả một cách tự do trong rừng đặc dụng. Hậu quả làm mất sinh cảnh sống và thức ăn của một số loài động vật.
Ngoài ra kèm theo hoạt động này là những người dân ngủ lại trên chòi thường đi săn bắn, bẫy bắt động vật, bò sát, ếch nhái để làm thực phẩm và họ còn chặt một lượng cây gỗ để làm củi đốt.
Khai thác gỗ
Xung quanh KBT chủ yếu là người đồng bào dân tộc Thái và Mường sinh sống. Do đó truyền thống làm nhà sàn của người dân đã có từ bao đời nay. Hiện nay các hoạt động khai thác gỗ chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương (dựng nhà, xây dựng chuồng trại). Tuy nhiên để làm nhà sàn người dân thường chọn những cây gỗ to, gỗ tốt như Sến, Giổi,... ở trong khu rừng đặc dụng và một số ở khu rừng phòng hộ. Việc chặt hạ những cây gỗ lớn có thể kéo, làm gẫy những cây gỗ và một số cây tái sinh bị chết, ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của cây rừng và làm ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của các loài động vật nói riêng.
Khai thác lâm sản ngoài gỗ
Do cuộc sống của một số hộ dân vẫn còn khó khăn nên người dân vẫn còn vào rừng khai thác một số LSNG như phong lan, cây thuốc và đặc biệt là mật ong,.. để bán.
Hình 4.18. Khai thác mật ong
Mặc dù hoạt động này không diễn ra thường xuyên tuy nhiên do giá trị kinh tế khá lớn nên một số người dân vẫn vào rừng khai thác. Hiện nay người dân khai thác chủ yếu là mật ong để bán với giá từ 4- 5 trăm nghìn/ 1 lít. Khác với khu vực khác để lấy được mật ong thường chặt hạ cây hoặc dùng lửa để đốt trực tiếp thì người dân ở đây thường lấy mật bằng cách chặt những cây nhỏ, thẳng để buộc cùng vào cây lớn rồi trèo lên để lấy mật (cũng có trường hợp người dân trèo dùng lửa đốt). Những hoạt động này ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài bò sát, ếch nhái cụ thể: Khi người dân đi lại nhiều tạo thành các đường mòn tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng săn bắn tiếp cận với các loài bò sát, ếch nhái. Mặc dù người dân vào rừng để lấy mật ong, tuy nhiên khi bắt gặp các loài bò sát, ếch nhái người dân cũng bắt luôn.
Chăn thả gia súc tự do
Hiện tại, việc chăn thả gia súc được ghi nhận chủ yếu ở các khu vực giáp ranh với Khu bảo tồn, tuy nhiên hiện nay do thiếu đất canh tác nên hoạt động chăn thả gia súc thường lấn vào rừng sâu hơn. Do đó nếu không có quản
lý tốt chắc chắn việc chăn thả s phát triển và xâm lấn vào khu bảo tồn. Khi đó các loài gia súc làm hủy hoại tầng thảm xanh, cây gỗ tái sinh, đồng thời làm tăng khả năng rửa trôi và xói mòn đất, làm ảnh hưởng tới nơi sống và thức ăn của các loài Bò sát, ếch nhái.
Hình 4.19. Chăn thả gia súc tự do4.4.2. Đánh giá các mối đe dọa 4.4.2. Đánh giá các mối đe dọa
Sau khi xác định và liệt kê các mối đe dọa loài, tiến hành đánh giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến 5 điểm, tương ứng với 5 mối đe dọa tùy từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau dựa trên 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa. Theo phương pháp của (Margoluis and Salafsky, 2001). Kết quả được trình bày trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Xếp hạng các mối đe dọa TT Mối đe dọa Diện TT Mối đe dọa Diện
tích Cƣờng độ Tính cấp thiết Tổng Xếp Loại 1 Săn bắt 5 4 5 14 I 2 Mất và chia cắt sinh cảnh
TT Mối đe dọa Diện tích Cƣờng độ Tính cấp thiết Tổng Xếp Loại 2.2 Khai thác gỗ 3 3 4 10 III 2.3 Khai thác LSNG 2 2 2 6 IV 2.4 Chăn thả gia súc tự do 1 1 1 3 V Tổng 15 15 15 45
Tổng hợp điểm và xếp hạng chỉ ra rằng săn bắt ảnh hưởng lớn nhất tiếp đến là tập quán canh tác nương rẫy. Khai thác gỗ; khai thác LSNG và Chăn thả súc tự do có mức độ ảnh hưởng theo mức độ giảm dần.
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn 4.5.1. Bảo vệ loài và sinh cảnh sống 4.5.1. Bảo vệ loài và sinh cảnh sống
Săn bắt và mất sinh cảnh đang là nguyên nhân chính làm suy giảm số lượng các loài động vật tại các KBT/ VQG ở Việt Nam nói chung và KBT các loài hạt trần quý hiếm nói riêng. Vì vậy hoạt động ưu tiên đầu tiên là bảo vệ loài và sinh cảnh sống của khu hệ bò sát, ếch nhái. Để làm thực hiện được giải pháp này cần thực hiện tốt các hoạt động sau:
Tăng cường hoạt động tuần tra, phối hợp với chính quyền địa phương để ngăn chặn các hiện tượng săn bắt các loài bò sát, ếch nhái. Đặc biệt, tập trung tại khu rừng tốt nơi phân bố của nhiều loài thú lớn cụ thể, tại trụ sở hợp tác xã Tiên Phong trước đây thuộc tiểu khu 187 có lán trại là nơi đối tượng săn bắn nghỉ chân) và tại tiểu khu 207 và 200A xã Sơn Lư của huyện Quan Sơn.
Thành lập các ban tự quản rừng tại bản Bâu và bản Lở, trong đó cán bộ Kiểm lâm địa bàn là trưởng nhóm và 2 người dân địa phương, để tuần tra rừng.
Thực thi pháp luật xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về săn bắn tài nguyên động vật rừng để làm gương cho đối tượng khác.
Về công tác quy hoạch cần hoàn thiện việc đóng mốc ranh giới cho KBT, để người dân biết rõ ranh giới diện tích để tránh việc khai thác tài nguyên trong rừng đặc dụng.
4.5.2. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng
Một trong những thách thức đối với công tác bảo tồn tại đây là nhận thức của cộng đồng về bảo tồn các loài động vật hoang dã còn thấp. Vì vậy, trong thời gian tới KBT cần xây dựng các chương trình giáo dục bảo tồn và nâng cao nhận thức cho cộng đồng cụ thể là:
Tuyên truyền cho cộng đồng về vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ các loài động vật cũng như sinh cảnh của chúng. Đưa giáo dục bảo tồn động vật vào các chương trình ngoại khóa cho học sinh. Chú ý đến các trường tiểu học và phổ thông cơ sở.
Phát hành các pa nô, khẩu hiệu, tờ rơi giới thiệu ý nghĩa và hiện trạng của các loài bò sát, ếch nhái cần ưu tiên bảo tồn (xem chi tiết tại mục 4.2).
Tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền và giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên về động vật rừng xuống tận các bản của các xã và các xã lân cận của Khu bảo tồn.
Thường xuyên vận động các phong trào thi đua, xây dựng làng văn hóa trong đó cam kết về bảo vệ rừng, không săn bắn, chặt phá là những chỉ tiêu quan trọng. Xây dựng cam kết, quy ước quản lí bảo vệ rừng cho địa phương.
Công tác QLBVR trên địa bàn các xã cần được tổ chức và quản lý chặt ch hơn, nâng cao năng lực quản lý, tăng cường lực lượng bảo vệ rừng tuần tra canh gác, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm.
Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng s làm cho diện tích đất lâm
nghiệp trên toàn xã đều có chủ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng khuyến khích cộng đồng cùng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.
4.5.3. Giải pháp về kinh tế - xã hội
- Tổ chức các chương trình dạy nghề và chuyển đổi nghề: Xúc tiến các hoạt động đào tạo nghề cho người dân, qua đó giúp họ có được một nghề mới, sinh kế mới từng bước thay đổi phong tục, tập quán và truyền thống khai thác lâm sản từ rừng. Sinh kế thôn bản s không bền vững nếu như còn nhiều hộ dân vẫn sống dựa vào các hoạt động trái phép.
- Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia: Thực hiện quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia ở các thôn (bản) vùng đệm khu bảo tồn. Trước mắt, thực hiện đầy đủ, hiệu quả vấn đề quy hoạch vùng chăn thả gia súc gắn với chủ động kiểm soát dịch bệnh và thực thi chế tài, quy chế, quy định về chăn thả và quản lý bãi chăn thả.
- Tập trung xây dựng các mô hình trình diễn cây, con năng xuất cao