Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 29 - 32)

1.2 Quản lý nhà nước về thương mại điện tử

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử

1.2.2.1 Lập chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại điện tử

“Có thể hiểu chiến lược TMĐT là định hướng phát triển TMĐT quốc gia trong một thời kỳ tương đối dài với các mục tiêu tổng quát, cụ thể và hệ thống các giải pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực và tổ chức thực hiện trong thực tiễn

để thực hiện các mục tiêu phát triển TMĐT mà Nhà nước đã đặt ra.”

“Chiến lược phát triển TMĐT của tỉnh (thành phố). Chiến lược này do Sở thương mại nghiên cứu xây dựng và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thông qua.”

“Kế hoạch phát triển TMĐT là các kế hoạch cụ thể nhằm chi tiết hóa các chiến lược phát triển TMĐT. Các kế hoạch phát triển TMĐT bao gồm hai loại kế hoạch chủ yếu: kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm.”

“Kế hoạch trung hạn: (bao gồm các kế hoạch 3 năm, 5 năm) là phương tiện

chủ yếu để cụ thể hoặc các mục tiêu và các giải pháp đã được lựa chọn trong chiến lược phát triển TMĐT. Kế hoạch trung hạn thường là các kế hoạch 5 năm trong đó chỉ rõ các mục tiêu và giải pháp cụ thể để triển khai chiến lược phát triển TMĐT.”

“Kế hoạch hàng năm: là sự cụ thể hóa của kế hoạch trung hạn nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển TMĐT của kế hoạch trung hạn. Kế hoạch hàng năm được xây dựng căn cứ vào mục tiêu, định hướng chiến lược, vào phương pháp, nhiệm vụ của kế hoạch trung hạn.” (Nguyễn Xuân Thủy 2016)

1.2.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch và chính sách phát triển thương mại điện tử;

“Đây là giai đoạn triển khai các kế hoạch và chính sách phát triển TMĐT vào

thực tiễn. Giai đoạn này bao gồm các công việc: truyền thông và tư vấn, triển khai các chương trình, dự án phát triển; vận hành các quỹ; phối hợp hoạt động.”

“Ở cấp địa phương: UBND các cấp thực hiện QLNN về TMĐT trong phạm vi

của địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quản lý nhà nước về hoạt động thương mại điện tử được giao cho Sở Công thương thực hiện, cơ quan này có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các hoạt

động thương mại điện tử trên địa bàn mình quản lý. Sở Công thương là cơ quan tham mưu, trực tiếp giúp UBND thực hiện QLNN về TMĐT trong phạm vi địa phương. Sở Công thương không can thiệp vào quyền tự chủ của các chủ thể kinh tế tham gia TMĐT nhưng phải làm đầy đủ chức năng tham mưu cho UBND về QLNN

trong lĩnh vực TMĐT của địa phương về các nội dung sau:”

- Truyền thông và tư vấn: Nhà nước cần tổ chức hoat động tuyền thông và tư vấn cho cả nhóm đối tượng là người dân, doanh nghiệp lẫn các đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước. Nội dung truyền thông tập trung tuyên truyền về kế hoạch, chính sách phát triển thương mại điện tử. Thông qua đó, tạo ra sự đồng thuận của các tầng lớp dân cư, các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, người dân, CBQL Nhà nước,… trong thực hiện kế hoạch. Ngoài ra, công tác tuyên truyền còn phải tập trung phổ biến, giúp người dân nhận thức được các lợi ích của thương mại điện tử, nhận thức các chính sách pháp lý của Nhà nước,….

- Triển khai các chương trình, dự án phát triển TMĐT: Đây là công việc cụ thể hóa các kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại điện tử, và cụ thể hóa các chính sách phát triển thương mại điện tử. Theo kinh nghiệm của các nước, để triển khai có hiệu quả TMĐT, Chính phủ cần xây dựng bốn chương trình cơ bản sau: “(i) Xây dựng hạ tầng công nghệ cho TMĐT; (ii) Xây dựng cơ sở pháp lý cho TĐT; (iii) Xây dựng hạ tầng nhân lực cho TMĐT; (iv) Xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội cho TMĐT.” (Nguyễn Thị Hoan, 2015)

- Phối hợp hoạt động: tăng cường sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân,…. trong triển khai các kế hoạch phát triểm thương mại điện tử trong từng thời kỳ nhất định. Thông qua đó, phát huy sức mạnh của tập thể trong đảm bảo mục tiêu của kế hoạch, chính sách.

1.2.2.3 Quán triệt và xây dựng chính sách phát triển thương mại điện tử

+ “Chính sách thương nhân: Đây là chính sách rất quan trọng của cơ quan QLNN trong lĩnh vực thương mại nói chung, TMĐT nói riêng. Chính sách này quy định các điều kiện, thủ tục khi các thương nhân đăng ký thành lập Website TMĐT; quy định quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân khi tham gia TMĐT; quy định những lĩnh vực, ngành hàng thương nhân không được kinh doanh trong TMĐT; quy

định những hành vi của thương nhân bị cấm trong hoạt động TMĐT.”

+ “Chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT: Bảo vệ người tiêu dùng

có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển TMĐT. Nội dung của chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT bao gồm: bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng khi họ thực hiện TMĐT; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi phát sinh các tranh chấp trong quá trình thực hiện giao dịch TMĐT; cơ chế giải quyết

các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện các giao dịch TMĐT.”

+ “Chính sách thuế trong thương mại điện tử: Thứ nhất, để xác định chủ thể

nộp thuế, pháp luật thuế thường đề cập tới đặc điểm về quốc tịch và thường trú. Vì vậy người ta thường thiết kế trong các luật thuế các dấu hiệu hữu hình như thời gian sinh sống và làm việc, địa chỉ của trụ sở chính pháp nhân. Thứ hai, đối tượng chịu thuế trong hệ thống thuế hiện hành có thể là từ các hoạt động kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ chịu thuế, thu nhập hoặc tài sản, dưới các dạng như doanh thu, lợi nhuận, thu nhập cá nhân, trị giá tài sản. Vì vậy, trong quan hệ thuế người ta thường phải phân tích xem là nguồn gốc của việc chuyển dịch giá trị như vậy có trở thành

một yếu tố cơ bản để thực hiện quyền thu thuế của quốc gia hay không.”

+ “Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho quản lý TMĐT: Nội dung của

chính sách nguồn nhân lực cho TMĐT bao gồm: hỗ trợ các đơn vị trong đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, các hỗ trợ này bao gồm: hỗ trợ về xây dựng chương trình đào tạo; hỗ trợ về tài liệu đào tạo; hỗ trợ về đào tạo đội ngũ giảng viên; hỗ trợ hợp tác quốc tế trong đào tạo TMĐT. Hỗ trợ cho đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho đội ngũ thực hiện công tác QLNN về TMĐT ở Việt Nam của cấp

Trung ương và địa phương.”

+ Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ cho thương mại điện tử:

“Hạ tầng CNTT truyền thông: Thương mại điện tự gắn liền với sự phát triển

của hạ tầng công nghệ thông tin. Do đó, các chính sách phát triển CNTT cần đáp ứng được các mục tiêu tạo ra hạ tầng hiện đại, tiên tiến phục vụ cho các giao dịch thương mại điện tử. Các hạ tầng này bao gồm các mạng viễn thông, các phần mềm quản lý, bán hàng trực tuyến, các ứng dụng giao dịch thanh toán.

chính luôn là mục tiêu cho các tội phạm, các đối tượng sử dụng thẻ tín dụng trái phép, các hacker... do các dịch vụ trên Internet hiện nay được cung cấp toàn cầu với mọi tiện ích phục vụ cho mọi khách hàng, mọi thành phần trong xã hội. Chính vì vậy hệ thống thanh toán điện tử vừa phải đảm bảo tính khả dụng đồng thời cũng phải chống lại được sự tấn công để tìm kiếm thông tin mật, thông tin cá nhân hoặc điều chỉnh thông tin, thông điệp được truyền gửi.”

1.2.2.4 Kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

Kiểm tra, Kiểm soát TMĐT theo các định hướng trong chiến lược quản lý

TMĐT. “Cơ sở để thực hiện hoạt động này là các chiến lược, kế hoạch quản lý như:

chiến lược quản lý TMĐT quốc gia, các chiến lược phát triển khác có liên quan như: chiến lược phát triển CNTT quốc gia, chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia v.v... Mỗi sự sai lệch quá mức độ so với các mục tiêu trong các chiến lược và kế hoạch trên đều cần có sự điều chỉnh nhất định.”

“Kiểm soát việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với TMĐT: hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo việc chấp hành chính sách, pháp luật

của Nhà nước về TMĐT.”

Kiểm soát việc thực hiện các chức năng của cơ quan QLNN trong lĩnh vực TMĐT: nội dung kiểm soát này nhằm đảm bảo tính trách nhiệm trong hoạt động của cơ quan QLNN về TMĐT ở Việt Nam

Khi các hoạt động thương mại điện tử có phát sinh tranh chấp, việc giải quyết tranh chấp của các chủ thể sẽ được giải quyết bằng hình thức khiếu nại trực tiếp để giải quyết các tranh chấp trên các phương tiện điện tử có kết nối internet, mạng viễn thông di động hay các mạng mở khác. Nếu các bên không thể giải quyết được các tranh chấp thì có thể lựa chọn các biện pháp khác như: Trọng tài thương mại, Tòa án nhân dân các cấp để giải quyết theo thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, thời gian để giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại sẽ kéo dài, nhiều thủ tục phức tạp nên không được nhiều chủ thể lựa chọn. Mặt khác, giá trị của các giao dịch thương mại điện tử thường không có giá trị lớn nên các cá nhân, tổ chức, thương nhân thường ít chọn biện pháp giải quyết này

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)