1.2 Quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Có thể hiểu, QLNN về TMĐT chính là hoạt động QLNN về thương mại có gắn với các đặc trưng của TMĐT như đã nghiên cứu ở trên. Quản lý nhà nước về thương mại điện tử được hiểu là quá trình cơ quan nhà nước sử dụng các công cụ quản lý, phương thức quản lý của mình để tác động lên hoạt động thương mại trong môi trường điện tử nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thương mại điện tử cụ thể đã đặt ra.”
“Do tính chất đặc thù của TMĐT là thực hiện trên môi trường điện tử thông
qua các phương tiện điện tử do đó TMĐT cần phải được đảm bảo bằng một hạ tầng
công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin và Internet).” Cơ quan QLNN về thương
mại trực tiếp là Bộ Công thương, Sở công thương,…. Ngoài ra, còn cần có các cơ quan khác về QLNN trong CNTT và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) để thúc đẩy sự phát triển của TMĐT trên cơ sở đẩy mạnh truyền thông và ứng dụng CNTT.
Đối tượng quản lý của QLNN về thương mại điện tử chính là hoạt động
TMĐT. “Bên cạnh các đối tượng tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch
thương mại truyền thống còn xuất hiện thêm đối tượng thứ ba đó là các nhà cung cấp hạ tầng dịch vụ (dịch vụ Internet, dịch vụ viễn thông di động ...), các tổ chức chứng thực điện tử (cung cấp chữ kí số, chứng thực số...) các đối tượng này tuy không trực tiếp tham gia vào các giao dịch TMĐT nhưng lại là nhân tố đảm bảo cho
các giao dịch TMĐT thành công.”
Các mục tiêu của QLNN về TMĐT bao gồm: “(i) Phát triển TMĐT theo hướng tiên tiến, hiện đại theo kịp các xu hướng phát triển TMĐT của thế giới nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (ii) Phát triển TMĐT gắn với phát triển thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, tích cực tham gia vào các tổ chức TMĐT quốc tế. (iii) Đổi mới công tác xây dựng chiến lược quy hoạch và chính sách TMĐT cho phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế trong nước và
các thông lệ quốc tế nhằm đưa TMĐT trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho DN và nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.” (Nguyễn Thị Hoan, 2015)