3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử trên địa
3.3.3 Mở rộng đối tượng đào tạo, tập huấn TMĐT
thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh để phục vụ cho TMĐT và có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa. Theo kết quả điều tra của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có kỹ năng chuyên ngành Công nghệ thông tin vẫn còn khá cao - chiếm đến 28%. Trong đó, 49% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân lực có kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng TMĐT; 45% gặp khó khăn trong tuyển dụng nhận lực có khả năng quản trị website và sàn giao dịch TMĐT.
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu mỗi năm tổ chức 01 lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước; 02 lớp cho cán bộ doanh nghiệp, thanh niên khởi nghiệp, sinh viên năm cuối tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Số lượng học viên
được đào tạo từ 300 - 500 học viên/năm. “Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn ngắn
hạn cho doanh nghiệp về TMĐT theo các địa bàn, theo lĩnh vực kinh doanh, theo chủ đề và theo trình độ.”
Nội dung tập huấn chủ yếu gồm: ứng dụng marketing trực tuyến; sàn giao dịch thương mại điện tử; xây dựng thương hiệu trên môi trường Internet.
Cử cán bộ phụ trách TMĐT dự hội thảo, hội nghị về thương mại điện tử do các Bộ, ngành, đơn vị liên quan tổ chức; tham gia các khoá tập huấn ngắn hạn về TMĐT… Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố có ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với tỉnh Phú Thọ, trong đó đặc biệt quan tâm đến những chương trình hợp tác xây dựng và phát triển TMĐT.
“Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, giao lưu, chia sẻ về TMĐT với các nội
dung tập trung phân tích theo từng ngành hàng, những dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp và lắng nghe chia sẻ, kinh nghiệm, cách giao thương an toàn với TMĐT từ
các chuyên gia hoặc từ chính các doanh nghiệp thành công trong ngành.”
“Đối với các đối tượng doanh nghiệp: tổ chức đào tạo TMĐT ngắn hạn hoặc
định kỳ về tình hình kinh doanh trực tuyến trên thế giới và khu vực; các xu hướng và sự phát triển kinh doanh trực tuyến; lợi ích, phương thức tham gia và khai thác các kênh kinh doanh trực tuyến phù hợp với mô hình doanh nghiệp; những câu chuyện thành công, sai lầm thường gặp khi phát triển TMĐT; xu thế phát triển
marketing online và cách phân tích, lựa chọn chiến lược marketing TMĐT hiện đại, hiệu quả; nghệ thuật xây dựng, bảo vệ, tranh chấp và cách xử lý tranh chấp thương hiệu trực tuyến; các vấn đề pháp lý và văn hóa, đạo đức kinh doanh trong TMĐT. Tổ chức các khóa tập huấn về chống gian lận thương mại và cạnh tranh không lành mạnh trong TMĐT cho các doanh nghiệp trên địa bàn, xây dựng môi trường tin cậy
và bình đẳng trong TMĐT.”
Đối với các đối tượng người tiêu dùng cuối: tổ chức giới thiệu tầm quan trọng TMĐT; tiện ích TMĐT mang lại cho người dùng; cách thức giao dịch, thanh toán an toàn khi mua hàng trên mạng; những kỹ thuật, biện pháp bảo vệ dữ liệu.
Xây dựng hệ thống học liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập và tuyên truyền về TMĐT: sách xuất bản trong và ngoài nước, các tuyển tập hội thảo khoa học, các bài viết (trên báo in và mạng Internet) về các vấn đề khác nhau của TMĐT, các video clips, các hình ảnh...).
Phát triển và tập hợp hội tụ đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên sâu về TMĐT hỗ trợ và sẵn sàng tham gia tư vấn các dự án TMĐT của các doanh nghiệp. Về lâu dài, các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT phải chủ động trong xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng TMĐT
Bồi dưỡng kiến thức TMĐT cho cán bộ quản lý địa phương, sao cho nhận thức của cán bộ quản lý theo kịp diễn biến của thực tế phát triển TMĐT, có đủ năng lực quản lý theo hướng thuận lợi cho phát triển TMĐT
3.3.4 Đa dạng hóa và mở rộng các hoạt động ứng dụng công nghệ thương mại điện tử
(i) Phát triển hoạt động của sản giao dịch TMĐT
Khuyến khích doanh nghiệp, người dân sử dụng các tiện ích thanh toán qua phương tiện điện tử hỗ trợ người mua thanh toán trực tuyến.
Tổ chức các hội nghị quảng bá giới thiệu về Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ (giaothuong.net.vn) để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh biết, nhằm đưa các sản phẩm của doanh nghiệp giới thiệu trên Sàn giao dịch TMĐT.
“Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử: nhằm quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm, Tư vấn cách thức tham gia. Hỗ
trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác thông qua việc khai thác các cơ hội giao thương
hàng ngày. Đào tạo kỹ năng quản trị gian hàng trực tuyến.”
Kết nối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tạo chuỗi giá trị, đảm bảo ổn định thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, giúp mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và thị trường nội địa; tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm
“Duy trì quản trị sàn, nghiên cứu nâng cấp về mặt kỹ thuật, tích hợp Sàn giao dịch vào các cổng thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu; Tổng hợp thông tin của doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa theo từng ngành hàng cụ thể, các chương trình xúc tiến thương mại, cập nhật dữ liệu; Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp thông tin, tạo cơ hội giao thương, thực hiện các giao dịch qua mạng Internet thông qua Sàn giao dịch
TMĐT của tỉnh.”
“Thu thập, biên tập thông tin về tiềm năng xuất khẩu của địa phương và danh
sách các doanh nghiệp xuất khẩu cập nhật lên Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam (VNEX) có địa chỉ http://vietnamexport.com từ đó giới thiệu tiềm năng xuất khẩu của Phú Thọ với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đồng thời cung cấp cơ sở dữ liệu
về các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam theo các lĩnh vực ngành hàng.”
Phối hợp với Bộ Công Thương kết nối với các kênh do Bộ quản lý, đồng thời kết nối các chương trình hợp tác quốc tế về lĩnh vực TMĐT. Hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt giới thiệu lựa chọn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận thương mại điện tử thế giới qua Amazon.com, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thương hiệu thông qua thương mại điện tử do Bộ Công Thương và Amazon Global Selling phối hợp thực hiện chương trình hợp tác “hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử”.
Hình thành các trung tâm kiểm định thông tin thương mại, tư vấn giao dịch
và bảo vệ quyền lợi khách hàng trong các giao dịch TMĐT. “Xây dựng chương trình
hợp tác và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hệ thống đảm bảo lòng tin cho hoạt động mua sắm trực tuyến. Tạo lập môi trường tin cậy cho hoạt động mua
sắm trực tuyến đòi hỏi phối hợp các giải pháp về pháp luật, tổ chức và công nghệ.”
“Hỗ trợ doanh nghiệp có định hướng và xây dựng website TMĐT phù hợp với mô hình, sản phẩm của doanh nghiệp. Tư vấn cho doanh nghiệp triển khai quy trình bán hàng trực tuyến, quy trình kinh doanh theo mô hình tiên tiến trên thế giới, cách thức tích hợp công cụ thanh toán trực tuyến, cách thức quảng bá, marketing
hiệu quả cho website TMĐT.” Dự kiến hỗ trợ 20-30 đơn vị xây dựng website/năm.
“Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phần mềm chuyên dụng, phần mềm bán hàng,
ứng dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử, tem điện tử... trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng marketing trực tuyến nhằm xây dựng thương hiệu trên môi trường internet.”
“Cộng tác cùng các tổ chức, các doanh nghiệp xây dựng các giải pháp bán hàng trực tuyến để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai ứng dụng TMĐT bao gồm cả trên nền thiết bị di động và phát triển nội dung số cho TMĐT bằng hình thức: miễn phí, cho thuê dịch vụ,....”
Cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích; thu hút đầu tư của xã hội; đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Đẩy mạnh hơn nữa trong việc cung cấp các dịch vụ công, như: Hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế; làm các thủ tục xuất, nhập khẩu điện tử. Ngoài ra, cần hỗ trợ doanh nghiệp phân phối hàng hóa trong và ngoài nước một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất.