Đánh giá hiện trạng về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ bò sát ếch nhái tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 33 - 37)

3.2.1. Dân số, dân tộc

Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động nằm trên địa bàn xã Nam Động huyện Quan Hóa, có ranh giới tiếp giáp với 3 xã của huyện Quan Sơn: xã Sơn Lư (bản Hẹ và bản Bìn), xã Sơn Điện (bản Na Hồ và bản Xủa), xã Trung Thượng (bản Bàng) với tổng dân số toàn vùng hiện nay là 4.333 khẩu. Trên địa bàn 4 xã của 02 huyện hiện có 3 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc Thái (chiếm 75,3%), dân tộc Mường (chiếm 19,5%), dân tộc Kinh (chiếm 5,2%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn vùng là 0,94%, trong đó tỷ lệ

tăng dân số tự nhiên thấp nhất ở xã Sơn Điện (0,8%). Mật độ dân số bình quân trong toàn vùng 412 người/km2

.

3.2.2. Hoạt động sản xuất

3.2.2.1. Trồng trọt

Trồng trọt đang chuyển dần từ phương thức quảng canh sang thâm canh gắn với áp dụng, chuyển giao giống mới vào sản xuất, giảm dần diện tích canh tác nương rẫy, tập trung khai hoang, phục hóa ruộng lúa nước và các bãi chuyên màu.

Chăn nuôi gia súc gia cầm

Các loài gia súc, gia cầm được nuôi trong vùng chủ yếu là các loài giống địa phương, một số hộ còn chăn nuôi Nhím, Dúi,... tuy chất lượng cao nhưng năng xuất, sản lượng thịt lại thấp.

3.2.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp

Những năm gần đây, được sự đầu tư của các dự án trồng rừng sản xuất, trồng rừng thay thế..., diện tích rừng trồng được nâng lên rõ rệt. Đến nay, vùng đệm đã có trên 1.000 ha rừng trồng, gồm các loài cây Keo, Luồng, Lát hoa, Xoan ta. Nhìn chung, chất lượng rừng trồng thấp, trữ lượng rừng không cao, một số diện tích chưa đảm bảo mật độ. Công tác giao đất giao rừng theo Nghị định 02/NĐ-CP, Nghị định 163/NĐ-CP và nay là Nghị định số 181/NĐ- CP của Chính phủ được tiến hành nhiều năm nay. Tuy nhiên, công tác giao đất giao rừng tồn tại một số bất cập, ranh giới giao đất không rõ ràng, vẫn còn tranh chấp đất đai, sử dụng không đúng quy hoạch và mục đích trên đất được giao.

Lâm sản khai thác trên địa bàn chủ yếu là sản phẩm từ rừng Luồng, hàng năm khai thác gần 50 vạn cây Luồng và một phần nhỏ các sản phẩm

khác như nứa, vầu thanh,... Trên địa bàn hiện có 3 cơ sở sản xuất đũa và các sản phẩm từ cây Luồng, tập trung chủ yếu ở xã Nam Động.

3.2.2.3. Thực trạng chung về kinh tế

Kinh tế, thu nhập của các hộ gia đình thuộc 12 thôn của 4 xã vùng đệm KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động chủ yếu dựa vào khai thác các sản phẩm từ rừng, cơ cấu kinh tế chủ yếu là kinh tế Lâm nghiệp chiếm 57% (năm 2013), quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao với 324 hộ/947 hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới, chiếm 34,3%. Thu nhập bình quân đầu người từ 5,8 triệu đồng/người/năm, mới chỉ đạt 0,67 lần thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh.

3.2.2.4. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng

Nền văn hóa truyền thống của đồng bào Thái, Mường hiện vẫn được gìn giữ, còn nguyên những nét bản sắc riêng; phong trào văn hóa văn nghệ làng bản được duy trì, phát triển. Phát triển du lịch văn hóa với các lễ hội của đồng bào Thái, Mường; du lịch sinh thái là những lợi thế và là tiềm năng rất lớn cần được đầu tư khai thác.

Trên địa bàn có 03/12 thôn (bản) chưa có trường mầm non (chiếm 25%), chưa có phòng học kiên cố; tỷ lệ phổ cập Tiểu học đạt 100%, Trung học cơ sở đạt 90%. Công tác đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, chiếm 20% tổng số lao động.

Trạm y tế xã, cán bộ phụ trách y tế cơ bản đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng. Công tác y tế dự phòng, tiên chủng, tiêm phòng được quan tâm đầu tư thực hiện theo các chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, bướu cổ và suy dinh dưỡng.

Các xã đều có các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại 11/12 thôn bản thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường hoặc đầu tư của các tổ chức phi Chính phủ, Ngân hàng Thế giới.

Vệ sinh môi trường của người dân chủ yếu tại chỗ, hệ thống vệ sinh khép kín hầu như không có; rác thải, chất thải chủ yếu được xử lý phân hủy tự nhiên hoặc vứt ra môi trường.

3.2.3.5. Cơ sở hạ tầng

a) Giao thông

Tổng chiều dài các loại đường trên địa bàn các xã là 98 km, trong đó: - Tỉnh lộ 520: 6 km đã được nhựa hóa.

- Đường trục xã: 30 km, đường cấp phối, chưa được cứng hóa để đạt chuẩn.

- Đường liên thôn bản có chiều dài khoảng 17 km. - Đường ngõ xóm có tổng chiều dài 45 km, đường đất.

b) Thủy lợi

Tổng chiều dài các tuyến kênh mương trên địa bàn các xã 15,6 km, trong đó đã kiên cố hóa được 4 km (kênh Nà Nưa), chiếm 24,2%, còn lại hoàn toàn là mương đất. Hiện nay có 27 đập nước/ 4 xã vùng đệm với 5 đập được xây dựng kiên cố, 22 đập tạm được làm bằng tre, nứa, đất, đá. Hệ thống thủy lợi mới đáp ứng được khoảng 75% yêu cầu sản xuất và dân sinh.

c) Cung cấp điện, nước

Các xã giáp ranh Khu bảo tồn có 4 trạm biến áp với hơn 30 km đường dây hạ thế đi qua địa bàn các thôn. Hệ thống cấp nước sạch tập trung tại trung tâm các thôn thông qua bể chứa cung cấp cho 536/947 hộ gia đình (chiếm 56,5%), chưa có hệ thống thoát nước thải.

d) Thông tin liên lạc

Hiện tại toàn vùng đệm Khu bảo tồn có 04 bưu điện nằm ở trung tâm 4 xã, hệ thống mạng thông tin di động thông qua các cột thu phát sóng viễn thông của 2 nhà cung cấp chính là Vinaphone và Viettel.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ bò sát ếch nhái tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)