Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với hợp tác xã

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 36 - 39)

1.1.2 .Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với hợp tác xã

xã nông nghiệp

Qua nghiên cứu tổng quan và các tài liệu văn bản quy định hoạt động của HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng, một số yếu tố ảnh hưởng đến Hiệu quả Quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp được liệt kê bao gồm:

a) Luật pháp

Luật HTX các năm (1996, 2003 và 2012) và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Luật ra đời và sửa đổi đã giúp làm rõ cơ chế quản lý và vai trò HTX.

Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức Quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các chủ trương, chính sách, phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn, từng thời kỳ của đất nước, của địa phương. Nhất là việc triển khai, vận dụng chính sách, đưa những chủ trương, chính sách vào thực tế cuộc sống, giúp HTX nông nghiệp ngày càng phát triển.

c) Nhân tố con người

Con người là một trong nhiều nhân tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN. Ví dụ, cùng một thể chế, một chính sách, một quy định nhưng tùy theo khả năng của mỗi nhà quản lý mà cho ra những kết quả khác nhau (liên hệ thành công của “chương trình OCOP” – mỗi xã một sản phẩm ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Kạn, Hòa Bình). Vì vậy, yếu tố con người tác động và ảnh hưởng đến công tác quản lý. Năng lực, trình độ của người quản lý để ra những quyết định đúng đắn, những phương pháp, giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp.

Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành HTX nông nghiệp là những chủ thể quyết định hướng đi của HTX nông nghiệp, có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng HTX nông nghiệp phát triển phù hợp với tình hình thực tế nhất là việc xây dựng các phương án sản xuất- kinh doanh của các HTX nông nghiệp, phương án tổ chức liên kết với các doanh nghiệp và tác nhân khác (liên kết ngang, liên kết dọc) trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, nâng cao trình độ và kỹ thuật sản xuất của xã viên HTX giúp hoạt động sản xuất hiệu quả hơn.

d) Nhân tố chính trị

Thực tế cho thấy, “sự ổn định về chính trị, hoàn thiện về pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế hợp tác nói chung và các HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả”. Đặc biệt, khi sự hợp tác vượt khỏi lãnh thổ một quốc gia thì yếu tố này càng có ý nghĩa quyết định bởi không một đối tác nào muốn hợp tác với đối tác ở các nước còn xảy ra chiến tranh, bất ổn về chính trị hoặc thiếu kiểm soát về dịch bệnh.

Với mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau, chủ trương, đường lối của Đảng cùng với mục tiêu và chính sách pháp luật của Nhà nước đã tác động vào sự phát

triển của các thành phần kinh tế, trong đó có các HTX nông nghiệp. Bởi vậy, cho đến nay quá trình phát triển HTX nông nghiệp ở nước ta luôn có vai trò điều tiết của Nhà nước. Tùy theo mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ mà sự tác động của Nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ, phát triển KTTT và HTX khác nhau. Đặc biệt, từ khi Luật HTX 2012 được ban hành, vai trò Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực KTTT nói chung và lĩnh vực HTX nông nghiệp nói riêng ngày càng được nhiều địa phương quan tâm. Đã xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới làm ăn có hiệu quả.

e) Nhân tố kinh tế

Tiềm lực tài chính, thu nhập của các thành viên tham gia trong HTX nông nghiệp là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các HTX nông nghiệp. Rất nhiều công trình nghiên cứu về HTX đi đến kết luận rằng: “Các nhân tố về kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Kinh tế phát triển, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng. Để có những sản phẩm hàng hóa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng về số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả... thì các cá nhân, tổ chức cần hợp tác với nhau để có đủ tiền vốn, sức lao động, công nghệ sản xuất, thông tin thị trường...và do đó, cần chủ động hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân, đơn vị kể cả trong và ngoài nước”. Tuy nhiên, ở một số vùng khó khăn thì cũng xuất hiện nhiều mô hình HTX hoạt động hiệu quả, điều đó cho thấy không chỉ là thu nhập mà là cách thức điều hành và quản lý cũng tác động hoạt động của các HTX nông nghiệp.

Trong vài năm gần đây, nhiều nguồn lực đầu tư, chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực KTTT nói chung và Hợp tác xã nói riêng đang được các địa phương quan tâm. Ví dụ, một trong những tiêu chí quan trọng để một địa phương hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (cấp xã) thì các địa phương phương phải đáp ứng tiêu chí số 13. Nội dung tiêu chí bao gồm: Phát triển trang trại, các HTX và hình thức hợp tác khác đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân trong và ngoài địa bàn xã; Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn; Xây dựng cơ chế thúc đẩy sự liên kết hợp tác sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)