Điều kiện Kinh tế-Xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 48 - 52)

1.1.2 .Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp

2.1. Khái quát về đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.1.2. Điều kiện Kinh tế-Xã hội

2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh 353.455,61ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm khoảng 84,01% (tương ứng 296.930ha), diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 15,26%; Diện tích đất chưa sử dụng và sông, suối chiếm 0,73%.

Trong đất sản xuất nông nghiệp với tổng 118.187,79ha, diện tích đất trồng cây hàng năm (lúa, ngô) là 62.971,04 ha, chiếm 17,82%; riêng đất lúa có 46.690,28 ha, chiếm 13,21% gieo trồng 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 55.216,75ha chiếm 15,62%.

Địa hình của tỉnh Phú Thọ chủ yếu là đồi núi, chiếm 79% diện tích tự nhiên; vùng Trung du chiếm 14,35% diện tích tự nhiên; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích tự nhiên. Tỉnh Phú Thọ có 3 sông lớn chảy qua, bao gồm: sông Hồng (sông Thao), sông Lô và sông Đà, 3 con sông này hợp lại với nhau ở Thành phố Việt Trì, do đó còn gọi là thành phố ngã ba sông.

Diện tích đất nông, lâm nghiệp của tỉnh tương đối rộng lớn do đó một mặt thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp của cá hộ gia đình và HTX, đặc biệt là phát triển các sản phẩm đặc sản, bản địa (chè, cây ăn quả, lúa gạo). Tuy nhiên, vì diện tích chia cắt và trải dài cũng gây nên những khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp và hoạt động QLNN đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm

Quy mô dân số trung bình năm 2019 của tỉnh là 1.463,7 nghìn người (trong đó dân số thành thị chiếm 18,13%, dân số nông thôn chiếm 81,87%) với nhiều dân tộc chung sống, tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,05% (tương ứng 250 nghìn người) (Tổng cục thống kê, 2019). Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh (theo chuẩn nghèo đa chiều) lần lượt là 5,58% và 4,97%. Thu nhập bình quân/người năm 2019 đạt 44,39 triệu đồng nhìn chung còn thấp (bằng 75% mức thu nhập bình quân cả nước).

Dân số đang trong độ tuổi lao động tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn và những vùng quê nghèo kinh tế còn nhiều khó khăn. Lực lượng lao động chiếm trên 80% tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn nên khó có nhiều điều kiện nâng cao tay nghề và được đào tạo chuyên môn chất lượng cao. (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).

Nhìn chung, tình trạng nhiều xã viên các HTX nông nghiệp chưa thực sự gắn bó với tổ chức còn khả phổ biến. Do đặc điểm dân số và phân bổ lao động, nhiều HTX nông nghiệp tuổi đời trung bình của các thành viên giao động từ 50-60 tuổi, hạn chế trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong sản xuất. Ý thức về vai trò của từng thành viên trong tổ chức chưa thực sự đồng nhất, chưa thực sự gắn bó khi hoạt động của HTX nông nghiệp gặp khó khăn. Từ đặc điểm này, cần lưu ý đến công tác tuyên truyền, cũng như công tác đào tạo tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị HTX và hướng dẫn các thành viên tham gia thực hiện điều lệ HTX và xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh hiệu quả.

2.1.2.3. Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội

Tỉnh được phân chia thành 13 Đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 01 thị xã và 11 huyện). Khu vực miền núi chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên nên tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, miền núi chiếm khoảng 70%, nhìn chung tình hình KT-XH còn rất nhiều khó khăn. Số người trong độ tuổi lao động ước tính là 769,4 nghìn người, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 53,5% tổng số (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu KT-XH của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) Bình quân (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 1. Tổng Sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Tỷ đồng 33.070,1 35.634,5 40.890,4 107,75 114,75 111,20 2. GRDP/người Triệu đồng 23,93 25,58 29,12 106,89 113,83 110,31 3. Tổng dân số Ng. người 1.381,7 1.392,9 1.404,1 100,81 100,80 100,81 + Khu vực nông thôn Ng. người 1.123,2 1.131 1.135,9 100,69 100,43 100,56 + Khu vực thành thị Ng. người 258,5 261,9 268,2 101,32 102,41 101,86 4. Tổng số lao động Ng. người 751,7 759,8 769,4 101,08 101,26 101,17 + Lao động NLN Ng. người 418,1 414,8 411,6 99,21 99,23 99,22 + Lao động CN-XD Ng. người 164 174 187 106,10 107,47 106,78 + Lao động dịch vụ Ng. người 169,6 171 170,8 100,83 99,88 100,35 (Nguồn:Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018)

Năm 2018, nhìn chung đời sống của dân cư trên địa bàn tỉnh khá ổn định, ngày càng được cải thiện, các chính sách đầu tư, an sinh xã hội tiếp tục được tăng cường. Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới là tập trung đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và tăng cường các hoạt động hợp tác và liên kết sản xuất gắn với giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản. Tiếp tục cơ cấu lại sản xuất các sản phẩm chủ lực phù hợp với lợi thế của từng địa phương. Cần chú trọng nâng cao hiệu quả nông nghiệp cận đô thị để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển thương hiệu, nhãn mác sản phẩm. Khuyến khích phát triển trang trại, gia trại, tạo điều kiện để doanh nghiệp, hợp tác xã (trong đó có HTX nông nghiệp) đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

- Vấn đề phát triển Kinh tế tập thể của tỉnh

Phát triển bền vững các loại hình Kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX nông nghiệp kiểu mới với nhiều hình thực liên kết đa dạng trong các lĩnh vực để làm tốt khâu dịch vụ sản xuất, Tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ. Có thể thấy rằng, phát triển các HTX nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay là một trong nội dung ưu tiên hàng đầu của tỉnh trong việc tái sản xuất ngành và tạo ra. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Phú Thọ cũng đã rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), có cơ chế linh hoạt thu hút dự án lớn, công nghệ cao. Thực hiện nguyên tắc đối xử bình đẳng với tất cả các loại hình doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân sản xuất kinh doanh các lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (2019), “Chương trình phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 đã góp phần khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các HTX kiểu mới trong khu vực Nông thôn, đáp ứng nhu cầu hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh. Nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX đã tác động trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh của các thành viên; tăng cường tính tự chủ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của hợp tác xã, nâng cao vai trò của hợp tác xã trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh”.

Hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh đã bước đầu giúp một số HTX nông nghiệp định hình được chiến lược sản xuất kinh doanh thông qua điều chỉnh cơ cấu sản xuất, chủng loại mẫu mã sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Một số sản phẩm của HTX nông nghiệp đã bước đầu có thương hiệu gắn liền với chất lượng sản phẩm (mỳ gạo Hùng Lô, thịt chua Thanh Sơn, rau an toàn Tứ Xã,...). Nhiều HTX nông nghiệp được hỗ trợ tham gia hội chợ quảng bá đã có cơ hội thuận lợi cho việc gặp gỡ, trao đổi và quảng bá sản phẩm hàng hóa tới các doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp các HTX nông nghiệp mở rộng thị trường, gắn kết với các siêu thị, doanh nghiệp chế biến sản phẩm.

triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng đã giúp cho các HTX nông nghiệp có thêm nguồn lực quan trọng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động sản xuất - kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thành viên, của thị trường và nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của HTX nông nghiệp.

- Vai trò tham gia của HTX nông nghiệp trong chương trình xây dựng nông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)