1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử và bài học rút ra cho
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở các địa phương
Từ năm 2011, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ ứng dựng TMĐT. Nhằm nhanh chóng thích ứng với hệ thống giao dịch TMĐT, ngành công thương phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ
Công Thương và các cơ quan liên quan tổ chức 20 lớp tập huấn, phổ biến kiến
thức về TMĐT cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, cán bộ quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp, các HTX, hộ kinh doanh cá thể, các cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh, với 2.416 học viên tham gia. Thông qua tập huấn, các học viên hiểu rõ hơn về lợi ích của TMĐT, giúp các học viên có thêm kiến thức, khai thác tối đa lợi ích từ TMĐT trong điều kiện phát triển kinh tế đất nước và hội nhập nền kinh tế toàn cầu như hiện nay. Các học viên được cung cấp thông tin khái quát về tình hình phát triển TMĐT trong nước và trên thế giới. Cơ sở pháp lý về TMĐT, những kiến thức cơ bản trong ứng dụng TMĐT như: Mua bán trực tuyến; nhận diện website lừa đảo và cách thức lựa chọn nhà cung cấp trực tuyến an toàn; nắm bắt được quy định mới trong hoạt động TMĐT, tạo tiền đề cho việc giao dịch TMĐT được minh bạch, xây dựng lòng tin trong thương mại trực tuyến, các học viên còn có thể tự xây dựng kế hoạch, chiến lược tiếp thị online.
Nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động hội nhập, làm quen với TMĐT, Sở
Công thương hỗ trợ 81 doanh nghiệp xây dựng Website thông tin, Website
TMĐT để quảng bá, giới thiệu các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu. Đến nay, có 35/62 doanh nghiệp (chiếm 56,4%) vẫn duy trì hoạt động của Website, nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm…Hệ thống thông tin, viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh thời gian qua được đầu tư, hiện đại hóa, với mạng lưới rộng khắp. “Đến nay, hầu hết các cơ quan Nhà nước, các xã, phường, thành phố
trong tỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai ứng dụng nhiều
phần mềm và kho cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.”
100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện thị, thành phố đã có mạng nội bộ (LAN) kết nối Internet tốc độ cao; trên 95% cán bộ công chức cấp tỉnh, 85% cán bộ công chức cấp huyện, 35% cán bộ công chức cấp xã đã được trang bị máy tính.
Mới đây, Sàn giao dịch công nghệ trực tuyến tỉnh Vĩnh Phúc (vptex.vn) là
nghệ được gặp nhau, trao đổi. Sàn được xây dựng với nhiều tiện ích và ứng dụng đa dạng cho người dùng, đáp ứng việc cung cấp thông tin về công nghệ - thiết bị, danh bạ doanh nghiệp, giá cả thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm khoa học trên Internet; Là sàn giao thương đăng tải các nhu cầu mua bán, hợp tác của các đơn vị, doanh nghiệp, giúp giảm chi phí giao dịch, mở rộng thị trường, cung cấp thông tin, giới thiệu về tiềm năng thị trường công nghệ…
1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước và TMĐT của tỉnh Thái Nguyên
Ngay từ năm 2016, sau 5 năm triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT tỉnh Thái Nguyên, đến nay TMĐT trên địa bàn Tỉnh đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội chung của Tỉnh.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại được UBND tỉnh Thái Nguyên; Sở Công Thương giao là đơn vị đầu mối về phát triển thương mại điển tử của Tỉnh,. Trong những năm từ 2011 đến 10/ 2016, Trung tâm Xúc tiến Thương mại đã tiến hành phát triển thương mại điện tử trên các hoạt động sau:
Duy trì, quản trị, vận hành nâng cấp trang website Công Thương tại địa chỉ:
congthuongthainguyen.gov.vn. Với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin Trung tâm XTTM cùng Ban biên tập Sở Công Thương đến nay trang website đã kịp thời đăng tải, cung cấp các nội dung hoạt động của ngành Công Thương và các thông tin của doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Với giao diện bắt mắt, đường truyền nhanh, trang website hiện có hơn 6 triệu lượt truy cập, góp phần tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cung cấp lượng thông tin đa dạng, kịp thời, đầy đủ, chính xác…thực sự đem lại những tiện ích to lớn cho các tổ chức kinh tế, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Duy trì, vận hành, nâng cấp phát triển Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Thái
Nguyên tại địa chỉ: thainguyentrade.gov.vn. Hiện nay, sàn đã có trên 600 đơn vị tham gia với 1.443.717 lượt người truy cập. Thông qua Sàn giao dịch TMĐT các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có điều kiện quảng bá thông tin hình ảnh của đơn vị mình với nhiều đối tượng không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Đồng thời góp phần đẩy mạnh hoạt động mua sắm của người dân thông qua mạng Internet
nghiệp ứng dụng thương mại điện tử từ năm 2011 đến nay đã có gần 70 đơn vị được hỗ trợ xây dựng website riêng, với hàng trăm sản phẩm của Tỉnh đã được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Trung tâm Xúc tiến Thương mại đã tổ chức
xây dựng các chương trình tập huấn về TMĐT với gần 25 lớp, trong đó 10 lớp
giành cho cán bộ quản lý với 80 học viên/ lớp; Đào tạo kỹ năng ứng dụng TMĐT cho cộng đồng doanh nghiệp tổng số 14 lớp, mỗi lớp 80 học viên.
Bản tin Kinh tế Công Thương, được duy trì, biên tập, xuất bản hàng tháng để thông tin tuyên truyền về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến ngành Công Thương, nội dung 20 trang theo đúng quy định của giấy phép xuất bản. Từ năm 2011 đến 10/2016 đã phát hàng được 69 số với các nội dung trong bản tin như: Thông tin pháp luật, kinh tế công thương, kinh tế quốc tế, thông tin thị trường, doanh nghiệp, doanh nghiệp cần biết, cơ hội giao thương, giá cả thị trường,… phục vụ hơn 200 đơn vị tổ chức, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và 20 Trung tâm XTTM các tỉnh thành phố có mối liên kết với Trung tâm XTTM Thái Nguyên. Cách trình bày chuyên nghiệp, thông tin sát thực, kịp thời gắn liền với hoạt động của ngành, được các độc giả quan tâm và đánh giá cao.
Trung tâm XTTM còn thiết kế, in ấn tờ rơi về phát triển thương mại điện tử
và tuyên truyền về Thương mại điện tử trên báo Thái Nguyên. Đưa một số sản phẩm nổi bật của Tỉnh và liên kết banner đến trang thông tin xuất khẩu Việt Nam.
1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước và TMĐT của tỉnh Lạng Sơn
Hiện nay, phát triển thương mại điện tử của tỉnh Lạng Sơn còn nhiều hạn chế. Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, tỉnh Lạng Sơn xếp 53/54 tỉnh, thành phố được khảo sát xếp hạng. Tỷ lệ số tên miền (.VN) xếp 52/63 tỉnh, thành phố với 289 tên miền được đăng ký. Các chỉ số cho thấy quy mô thị trường thương mại điện tử tỉnh Lạng Sơn còn khiêm tốn, chậm hơn với xu thế hiện nay. Hiện tại, toàn tỉnh chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp quan tâm đến thương mại điện tử (TMĐT) (chưa đến 10%), có thực hiện giao dịch hàng hóa – dịch vụ qua các sàn TMĐT. Còn lại mới chỉ dừng ở mức độ có địa chỉ email để xử lý việc nội bộ, trao đổi thông tin hằng ngày.
quan tâm, đầu tư phát triển theo xu thế hiện đại. Theo đánh giá của Trung tâm
Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương, số doanh nghiệp có nhân
sự chuyên trách và có trình độ khai thác sử dụng các ứng dụng TMĐT rất
thấp, chưa đến 5% trong tổng số doanh nghiệp cả tỉnh. Chỉ có số ít doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, khách sạn và siêu thị đầu tư quản trị và xây dựng kế hoạch triển khai dự án TMĐT để tiếp thị sản phẩm và thanh toán trực tuyến.
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại đã thành lập trang điện tử langsontrade.vn và Sở Công Thương cũng đã mở sàn giao dịch thương mại điện tử ecls.com.vn để hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu sản phẩm và giao dịch thương mại. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tham gia tương tác chỉ đếm được trên đầu ngón tay và 2 trang điện tử gần như bị lãng quên bởi từ năm 2017 đến nay hình ảnh sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp nổi trên trang nhất gần như không thay đổi.
Theo báo cáo Tổng kết Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, từ năm 2016 đến nay, hằng năm, Sở Công Thương đều phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế, Bộ Công Thương tổ chức 3 lớp tập huấn, tuyên truyền, triển khai các văn bản pháp luật về TMĐT cho cán bộ chuyên trách quản lý TMĐT, công nghệ thông tin các cấp; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất và phát sóng 40 số chuyên mục Thương mại điện tử; xuất bản và cấp phát miễn phí 800 cuốn “Sổ tay thương mại điện tử” tới các cơ quan quản lý nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Công tác tuyền truyền là thế, tuy nhiên, theo khảo sát của VECOM, thì Lạng Sơn mới có 289 tên miền được đăng ký/khoảng 2.800 doanh nghiệp, bình quân đến 2.660 người/tên miền, thì rõ ràng hiệu quả tuyên truyền rất hạn chế. Và qua theo dõi của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, do chưa hiểu rõ về TMĐT nên các doanh nghiệp chưa quan tầm đầu tư, dành nhiều nguồn lực cho việc ứng dụng TMĐT vào sản xuất và kinh doanh; có doanh nghiệp đã tiếp cận TMĐT nhưng kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu.