2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
“Kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2018 tiếp tục tăng trưởng khá, vượt mục tiêu đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 theo giá so sánh 2010 ước đạt 40.890,4 tỷ đồng, tăng 8,34% so với năm 2017 (vượt kế hoạch 0,84%); trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,75%; khu vực dịch vụ tăng 7,69%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,29%.” (UBND Tỉnh Phú Thọ)
“Cơ cấu kinh tế (cơ cấu giá trị tăng thêm) năm 2018: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,57% (năm 2017 đạt 21,68%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 37,86% (năm 2017 đạt 37,59%); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 40,57% (năm 2017 đạt 40,73%). Cơ cấu kinh tế 2018 tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch vụ.” (UBND Tỉnh Phú Thọ)
Đóng góp vào mức tăng trưởng chung 8,34%, khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất, đóng góp 3,85 điểm phần trăm; tiếp theo đó là các ngành dịch vụ đóng góp 2,84 điểm phần trăm; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp 1,03 điểm phần trăm; thuế sản phẩm đóng góp 0,63 điểm phần trăm.
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2018 ước tính 1.404,1 nghìn người, tăng 0,8% so với năm trước, trong đó: nữ chiếm khoảng 50,7%; dân số thành thị chiếm 19,1%; tỷ suất tăng dân số tự nhiên đạt 11,40‰.
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính năm 2018 là 769,4 nghìn người, tăng 8,6 nghìn người so với năm 2017, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 53,5% tổng số, giảm 3,2 nghìn lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,3%, tăng 6,7 nghìn lao động; khu vực dịch vụ chiếm 22,2% tăng 5,1 nghìn lao động. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế đã qua đào tạo ước đạt 22,7%, tăng 1,1 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động thất nghiệp 2,2%.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
“Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ
200 55’ đến 210 43’ vĩ độ Bắc, 1040 48’ đến 1050 27’ kinh độ Đông. Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng
60km.” Với vị trí “ngã ba sông” – “điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông
Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới
tỏa đi Hà Nội, Phú Thọ và các khu vực khác.”
“Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.” (UBND Tỉnh Phú Thọ)
“Hệ thống sông, suối của tỉnh mang theo hàm lượng phù sa khá lớn, khoảng 1kg/m3, làm cho các dòng chảy thường bị bồi lấp. Với đặc điểm thủy văn như trên, Phú Thọ có điều kiện phát triển vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản, đủ nguồn nước mặt cung cấp cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.” (UBND Tỉnh Phú Thọ)
2.1.3. Đặc điểm văn hóa
Suốt chiều dài tiền sử và lịch sử cổ đại, ở Phú Thọ có hai nhóm người theo hai nhóm ngữ hệ là Việt Mường và Tày Thái cổ. Người Tày Thái cổ ở dọc hai bờ sông Thao, đoạn sông Hồng từ Yên Bái về Việt Trì. Vì ngữ hệ Tày Thái gọi sông này là Nậm Tao gọi theo tiếng Việt là sông Thao.
đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống tiêu biểu, thể hiện chữ hiếu, lòng biết ơn và triết lý “Con người có tổ, có tông”. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc, nhưng tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chiếm vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt, có sức lan tỏa rộng khắp trong mỗi gia đình, trong cộng đồng xã hội và trở thành điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng Đất Tổ nói riêng và
trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục, còn gọi là hát cửa đình hay “Khúc môn đình”, là hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Ca nhạc, hát, múa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng. Hát Xoan có bề dày lịch sử, có tổ chức nghệ thuật chặt chẽ, không gian văn hóa rộng lớn và sức lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng. Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.”
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2.2.1 Công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại điện tử của chính quyền tỉnh Phú Thọ
2.2.1.1 Tình hình xây dựng quy hoạch
Thực hiện Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020; đối với tỉnh Phú Thọ ngày 23/9/2015, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 3967/KH-UBND về việc Phê duyệt Kế hoạch Phát triển Thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020
Mục đích của quy hoạch được xác định là tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức và ứng dụng thương mại điện tử cho các cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, tiếp cận thông tin nhanh chóng, giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, giúp mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và thị trường nội địa;
tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và góp phần thúc đẩy phát triển về kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu trong phát triển TMĐT cũng được xác định cụ thể:
- “Phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ phát huy hết tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển thương mại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh, thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu và tìm kiếm thị trường cho hàng hóa, sản phẩm của các doanh nghiệp tỉnh nhà trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế;” (UBND Tỉnh Phú Thọ)
- “Trên cơ sở các quy định pháp lý của nhà nước về phát triển TMĐT, có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tỉnh ứng dụng TMĐT, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động TMĐT;” (UBND Tỉnh Phú Thọ)
- “Phát triển, ứng dụng thương mại điện tử của tỉnh gắn liền với việc ứng dụng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin truyền thông của tỉnh đến 2020.” (UBND Tỉnh Phú Thọ)
Mục tiêu của chiến lược: mục tiêu của chiến lược phát triển TMĐT của Tỉnh được xây dựng khá cụ thể bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể trên từng phương diện phát triển TMĐT trong giai đoạn 2016 - 2020.
Mục tiêu tổng quát:
“Triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh, đưa thương mại điện tử trở thành một hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan nhà nước và đại bộ phận doanh nghiệp; góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.”
Mục tiêu cụ thể:
Về kết cấu hạ tầng thương mại điện tử:
đẩy hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phát triển phù hợp với xu thế và tình hình mới.”
- Thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi nhằm giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt;
- “Áp dụng phổ biến chữ ký số và chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn,
bảo mật cho các giao dịch thương mại điện tử;”
- “Các tiêu chuẩn trao đổi thông điệp dữ liệu được sử dụng trong hầu hết các
giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B);”
- “Đạt 50% trang thông tin điện tử của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và
cấp huyện cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và 10% dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4; 100% các giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước với doanh nghiệp và công dân được thực hiện trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của tỉnh hoặc qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;”
- “Phấn đấu 100% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động giao dịch và trao đổi thông tin; 50% doanh nghiệp có website riêng, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm; 30% doanh nghiệp tham gia website TMĐT để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 10% đến 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần
mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh;”
- “Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương
mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, trong đó: 70% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán bằng thẻ thanh toán và thanh toán qua phương tiện điện tử; 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông trên địa bàn tỉnh chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương tiện điện tử; 20% cơ sở kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ như vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng.”
Về tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về thương mại điện tử:
“Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về TMĐT nhằm mục đích giúp
doanh nghiệp, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh hiểu biết được vai trò, lợi ích của thương mại điện tử, nắm bắt các kỹ năng thực hiện hoạt động thương mại điện tử,
tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.”
“Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về TMĐT tập trung vào
các nội dung: Phổ biến các văn bản liên quan đến TMĐT, những lợi ích ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, tầm quan trọng và tính hiệu quả của TMĐT, cảnh báo những rủi ro và những mặt trái của TMĐT; quảng bá doanh nghiệp điển hình thành công trong ứng dụng và cung cấp dịch vụ TMĐT. Nội dung tuyên truyền bao quát hầu hết các khía cạnh ứng dụng TMĐT, cập nhật tình hình triển khai chương trình phát triển TMĐT của tỉnh và định hướng phát triển TMĐT của Việt Nam; đồng thời biên tập và đăng tải các bài viết về TMĐT trên các trang thông tin điện tử của tỉnh, các Sở, ngành để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới các cơ quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tỉnh.”
Về nguồn nhân lực thương mại điện tử:
“Đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử, qua đó nâng cao năng
lực và kỹ năng cho nguồn nhân lực thực hiện thương mại điện tử tại doanh nghiệp,
cơ quan quản lý nhà nước, cũng như cộng đồng dân cư.”
“1.500 lượt cán bộ doanh nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước được tham dự các
khóa đào tạo ngắn hạn về thương mại điện tử.”
“1.000 sinh viên năm cuối được đào tạo, tập huấn về chuyên ngành thương
mại điện tử, đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng thương mại điện tử cho DN.”
Về phát triển các giải pháp thương mại điện tử:
“Phát triển các giải pháp thương mại điện tử thông qua việc xây dựng các sản
phẩm, các quy tắc, các phần mềm dùng chung để ứng dụng trong các cơ quan quản
lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.”
Mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng.
“Ứng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán thương mại điện tử giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C); giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G); giữa cá nhân với nhau (C2C); giữa cơ
quan nhà nước với cá nhân (G2C).”
“Tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử thông qua các đợt điều tra, thống kê tình hình phát triển thương mại điện tử của tỉnh hàng năm, qua đó tham mưu cho lãnh đạo tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng thương mại điện tử hàng năm phù hợp với tình hình thực tế đề ra.”
Hợp tác về thương mại điện tử:
“Hợp tác trong nước và quốc tế về thương mại điện tử nhằm giúp các cơ quan
quản lý nhà nước và doanh nghiệp Phú Thọ đẩy mạnh và tăng cường sự liên kết, hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử với các tỉnh, thành trong cả nước và các tổ chức quốc tế.”
Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử:
“Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện
tử nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao năng lực, kỹ năng tổ chức các hoạt động thương mại điện tử; nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đẩy lùi nạn làm hàng giả, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và cung
cấp kiến thức cơ bản về ứng dụng thương mại điện tử.”
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát công tác lập quy hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh Phú Thọ
Tiêu chí 1 2 3 4 5
Trung bình
1. Mục tiêu chiến lược phát triển TMĐT được
xác lập rõ ràng, lượng hóa 0 0 2 13 5 4,15
2. Các biện pháp, nguồn lực thực hiện chiến
lược được xây dựng cụ thể 0 0 2 16 2 4,00
3 Phân công chức năng nhiệm vụ thực hiện
chiến lược rõ ràng 0 0 1 18 1 4,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2019 Ghi chú: Mức điểm đánh giá thấp nhất là 1; Mức điểm đánh giá cao nhất là 5
Với các mục tiêu được xác định cụ thể nên đánh giá của CBQL về “Mục tiêu chiến lược phát triển TMĐT được xác lập rõ ràng, lượng hóa” nhận được mức điểm khả quan với điểm trung bình 4,15 điểm. Trong đó, có tới 5 CBQL đánh giá mục tiêu của quy hoạch ở mức điểm cao nhất, 13 CBQL đánh giá ở mức điểm tương đối