Thực trạng Quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 60)

1.1.2 .Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp

2.3. Thực trạng Quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ

2.3.1. Khái quát những việc cơ quan quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

* Ban hành phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật, hướng dẫn đối với phát triển các loại hình HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Trên cơ sở các văn bản của Trung ương và Chính phủ chỉ đạo về phát triển KTTT, kinh tế hợp tác xã, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác, trong đó có các HTX nông nghiệp:

- Trước Luật HTX 2012

+ Kế hoạch số 2245-KH/ UBND ngày 180/9/2002 về củng cố Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể cấp tỉnh;

+ Nghị quyết số 135/2008/ NQ-HĐND ngày 01/04/2008 về phát triển các loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong nông, lâm nghiệp giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2015;

+ Nghị quyết số 142/2008/ NQ-HĐND ngày 22/07/2008 về một số Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

+ Quyết định 2277/2008/ QĐ-UBND ngày 12/08/2008 về việc ban hành Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh;

+ Quyết định 2381/2009/ QĐ-UBND ngày 20/08/2009 về việc thành lập quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Phú Thọ.

- Sau Luật HTX 2012

chỉ đạo các Sở, ban ngành về hỗ trợ phát triển KTTT và HTX nông nghiệp, cụ thể như sau:

+ Thông báo số 892- TB/TU ngày 04/7/2013 của thường trực Tỉnh ủy về “đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể gắn với triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012”;

+ Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 về “sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 142/2008/NQ-HĐND ngày 22/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh”;

+ Văn bản số 2823/ UBND-KT5 ngày 25/07/2013 của UBND tỉnh về tiếp tục Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX;

+ Kế hoạch số 2091/ KH- UBND ngày 11/6/2013 củaUBND tỉnh về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020, văn bản số 3263/UBND- KT5 ngày 16/8/2013 về giao nhiệm vục chỉ đạo, xử lý một số kiến nghị của các HTX trên địa bàn tỉnh;

+ Quyết định số 621/ QĐ- UBND, ngày 19/03/2014 về “kiện toàn Ban đổi mới và phát triển KTTT tỉnh Phú Thọ; Ban đổi mới và phát triển kinh tế tập thể đã xây dựng chương trình hoạt động của Ban, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra hàng năm đối với cấp huyện và cơ sở”;

+ Kế hoạch 2274/ KH-UBND năm 2015 về “Phát triển kinh tế tập thể 5 năm giai đoạn 2016-2020 tỉnh Phú Thọ”;

+ Kế hoạch số 165/ KH-UBND về “thực hiện đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2020”;

+ Kế hoạch 1900/ KH-UBND về thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” tỉnh Phú Thọ;

+ Nghị quyết số 01/2016/ NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về “cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020”;

nhân dân tỉnh Phú Thọ về “duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;

Như vậy, sau Luật HTX năm 2012, Tỉnh ủy, HĐND và UBND Phú Thọ đã quan tâm chỉ đạo sâu sát đến việc phát triển kinh tế tập thể, trong đó có HTX nông nghiệp, cụ thể hóa thành các nghị quyết, quy định cụ thể để thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác theo hướng phát triển ổn định và bền vững.

Đây là những căn cứ pháp lý để các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai thực hiện phát triển Kinh tế tập thể nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng, thể hiện sự quan tâm, nghiêm túc trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các ngành, góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH của tỉnh.

* Xây dựng bộ máy Quản lý Nhà nước đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;

Ở cấp tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triển Nông thôn là cơ quan tham mưu về QLNN cho UBND tỉnh thực hiện QLNN đối với HTX nông nghiệp. Ở tỉnh Phú Thọ, điều này được cụ thể hóa qua Quyết định 586/2007/ QĐ-UBND về “quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ”. Theo quyết định này, “Chi cục Hợp tác xã và PTNT là cơ quan trực thuộc Sở nông nghiệp và PTNT, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực quản lý hợp tác xã và các hình thức tổ chức sản xuất; định cư, tái định cư, điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp và nông thôn; chuyên ngành bảo quản, chế biến nông lâm sản, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; thực hiện chính sách, tổng hợp chương trình phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn”.

Cơ quan này chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của Sở nông nghiệp và PTNT, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của Cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn và cục chế biến nông lâm sản và nghề muối thuộc Bộ nông nghiệp và PTNT.

Nhiệm vụ của Chi cục về mảng HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng: Theo dõi tổng hợp báo cáo Sở nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh về HTX và phát triển nông thôn trên địa bàn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp và doanh nghiệp nông thôn, lâm nghiệp vừa và nhỏ trên địa

bàn tỉnh. Tham gia quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quản lý HTX, trang trại và đào tạo bồi dưỡng nghề cho nông dân;

* Tổ chức thực hiện các đề án, chính sách phát triển các HTX nông nghiệp Thời gian qua, mặc dù các chính sách liên quan đất đai, tài chính, tín dụng, đào tạo cán bộ nói chung và HTX nói riêng đã có thay đổi so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, các cấp, các ngành ở tỉnh Phú Thọ đã triển khai thực hiện đúng theo các quy định của Trung ương, của tỉnh; nhiều vấn đề vướng mắc, tồn tại được xem xét giải quyết, tạo được lòng tin của cán bộ, xã viên và người lao động trong HTX nông nghiệp đối với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

- Hỗ trợ thành lập HTX mới: Từ năm 2011 -2015, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định hỗ trợ 109 HTX thành lập mới với số tiền 1.188 triệu đồng. Trong giai đoạn 2015-2018 đã hỗ trợ thành lập được 77 HTX nông nghiệp, kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh 794 triệu đồng. Tính bình quân, mức hỗ trợ thành lập mới 1 HTX nông nghiệp là 10,31 triệu đồng.

- Thực hiện Chính sách cán bộ và nguồn nhân lực: Định kỳ tổ chức bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh, nghiệp vụ kế toán, tập huấn Luật HTX năm 2012, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về phát triển KTTT cho 4.442 lượt cán bộ là chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng, cán bộ nghiệp vụ HTX; Riêng trong giai đoạn 2015-2018, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 1.650 lượt cán bộ các HTX nông nghiệp, kinh phí hỗ trợ đạt 1.167,38 triệu đồng. Ngoài ra, ngân sách của tỉnh còn hỗ trợ đào tạo từ trung cấp đến thạc sỹ cho hàng trăm lượt cán bộ HTX trên địa bàn tỉnh. Tính bình quân, chi phí đào tạo cho 1 cán bộ HTX nông nghiệp là 0,7 triệu đồng.

- Thực hiện Chính sách hỗ trợ đất đai: Tính đến hết năm 2018, UBND tỉnh Phú Thọ đã giao đất cho 86 tổ chức kinh tế tập thể, các HTX nông nghiệp có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích xây dựng trụ sở, nhà giới thiệu sản phẩm, làm mặt bằng sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản,…

- Thực hiện xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển HTX:

trợ hoạt động phát triển HTX, tổ hợp tác, liên hiệp HTX trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động ưu tiên hỗ trợ của Quỹ bao gồm: (i) hoạt động ứng dụng, nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã; (ii) Tăng cường hoạt động về đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp tài sản cố định cho các Hợp tác xã; (iii) xây dựng và nhân rộng các mô hình Hợp tác xã điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh.

Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh Phú Thọ được thành lập năm 2009, cho đến tháng 5/2019, quỹ đã giải ngân cho 287 lượt dự án của HTX (trong đó có HTX nông nghiệp) vay vốn ưu đãi với tổng số tiền trên 50 tỷ đồng. Thực hiện tổng kết hoạt động quỹ hỗ trợ phát triển HTX từ khi thành lập đến nay, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phát triển, để xuất UBND tỉnh bổ sung tăng vốn điều lệ, phù hợp với các quy định hiện hành.

Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2016 - 2018, tổng số các dự án của các HTX, HTX được xem xét cho vay 120 dự án với doanh số cho vay là 14.840 triệu đồng; Ngoài ra Quỹ quay vòng cho vay 92 dự án với doanh số cho vay là 5.830 triệu đồng; Quỹ giải quyết việc làm (Quỹ 120) cho vay 20 dự án với doanh số là 1.881 triệu đồng (Bảng 2.4). Nguồn quỹ này đã góp phần giúp các HTX nông nghiệp có thêm một kênh tiếp cận vốn để đảm bảo tổ chức được các hoạt động sản xuất-kinh doanh, tháo gỡ một phần khó khăn trong quá trình phát triển các HTX ở những khu vực nông thôn trong tỉnh. Qua đó giúp các Hợp tác xã, tổ hợp tác có thêm nhiều nguồn lực để mạnh dạn trong mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.4: Tổng hợp Chính sách hỗ trợ các HTX nông nghiệp 2016-2018

Stt Nội dung chính sách Số lượng

Dự án

Kinh phí (triệu đồng)

1 Tổng số dự án được xem xét cho vay 120 14.840

2 Quỹ quay vòng 92 5.830

3 Quỹ giải quyết việc làm 20 1.881

* Kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động hỗ trợ và tư vấn phát triển HTX nông nghiệp;

Mục đích: Kiểm tra, chỉ đạo thực hiện và sử dụng phải đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn Trung ương, địa phương đầu tư cho chương trình phát triển KTTT và HTX nông nghiệp;

Kết quả hoạt động kiểm tra và thanh tra đối với các HTX nông nghiệp:

+ Đã xây dựng kế hoạch cụ thể và tiến hành kiểm tra ở cấp huyện và cơ sở nhằm đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả củng cố, phát triển HTX nông nghiệp ở các địa phương.

+ Đã phát hiện một số tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước đối với HTX nông nghiệp như: Một số cơ quan QLNN chưa thực sự quan tâm đến HTX nông nghiệp, chưa thường xuyên kiểm tra, uốn nắn việc tổ chức thực hiện các kế hoạch đã ban hành; Công tác xử lý những tồn tại, vướng mắc của HTX nông nghiệp sau chuyển đổi còn chậm.

+ Một số khó khăn, vi phạm đến lợi ích hợp pháp của xã viên HTX nông nghiệp chậm được khắc phục, còn có tư tưởng ỷ nại vào cơ quan quản lý cấp trên.

+ Qua thanh tra, kiểm tra đã tiếp nhận, tham gia tư vấn, giải quyết kịp thời, đảm bảo 100% các đơn thư đề nghị, khiếu nại của thành viên được các cấp, các ngành và Liên minh HTX tỉnh;

+ Tăng cường công tác kiểm tra, khảo sát nắm vững tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp và thành viên, kịp thời phát hiện, tập hợp những khó khăn và vướng mắc của các HTX, đề xuất với các Cơ quan liên quan tháo gỡ, giải quyết.

Định kỳ hàng năm các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hoạt động của các HTX nông nghiệp. Đánh giá chung, các hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Nhà nước và các cơ quan quản lý chuyên ngành. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của HTX còn rất ít, phần lớn hoạt động của các cơ quan chức năng tập trung vào tư vấn hỗ trợ phát triển các HTX mới và các HTX đang hoạt động xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh.

Bảng 2.5: Số lượt Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát hoạt động của các HTX Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2018

Năm ĐVT 2016 2017 2018

1. Số lượt HTX nông nghiệp

được kiểm tra Lượt 10 12 15

2. Tỷ lệ số HTX được kiểm

tra/tổng số HTX % 3,8 4,2 5,0

3. Kết quả kiểm tra

- Số cá nhân, đơn vị vi phạm Trường hợp 04 02 05 - Số trường hợp đã được xử lý Trường hợp 04 02 05

(Nguồn: Tổng hợp từ các Sở, ngành năm 2019)

Số liệu bảng 2.5 trên cho thấy, công tác kiểm tra hoạt động của các HTX những năm qua đã đem lại những kết quả khá tích cực, tuy nhiên còn một số trường hợp vi phạm pháp luật về QLNN đối với HTX nông nghiệp, đặc biệt hoạt động của các HTX nông nghiệp chuyển đổi. Mặc dù vậy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công tác kiểm tra còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Các quyết định xử lý sau khi kiểm tra chưa được nghiêm túc thực hiện. Việc theo dõi đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị được kiểm tra chưa chặt chẽ. Do đó, hiệu quả của công tác kiểm tra còn chưa cao.

* Kết quả đánh giá của các công tác Quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp;

- Đánh giá về công tác QLNN đối với HTX nông nghiệp của cán bộ ngành nông nghiệp ở cấp tỉnh và các huyện/xã

Kết quả khảo sát cán bộ phụ trách ngành nông nghiệp một số huyện, thành, thị về chất lượng của nội dung đánh giá hoạt động QLNN đối với HTX nông nghiệp ở địa phương (gồm có: công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và thanh tra, kiểm tra hoạt động của HTX). Thang đo sử dụng để đánh giá mức độ quan

trọng đã được mô tả cụ thể trong phần phương pháp nghiên cứu. Tổng hợp mức độ đánh giá của cán bộ ngành nông nghiệp về nội dung QLNN đối với các HTX nông nghiệp được tổng hợp ở bảng 2.6.

Nội dung kế hoạch phát triển mới các HTX nông nghiệp được thể hiện ở 3 tiêu chí: Mức độ quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với các HTX nông nghiệp; Đánh giá chất lượng công tác lập kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp; Ngành nông nghiệp đã chú trọng việc nghiên cứu đặc điểm tình hình Kinh tế-Xã hội của các địa phương khi xây dựng các chỉ tiêu phát triển mới HTX nông nghiệp.

Bảng 2.6: Đánh giá của Cán bộ về nội dung Quản lý nhà nước đối với

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)