1.2 Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp, cụm công
điều kiện cho các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp KCN hoặc bản thân các doanh nghiệp trong các KCN có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xung quanh KCN. KCN ra đời đã tạo nên những vùng công nghiệp tập trung, tác động rất tích cực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất. KCN góp phần mở rộng thị trường yếu tố đầu vào, đầu ra tại các vùng lân cận, đặc biệt là những địa phương trình độ công nghiệp phát triển.”
“KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung, xử lý chất thải, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. KCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi thành phố, do vậy, góp phần giải quyết ô nhiễm đô thị, tạo điều kiện quy hoạch đô thị hiện đại.”
1.2 Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nghiệp
Quản lý nhà nước đối với vấn đề phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là sự tác động có tổ chức mang tính quyền lực nhà nước của chính quyền các cấp lên các KCN, CCN với mục tiêu làm cho các KCN, CCN phát triển, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế cao liên tục, ổn định, dài hạn của KCN, các doanh nghiệp trong KCN, CCN sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực, góp phần thực hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN, CCN.
“Bản chất của quản lý nhà nước đối với các KCN, CCN chính là việc thực hiện công tác hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch; tổ chức triển khai thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN, CCN; thành
lập KCN, CCN, thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, CCN; vận động, thu hút đầu tư; thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư; quản lý hoạt động KCN, CCN và doanh nghiệp. Việc quản lý này được thực hiện theo cơ chế “một cửa, tại chỗ" và đã phát huy tác dụng tích cực trong việc phát triển KCN, CCN. Ngoài các Bộ, ngành Trung ương và UBND cấp tỉnh, Chính phủ đã hình thành một hệ thống BQL KCN, CCN cấp tỉnh để quản lý trực tiếp các KCN, CCN trong từng địa phương.” (Phạm Kim Thư, 2017)
KCN có thể do Chính phủ hoặc tư nhân sở hữu, nhưng dù ở bất cứ hình thức nào, KCN đều là đối tượng quản lý của Nhà nước. Bộ máy QLNN đối với các KCN có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các KCN Nếu bộ máy quản lý chuyên nghiệp, có trình độ, hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các KCN và ngược lại.
Để thực hiện QLNN các KCN cấptỉnh sử dụng một số các công cụ sau:
- Thứ nhất, công cụ Pháp luật: “Pháp luật là công cụ tạo sự bình đẳng, công bằng giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động của KCN. Để thực hiện QLNN đối với các KCN ở cấp tỉnh cần phải ban hành các quy định chính sách tạo hành lang pháp lý trong thực hiện quản lý các KCN. Các quy định chính sách của cấp tỉnh phải cụ thể hóa các quy định pháp luật của Nhà nước, Trung ương áp dụng đối với các KCN trong quá trình quản lý đối với các KCN ở địa phương cấp tỉnh.” (Phạm Anh Thư, 2017)
Một số “những quy định pháp luật chung như: luật Đầu tư, luật Thương mại, luật Doanh nghiệp, luật Lao động, luật Bảo vệ môi trường….và các quy định pháp lý riêng cho KCN.”
- Thứ hai, công cụ kế hoạch hóa: “Cơ quan QLNN cấp tỉnh sử dụng công cụ kế hoạch hóa để định hướng và điều hành các KCN. Các quy định chiến lược xây dựng, phát triển các KCN của địa phương phải nằm trong quy hoạch tổng thể của cả nước và hướng đến thực hiện các chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Qua đó đảm bảo rằng, các KCN vừa sử dụng hiệu quả nguồn lực, vừa là công cụ thực thi đường lối phát triển kinh tế ở địa phương và cả nước. Để làm được như vậy, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của cấp tỉnh phải có chất lượng, ổn định trong thời gian dài, việc điều chỉnh không làm thay đổi mục tiêu và định hướng chiến lược.” (Phạm Anh Thư, 2017)
- Thứ ba, “công cụ bộ máy hành chính quản lý: Bộ máy hành chính quản lý là chủ thể thực hiện công tác QLNN đối với các KCN mà ở đây là UBND cấp tỉnh, các Sở ban ngành trực thuộc UBND cấp tỉnh có liên quan, BQL các KCN của tỉnh. Bộ máy hành chính quản lý có nhiệm vụ quản lý điều hành và phát triển các KCN.”
- Thứ tư, “công cụ kinh tế: Công cụ kinh tế như công cụ thuế, lệ phí, lãi suất ngân hàng, các khoản hỗ trợ… Công cụ kinh tế giúp cơ quan QLNN thông qua nó để tác động đến các đối tượng quản lý mà ở đây chính là các thực thể trong KCN. Đây cũng là công cụ quan trọng cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các nhà đầu tư vào KCN và kết hợp hài hòa giữa các lợi ích.”
- Thứ năm, “công cụ chính sách: UBND cấp tỉnh có thể ban hành hoặc thực thi các chính sách của Nhà nước để quản lý hoạt động các KCN. Các chính sách góp phần thúc đầy phát triển các KCN.”