Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với khu công

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 85)

công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Phú Thọ

3.2.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp

“Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch nhằm triển để khai thác lợi thể của tỉnh Phú Thọ và tránh lãng phí tài nguyên đất, đầu tư không hiệu quả, trùng lặp. Cần đánh giá lại khả năng thu hút đầu tư, khả năng lấp đầy các KCN, mục đích hình thành các KCN để có kế hoạch bố trí, điều chỉnh quy mô và diện tích của từng khu nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ, bền vững giữa các KCN tỉnh Phú Thọ. Trong công tác quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng cần chú ý:”

- “Quy hoạch khu đô thị phải gắn với quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của vùng, quốc gia. Tốt nhất là quy hoạch địa điểm xây dựng KCN gần các đầu mối giao thông quan trọng, thuận tiện cho vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, sân bay. Trong quy hoạch cũng phải tính đến yếu tố thay đổi trong tương lai, sao cho các KCN ngày càng được cải thiện về chất lượng giao lưu, có khả năng tổ chức tốt giao thông, vận chuyển hàng hóa. Điểu căn bản cần tính nữa là các KCN cần phải có điều kiện thuận lợi về cung cấp nguồn điện, năng lượng, nguồn nước,….”

- “KCN cần phải có diện tích xây dựng đủ rộng theo nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài, có khả năng phát triển mở rộng mà không gây ra sự đảo lộn hoặc thay đổi quá nhiều sau một thời kỳ thay đổi sản xuất hay mở rộng các xí nguyện công nghiệp. Quy hoạch các KCN cũng cần thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật như địa hình khu đất, địa chất công trình, địa chất thủy văn, độ cao ngập lụt,…”

- “Vị trí xây dựng KCN cần phải xem xét đến hướng gió, nguồn nước chảy tương quan với khu dân cư, khu nghỉ ngơi của thành phố, đô thị nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ sản xuất CN đến đời sống xã hội. Quy hoạch KCN cần dựa trên các tiêu chí bảo vệ và hạn chế gây ô nhiễm với không khí, nguồn nước, đất do quá trình sản xuất gây ra. Ngoài ra, việc xác định khoảng cách từ KCN đến khu dân cư phải được tính toán khoa học nhằm hạn chế các tác động xấu nếu có KCN trong quá trình vận hành. ” Kiên quyết loại bỏ những dự án sản xuất có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, chọn lựa những dự án công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường; Nhanh chóng di dời các cơ sở, xí nghiệp gây ô nhiễm trong nội thị ra các vùng ngoại thành theo định hướng phát triển của tỉnh (Công ty CP giấy Việt Trì, Công ty CP Hóa chất Việt Trì, Công ty CP Păng rim Neotex … ra khỏi địa bàn phường Bến Gót, thành phố Việt Trì).

- “Quy hoạch các KCN ở xa các khu đô thị cần đi kèm các điều kiện để hình thành các khu nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng phục vụ cho người lao động trong KCN. Trong trường hợp xây dựng KCN mà nguồn vốn đầu tư ít thì nên xây dựng KCN gần các khu đô thị hay trung tâm kinh tế.”

- Thường xuyên đánh giá lại mức độ phù hợp của quy hoạch với thực tiễn. “Tổ chức công bố công khai quy hoạch được duyệt, tiến hành lập quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp các huyện, thành, thị.”

3.2.2 Tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển KCN, CCN

Ngoài các chính sách hỗ trợ phát triển KCN, CCN mà Tỉnh đang thực hiện, Phú Thọ có thể xem xét thực hiện thêm các chính sách sau:

* Chính sách hỗ trợ về lao động: “Nhà đầu tư phải ưu tiên đào tạo nghề và tuyển chọn lao động của hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi giao cho doanh nghiệp và lao động tại địa phương.”

công nghiệp) tuyển dụng lao động là người có hộ khẩu thường trú tại Phú Thọ được tỉnh hỗ trợ: Kinh phí đào tạo nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề, học nghề dưới 03 tháng) từ ngân sách địa phương, mức hỗ trợ đào tạo nghề không quá 600.000 đồng/người/tháng và không quá 2.000.000 đồng/người/khóa học, mỗi lao động chỉ được hỗ trợ một lần; hỗ trợ chi phí cung ứng lao động từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng/lao động. Kinh phí này được hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng lao động khi có đủ hồ sơ, chứng từ liên quan theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và bản cam kết sử dụng số lao động này từ 12 tháng trở lên của doanh nghiệp.”

* Hỗ trợ đối với các dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung của KCN, cụm công nghiệp: Hỗ trợ 50% chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng tối đa không quá 05 tỷ đồng cho một cụm công nghiệp có diện tích đất phát triển công nghiệp dưới 20ha, không quá 07 tỷ đồng cho một cụm công nghiệp có diện tích đất phát triển công nghiệp trên 20ha, không quá 10 tỷ đồng cho một KCN có diện tích đất phát triển công nghiệp dưới 100ha, không quá 15 tỷ đồng cho một KCN có diện tích đất phát triển công nghiệp trên 100ha.”

“Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại cho 50% vốn đầu tư hệ thống xử lý nước thải trong thời hạn 2 năm kể từ ngày vay vốn nhưng tối đa không quá 3 tỷ đồng.”

* “Chính sách kêu gọi đầu tư: Tỉnh Phú Thọ cần xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư đối với từng địa phương theo từng giai đoạn cụ thể; xây dựng các chính sách hỗ trợ, ưu tiên đầu tư vào KCN như hỗ trợ về kinh phí phải phóng mặt bằng, đầu tư hệ thống xử lý nước thải… Đồng thời, tiến hành rà soát các chính sách ưu đãi của Trung ương để tìm ra những điểm không phù hợp, kịp thời kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi. Các chính sách ưu đãi phải đảm bảo đơn giản, khả thi, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ vận dụng, đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư.”

3.2.3 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các KCN, CCN

- KCN cần bố trí khu đất để xây dựng các công trình như: Trạm công an, Chi nhánh Ngân hàng; hệ thống siêu thị; nhà ăn; bãi đỗ xe nhằm giải quyết tại chỗ các vấn đề an ninh trật tự, cung cấp dịch vụ ngân hàng ...

- Xây dựng nhà ở công nhân là chương trình có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc. Việc bố trí nhà ở cho công nhân KCN sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người lao động trong việc an cư, tái tạo sức lao động và tạo sự an tâm, hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Khu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của người lao động trong KCN và qua đó nguời lao động có điều kiện gần gũi với nhau hơn và gián tiếp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội. Tại đây có thể xây dựng thư viện, các phòng đọc sách, tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật, tổ chức chiếu phim, phòng tập thể thao, sân cầu lông ...giúp cho công nhân có điều kiện sinh hoạt văn hóa, thể thao lành mạnh sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi; qua đó nâng cao đời sống tinh thần, tạo nơi sinh hoạt, giao lưu kết bạn cho nguời lao động trong KCN và tăng sự hấp dẫn trong việc thu hút, tuyển dụng lao động của các nhà đầu tư.

- Xây dựng Trạm y tế, Phòng khám đa khoa phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người lao động trong KCN nhằm giải quyết phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của của người lao động trong KCN và sơ cứu kịp thời các trường hợp khẩn cấp trước khi chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

3.2.4 Triển khai thực hiện mạnh mẽ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đang hoạt động đang hoạt động

“Ngay sau khi các bộ, ngành trung ương có những hướng dẫn phân cấp, ủy quyền cụ thể trong các lĩnh vực, Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ cần dự thảo và trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy chế phối hợp hoạt động để xác định rõ địa vị pháp lý của Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ trong

mối quan hệ trực tiếp với UBND tỉnh Phú Thọ; mối quan hệ ngang với các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Phú Thọ và trong mối quan hệ với các bộ ngành Trung ương theo nguyên tắc phân cấp, ủy quyền. Đặc biệt cần phân cấp cụ thể cho BQL KCN, CCN Phú Thọ trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào KCN, CCN.”

Kết hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, công tác quản lý doanh nghiệp cần sâu sát hơn với cơ sở. Có như vậy mới tham mưu đề xuất với các cơ quan chức năng nhà nước và lãnh đạo Ban quản lý các chính sách, chế độ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất giỏi, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước và kịp thời tham gia giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh.

Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức thẩm định các dự án đầu tư một cách nhanh chóng, chặt chẽ, đảm bảo các quy định của nhà nước và theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh. Kiên quyết không cấp phép đối với những dự án không phù hợp.

“Đơn giản hóa các thủ tục hành chính không cần thiết như việc thẩm duyệt, nghiệm thu, phê duyệt phương án PCCC và các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp hoạt động.”

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước đối với KCN, CCN, Tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới cần thực hiện các biện pháp sau:

(i) “Cần xác định thống nhất nhận thức về vai trò, nội dung của công tác kiểm tra, thanh tra; trên cơ sở đó thể chế hoá công tác kiểm tra, thanh tra hoạt

động của các KCN, CCN bằng quy chế kiểm tra, thanh tra”

“Một là, quy chế này cần xác định đúng yêu cầu khách quan, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý, của các doanh nghiệp KCN trong công tác kiểm tra, thanh tra.”

Hai là, “làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thanh tra. Đó là hệ thống thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành. Như vậy đối tượng thanh tra ở đây là những vụ việc có dấu hiệu sai phạm phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (và cả hoạt động của Ban quản lý các KCN, CCN).”

Ba là, “làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân trực tiếp tham gia công tác thanh tra, đồng thời quy định các chế tài đối với các đối tượng vi phạm quy chế.”

Bốn là, chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ công tác thanh tra, từ việc xây dựng quy chế, kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện đều do cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm công việc này quyết định. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững pháp luật, chính sách thì mới chắc chắn đảm bảo chất lượng thanh tra. Và cũng chỉ có vậy mới xoá bỏ được những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các KCN, CCN.

Thứ hai, ban hành hướng dẫn về công tác giám sát cần phải chú tọng trong thời gian tới.

“Ban hành hướng dẫn cụ thể về công tác bảo vệ và giám sát môi trường trong các KCN từ giai đoạn qui hoạch đến giai đoạn đầu tư xây dựng hạ tầng, giai đoạn triển khai các dự án, giai đoạn hoàn chỉnh xây dựng trong các KCN... Quy định trách nhiệm quan hệ phối hợp giữa các bên” trong công tác hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, phối hợp kiểm tra giám sát và xử lý các vấn đề môi trường trong KCN. Tiến hành xây dựng quy chế,

nội quy về bảo vệ môi trường, nêu rõ quy định trách nhiệm các bên tham gia tác động đến môi trường. Kiểm kê, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm chính trong khu công nghiệp, định kỳ quan trắc, phân tích thành phần các chất thải độc hại.”

Công tác thanh tra, giám sát về lao động trong các KCN, CCN trên địa bàn cũng cần được chú trọng thực hiện hơn nữa. Đặc biệt là giám sát tình hình thực hiện các chính sách về BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động,….

Mặc dù giai đoạn 2015 -2019, số lượng DN hoạt động ổn định trong KCCN tăng lên đáng kể song doanh thu của các DN còn thấp và chủ yếu tập trung ở khối doanh nghiệp FDI sản xuất gia công linh kiện điện tử, hàng may mặc, bao bì. Các DN này tuy doanh thu cao nhưng khả năng đóng góp vào ngân sách Nhà nước thấp, chỉ chiếm khoảng 10%- 15% tổng ngân sách của toàn KCCN. Nhiều DN FDI tuy sản xuất có hiệu quả như các DN trong lĩnh vực dệt may, bao bì nhưng thường dùng nhiều hình thức khác nhau để tận dụng những ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập DN để chuyển lợi nhuận về công ty mẹ hoặc DN bên nước ngoài. Do đó, thời gian tới, Tỉnh cần chú trọng công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các DN FDI trong lĩnh vực thuế.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Vai trò của KCN, CCN trong tiến trình CNH - HĐH đất nước đã được khẳng định cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, để đảm bảo KCN, CCN phát triển bền vững thì công tác quản lý nhà nước đối với phát triển các KCN, CCN cần phải được chú trọng thực hiện.

Thông qua các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, luận văn đã đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quản lý nhà nước đối với phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua. Cụ thể những thành công đạt được là: (ii) Tỉnh đã lập quy hoạch phát triển KCN, CCN trong dài hạn với các căn cứ xác đáng, khoa học với các nội dung kế hoạch tương đối cụ thể và chi tiết. (ii) Trong triển khai thực hiện, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp với các đơn vị nhằm thực hiện nhiều biện pháp để hoàn thiện cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các KCN; Công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN, CCN trong quá trình hoạt động được thực hiện thường xuyên và phát huy hiệu quả; Các đánh giá qua khảo sát về công tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN, CCN hoạt động đều nhận được mức điểm khá. (iii) Trong lãnh đạo, Tỉnh đã có một số chính sách hỗ trợ phát triển KCN, CCN và triển khai vào thực tiễn các chính sách này cũng đã đạt được nhiều kết quả thành công; Công tác truyền thông, thu hút vốn đầu tư của tỉnh Phú Thọ các năm qua được thực hiện khá thường xuyên bằng các hình thức khác nhau. (iv) Công tác kiểm tra, giám sát đối hoạt động trong KCN được thực hiện bằng các hình thức phối hợp với những sở, ngành có liên quan theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh Phú Thọ, nội dung thanh tra, kiểm tra khá đầy đủ.

Bên cạnh những thành công thì công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Phú Thọ vẫn còn nhiều hạn chế. (i) Công

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)