3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử trên địa
3.3.2 Tăng cường thực hiện công tác truyền thông
Công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới để nâng cao nhận thức của các chủ thể trong nền kinh tế. Đây là giải pháp quan trọng đối với quá trình quản lý phát triển TMĐT. Bởi vì công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức là một trong những nội dung quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình đối với nền kinh tế nói chung và TMĐT nói riêng. Do đó công tác phổ biến tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trình độ mua sắm thông qua mạng Internet của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Phú Thọ là rất bức thiết. Việc tiến hành tham gia mua sắm trên mạng Internet mà không có đủ kiến thức và trình độ thì rất dễ dẫn đến những sai phạm về pháp luật. Như đối với người dân thì dễ bị các doanh nghiệp lừa đảo mất tiền, hoặc đối với doanh nghiệp thì sẽ bị đối tác, khách hàng chiếm dụng tài sản, hoặc lừa đảo vể tài chính.
Nội dung tuyên truyền bao gồm:
(i) Tuyên truyền về chính sách pháp luật
- “Tổ chức tuyên truyền trên địa bàn tỉnh để cán bộ quản lý nhà nước, doanh
nghiệp và công dân nắm vững các quy định của pháp luật về TMĐT;”
- “Trong quá trình triển khai chính sách pháp luật về thương mại điện tử, kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn cũng như các quy định chưa hợp lý lên
- “Cần xây dựng, tuyên truyền và cung cấp miễn phí hệ thống thông tin pháp luật, bao hàm các luật của Việt Nam như luật cạnh tranh, luật bảo vệ người tiêu dùng điện tử, các nguyên tắc về bảo vệ thông tin cá nhân, luật quảng cáo và luật quốc tế liên quan đến hoạt động TMĐT. Bên cạnh đó, thông tin về các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy chế quản lý và giao dịch TMĐT cũng cần
được hệ thống hóa đầy đủ và cung cấp tới doanh nghiệp và người tiêu dùng.”
(ii) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về TMĐT
“Nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, người dân về vai trò, lợi ích và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong sản xuất, kinh doanh và đời sống. Phát triển thương mại điện tử theo tiềm năng, lợi thế của tỉnh gắn liền với việc ứng dụng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin để phát triển thương mại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh, thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu và tìm kiếm thị trường cho hàng hóa, sản phẩm của các doanh nghiệp tỉnh nhà trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.”
- “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về TMĐT thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình; xây dựng sổ tay TMĐT, các tờ rơi quảng bá về TMĐT và các hình thức khác; tổ chức các sự kiện thúc đẩy phát triển TMĐT.”
- “Phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông nội dung văn bản
pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước về TMĐT, các mô hình ứng dụng TMĐT của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ; Phối hợp với Báo Phú Thọ thực hiện tuyên
truyền thực hiện phóng sự tuyên truyền về phát triển TMĐT Phú Thọ.”
- “Nội dung tuyên truyền bao quát hầu hết các khía cạnh ứng dụng TMĐT,
cập nhật tình hình triển khai chương trình phát triển TMĐT của tỉnh và định hướng
phát triển TMĐT của Việt Nam.”
(iii) Tuyên truyền cho người tiêu dùng
Việc tuyên truyền, và nâng cao nhận thức và trình độ mua sắm cho người tiêu dùng sẽ giúp việc phát triển TMĐT tốt hơn. Nhà nước phải tuyên truyền sâu
rộng về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển TMĐT. Và giới thiệu rõ những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng khi tham gia vào giao dịch TMĐT. Giới thiệu cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhũng công tác chuẩn bị của nhà nước đối với việc phát triển TMĐT, và đưa ra các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp khi áp dụng TMĐT vào trong kinh doanh. Ngoài ra, Nhà nước nên nêu các trụ sở, ban ngành có liên quan đến TMĐT, để khi người tiêu dùng hay doanh nghiệp gặp phải những vấn đề khó khăn trong giao dịch thương mại điện tử, hoặc gặp sự cố trong việc giao dịch TMĐT sẽ cần tìm đến cơ quan chức năng nào để giải quyết.
TMĐT mang đến rất nhiều lợi ích có cá nhân cũng như doanh nghiệp. Tỉnh nên tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của TMĐT; phân tích, làm rõ những thuận lợi, khó khăn của Tỉnh. TMĐT là một phương thức thương mại mới, là cơ hội để phát triển của doanh nghiệp cũng nhu người tiêu dùng. Cụ thể, tác dụng đối với người tiêu dùng có thể nhấn mạnh:
Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới
“Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người
mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.”
“Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách
hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.”
“Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm
số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet.”
“Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể
dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm
kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).”
“Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng.”
TMĐT, đó là nguy cơ bị tổn hại lợi ích do các hành vi lừa đảo trên môi trường mạng. Một số loại hình tội phạm phổ biến ghi nhận được trong thời gian qua là lừa đảo qua quảng cáo, bán hàng trực tuyến trên mạng internet, trong mua bán ngoại tệ, vàng huy động vốn tín dụng; gửi email thông báo trúng thưởng xổ số lớn, đề nghị tham gia rửa tiền, đề nghị nhận hộ tiền thừa kế, v.v…”
“Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại và các thủ tục đăng ký tên miền khá đơn giản, việc giao dịch mua bán qua website đã trở lên thuận tiện hơn trước. Tuy nhiên, đây cũng là kẽ hở để kẻ gian lợi dụng, tiến hành những thủ đoạn lừa đảo, xâm hại đến quyền lợi của các bên tham gia, đặc biệt là khách hàng. Thủ đoạn của bọn tội phạm thường là tạo trang web bán hàng giả bằng cách đang ký tên miền và mua tên miền, tạo trang web giống trang web bán hàng thật, trong đó mọi mặt hàng đều có giá bán rẻ hơn trang web bán hàng thật. Trên trang thanh toán, khách hàng điền thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng và được chuyển trực tiếp về email của
tội phạm.” Do đó, Tỉnh nên tuyên truyền, giới thiệu về sàn giao dịch điện tử chính
thức của Sở Công Thương, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên sàn giao dịch này nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Khi tham gia TMĐT, người tham gia cần trở thành những người tiêu dùng thông mình. Nhà nước phải đưa ra những chính sách hỗ trợ, tuyên truyền cho người tiêu dùng nhận biết đâu là trang web bán hàng thật, và đâu là trang web bán hàng giả. Nhà nước cần phải tổ chức những đơn vị, đội ngủ đi đánh giá các trang web bán hàng, website mua bán để tạo ra mức độ tin cậy. Từ đó người tiêu dùng có thể dựa vào những đánh giá đó để tham gia vào giao dịch thương mại điện tử với các trang web mua bán.
Ngoài ra, nhà nước nên hướng dẫn cho người tiêu dùng cách đánh giá, tìm hiểu thông tin về các trang web mà mình định tham gia mua bán trên mạng. kiểm tra thông tin của đối tác, doanh nghiệp đang tham gia thương mại điện tử. Điều quan trọng là nhà nước cần ban hành một hình thức, mức độ đánh giá dành cho các trang web mua bán, hay mức độ tin cậy của doanh nghiệp tham gia TMĐT.