Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 32 - 34)

1.2 Quản lý nhà nước về thương mại điện tử

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về thương mại điện tử

1.2.3.1 Các nhân tố khách quan

* Môi trường pháp lý. Sự phát triển của TMĐT gắn liền với sự phát triển và hội nhập môi trường pháp lý của từng quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng một hành lang pháp lý cho sự phát triển TMĐT nói chung và TMĐT trong DNDV nói riêng là rất cấp thiết. Vấn đề là cần phải có một khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh các vấn đề mới nảy sinh liên quan tới các giao dịch TMĐT.

* Môi trường xã hội. “Hoạt động TMĐT liên quan tới mọi con người, từ người tiêu dùng đến người sản xuất, phân phối, các cơ quan chính phủ, các nhà công nghệ. Việc áp dụng TMĐT tất yếu đòi hỏi đa số người lao động phải có kỹ năng thực tế ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc trên máy

tính, trên mạng máy tính và cần phải có một đội ngũ chuyên gia đủ mạnh về CNTT.”

Đồng thời, xu hướng tiêu dùng cũng là yếu tố xã hội quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.

* Môi trường công nghệ. Trong thời đại khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ thay thế cho các công nghệ trước đó, đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của TMĐT. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thương mại làm thay đổi nhanh chóng phương thức và cung cách phục vụ khách hàng như giao nhận, thanh toán, mua bán, đặt hàng, kiểm tra, kiểm kê…Cơ sở hạ tầng logistics cả phần cứng lẫn phần mềm là nhân tố quan trọng nhằm thúc đẩy TMĐT phát triển

* Môi trường quốc tế. Trong xu hướng hội nhập và giao lưu quốc tế thì những cam kết với các thể chế, các tổ chức quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, TMĐT nói riêng. Các cam kết quốc tế trong lĩnh vực TMĐT chính là những điều kiện ràng buộc của quốc tế khi Việt Nam tham gia các tổ chức này. Các ràng buộc này vừa tạo ra những cơ hội, vừa là điều kiện buộc các cơ quan QLNN trong quá trình phát triển TMĐT phải tuân thủ.

1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan

* “Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TMĐT: UBND các cấp thực hiện QLNN về TMĐT trong phạm vi của địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Sở Công thương là cơ quan tham mưu, trực tiếp giúp UBND thực hiện QLNN về

TMĐT trong phạm vi địa phương. Sở Công thương không can thiệp vào quyền tự chủ của các chủ thể kinh tế tham gia TMĐT nhưng phải làm đầy đủ chức năng tham mưu cho UBND về QLNN trong lĩnh vực TMĐT của địa phương. Tổ chức bộ máy khoa học, hợp lý thì quản lý nhà nước về thương mại điện tử được thực hiện thuận lợi, phát huy hiệu quả cao.”

* Nguồn nhân lực của cơ quan QLNN về TMĐT được thể hiện qua chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý về TMĐT như: trình độ chuyên môn, năng lực và kĩ năng quản lý, kinh nghiệm thực tế v.v... Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và kinh nghiệm sẽ là những yếu tố tiền đề cơ bản thực hiện thành công các chức năng và nhiệm vụ QLNN đối với TMĐT.

* Nguồn lực tài chính của cơ quan QLNN về TMĐT được thể hiện qua số ngân quỹ cung cấp hàng năm cho các hoạt động quản lý TMĐT, bao gồm: tiền lương cho cán bộ quản lý, nguồn vốn cho các hoạt động triển khai và hỗ trợ TMĐT của cơ quan quản lý, nguồn vốn cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo của cơ quan quản lý v.v... Nếu nguồn lực tài chính hạn chế sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động QLNN về TMĐT.

* Nguồn lực vật chất của cơ quan QLNN về TMĐT bao gồm: cơ sở hạ tầng phục vụ công tác điều hành và quản lý; các trang thiết bị kĩ thuật như: hệ thống máy vi tính, các trang thiết bị của phòng thí nghiệm, trang thiết bị mạng v.v... Nếu nguồn lực vật chất không đầy đủ, hiện đại sẽ tạo ra những rào cản cho việc triển khai các nhiệm vụ QLNN về TMĐT.

* “Mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan QLNN về TMĐT được thể hiện

qua: mức độ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành. Mức độ ứng dụng CNTT càng cao thì càng tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các chức năng

QLNN về TMĐT.”

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)