Kinh nghiệm thực tiễn về Quản lý nhà nước đối với các Hợp tác xã nông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 40)

1.1.2 .Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về Quản lý nhà nước đối với các Hợp tác xã nông

- Yêu cầu và chỉ tiêu đánh giá:

+ Đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và quản lý HTX nông nghiệp;

+ Tỷ lệ HTX nông nghiệp thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp và siêu thị trên địa bàn tỉnh (%);

+ Mức độ hài lòng của đại diện lãnh đạo HTX nông nghiệp về hoạt động QLNN đối với phát triển HTX nông nghiệp (Theo thang đo 5 mức độ đã mô tả trong phần phương pháp nghiên cứu);

+ Vai trò của HTX nông nghiệp đối với tạo việc làm mới và cung cấp các dịch vụ hàng hóa - xã hội cho xã viên;

+ Số lượng HTX thành lập mới, quy mô số lượng HTX và xã viên trong các HTX nông nghiệp;

+ Kết quả và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của HTX nông nghiệp (doanh thu, lợi nhuận bình quân/HTX).

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về Quản lý nhà nước đối với các Hợp tác xã nông nghiệp nông nghiệp

1.2.1. Kinh nghiệm trong nước

a) Kinh nghiệm QLNN đối với các HTX nông nghiệp của tỉnh Bình Định Năm 2018, theo thống kê tỉnh Bình Định có 93 HTX nông nghiệp/153 HTX, chiếm trên 60% số HTX trong tỉnh. Trong thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã thực hiện sâu rộng công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng, đổi mới và phát triển các loại hình HTX nông nghiệp như tăng cường thành lập mới HTX nông nghiệp và tư vấn hỗ trợ các HTX nông nghiệp tham gia có hiệu quả các chuỗi giá trị nông sản. Như vậy đối với tỉnh Bình Định muốn phát triển HTX nông nghiệp và tăng cường hiệu quả QLNN đối với các chủ thể này cần thực thi nhiều giải pháp đồng bộ:

sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về phát triển KTTT. Tăng cường nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, tiếp tục khẳng định vai trò của KTTT trong sự phát triển kinh tế của tỉnh;

- Hai là, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển cụ thể cho HTX nông nghiệp như giải thể hoặc sáp nhập sớm các HTX nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Tăng cường hướng dẫn các HTX nông nghiệp xây dựng phương án sản xuất- kinh doanh có tính khả thi, phù hợp với năng lực của thành viên HTX; Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HTX nông nghiệp và nâng cao trình độ quản lý, điều hành của Ban quản trị/Giám đốc HTX; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác phát triển HTX kiểu mới và khuyến khích liên kết HTX với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế.

- Ba là, các đơn vị được phân công về QLNN đối với HTX nông nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các chính sách hiện hành của tỉnh về kinh tế tập thể để tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung các chính sách, chương trình, đề án phù hợp nhằm tạo điều kiện cho kinh tế HTX nông nghiệp phát triển.

- Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ chuyên môn, tư vấn phát triển cho HTX nông nghiệp đặc biệt là tư vấn thị trường và phương án tổ chức sản xuất - kinh doanh.

- Năm là, tiếp tục phát huy tinh thần tự chủ, khơi dậy các nguồn lực từ nội bộ của các thành viên HTX, tăng cường liên kết với các tác nhân trong chuỗi giá trị; lựa chọn những phương án sản xuất- kinh doanh phù hợp; nắm bắt được nhu cầu thị trường, phát triển sản xuất gắn với thị trường; Giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa HTX và thành viên là các hộ nông dân.

b) Kinh nghiệm QLNN đối với các HTX nông nghiệp ở tỉnh Lào Cai

Theo thống kê năm 2018, tỉnh Lào Cai có 164 HTX nông nghiệp, trong số này chỉ có 12 HTX hoạt động tốt và 42 HTX ở mức trung bình, và yếu. Điều đó cho thấy hoạt động QLNN đối với các HTX nông nghiệp ở tỉnh còn nhiều bất cập. Bởi vậy, để tăng cường hiệu quả quản lý, những giải pháp sau cần được triển khai đồng bộ:

- Một là, cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang đẩy mạnh công tác quy hoạch, tạo điều kiện bố trí quỹ đất cho HTX nông nghiệp

hoạt động, phát triển dịch vụ; Nâng mức hỗ trợ hỗ trợ kinh phí mua máy móc cơ giới hóa, từ đó khuyến khích HTX nông nghiệp phát triển dịch vụ, giảm được chi phí sản xuất cho nông dân, đồng thời sớm có cơ chế hỗ trợ các HTX nông nghiệp bao tiêu sản phẩm, liên kết với các doanh nghiệp, công ty chế biến và xuất khẩu nông sản.

- Hai là, khuyến khích việc liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, với các hình thức khác nhau, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương với phương thức thu mua và chế biến của các doanh nghiệp, HTX tham gia vào quá trình liên kết.

- Ba là, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý và điều hành cho cán bộ HTX nông nghiệp. Xây dựng và thực hiện các chính sách đào tạo nâng cao trình độ, thay đổi tư duy của người quản lý HTX nông nghiệp;

- Bốn là, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các HTX yếu kém tiến hành hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi sang hoạt động theo loại hình khác có hiệu quả, phù hợp hơn. Kiên quyết giải thể các HTX nông nghiệp tồn tại mang tính hình thức, không đáp ứng được các điều kiện theo quy định; Khuyến khích thành lập mới gắn với phát triển các sản phẩm đặc sản, bản địa và chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh.

1.2.2. Kinh nghiệm ngoài nước

a) Kinh nghiệm của Pháp

- Ở Pháp, HTX nông nghiệp đóng một vai trò kinh tế quan trọng trong ngành nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp. Đóng góp doanh thu, thu hút lao động, duy trì việc làm ở khu vực nông thôn và là yếu tố chủ động trong phát triển nông thôn.

- Cơ quan QLNN đối với các HTX nông nghiệp ở Pháp xác định chức năng đầu tiên của Nhà nước trong lĩnh vực này là thiết lập và thông qua khung pháp lý áp dụng cho HTX nông nghiệp. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của Bộ nông nghiệp, tuy nhiên các Bộ, Ngành khác cũng có trách nhiệm liên quan, đặc biệt là Bộ kinh tế, Bộ tư pháp đối với Luật công ty và Luật thương mại.

- Về chứng nhận hoạt động của các HTX nông nghiệp. Đơn vị đăng ký phải nộp đơn cho cơ quan hành chính có thẩm quyền. Một ủy ban đặc biệt (Ủy ban khu

vực về các định hướng nông nghiệp hoặc Ủy ban trung ương về chứng nhận hoạt động HTX) bao gồm đại diện các cơ quan hành chính và chuyên môn sẽ xem xét đơn đề nghị và đưa ra các kiến nghị. Quyết định cuối cùng sẽ được cơ quan có thẩm quyền thông qua.

- Về quản lý, kiểm tra đối với các HTX nông nghiệp: Định kỳ hàng năm, các HTX nông nghiệp phải trình lên cơ quan đã cấp giấy chứng nhận các báo cáo thể hiện hoạt động của mình phù hợp với các quy định của Pháp luật về HTX hay không?. Báo cáo này phải bao gồm cả bản sao các quyết định của Đại hội xã viên, các tài liệu trình bày tại Đại hội xã viên cho các xã viên thẩm tra, báo cáo tổng kết về tình hình kinh doanh và tài chính và quản lý HTX, báo cáo kiểm toán.

Như vậy, sự rõ ràng trong việc quy định đầu mối QLNN đối với các HTX nông nghiệp cũng như các quy định pháp lý chặt chẽ về hoạt động báo cáo, thanh tra, kiểm tra đối với các HTX nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thành công trong hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp tại Pháp.

b) Kinh nghiệm của Canada

Theo thống kê, có khoảng 80% nông dân ở Canada tham gia HTX nông nghiệp. Các HTX này góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động và đóng góp lớn cho nền kinh tế. Những kinh nghiệm từ việc vận hành các mô hình HTX nông nghiệp và tổ chức tốt hoạt động QLNN đối với các HTX nông nghiệp ở Canada được rút ra như sau:

- Trong quản lý, phát triển HTX nông nghiệp, Canada luôn công nhận và đề cao bảy nguyên tắc HTX do Liên minh HTX quốc tế (ICA- International Cooperative Alliance) khuyến nghị, quán triệt đầy đủ vào Luật HTX của liên bang. Ban hành luật chung cho năm loại hình HTX, nhưng có các quy định riêng cho mỗi loại HTX để chúng vận hành và phát triển tốt nhất. Tăng cường tính phân biệt giữa loại hình HTX với các pháp nhân và tổ chức khác bảo đảm Luật HTX khác hẳn với Luật công ty và Luật về hội.

- Về thủ tục quản lý các HTX nông nghiệp: Canada giảm nhẹ các quy định về văn bản, đơn giản hóa về mặt hành chính đối với việc công khai hợp pháp hóa các doanh nghiệp, cơ chế chuyển tiếp tư cách của tổ chức có mục đích không lợi

nhuận sang tư cách HTX. Nhà nước chỉ hỗ trợ thiết lập, giúp liên kết của HTX, riêng nội dung kinh doanh do HTX đảm nhiệm.

- Chính sách hỗ trợ cho HTX nông nghiệp ở Canada có đặc điểm là sự hỗ trợ trực tiếp, tức là dựa vào kết quả hoạt động của từng HTX và được tiến hành bởi một tổ chức chuyên nghiệp. Ngoài ra, còn tổ chức đào tạo, thông tin về Luật HTX và các vấn đề liên quan đối với các HTX nông nghiệp, đảm bảo cho tất cả mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ và thực thi thống nhất Luật HTX. Bởi vậy, có thể hiểu rằng các chính sách hỗ trợ HTX ở Canada là khuyến khích phát huy nội lực, tránh tạo ra sự ỷ lại, trì trệ.

1.2.3. Bài học rút ra cho hoạt động quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ

Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước cho thấy, Nhà nước luôn có yếu tố quyết định đến sự phát triển của các HTX nông nghiệp trong các giai đoạn phát triển khác nhau thông qua nhiều biện pháp hỗ trợ, can thiệp trực tiếp và gián tiếp. Sự hỗ trợ của Nhà nước thể hiện trên các phương diện như: “tạo ra khuôn khổ luật pháp; hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn; tuyên truyền, giáo dục về HTX; trợ giúp đào tạo cán bộ, thành viên HTX...). Bài học từ các nước qua nghiên cứu cho thấy, Nhà nước và Chính phủ các nước thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đối với HTX nhưng cần phát hiện và ngăn ngừa những doanh nghiệp, công ty trá hình “núp bóng” dưới hình thức HTX để hưởng ưu đãi. Việc hỗ trợ nguồn tài chính, hay các chính sách hỗ trợ cho các HTX nông nghiệp cũng cần cân nhắc bởi nó có thể kéo theo sự ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ”.

- Về tổ chức của các HTX nông nghiệp

Hợp tác xã nông nghiệp có thể được thành lập ban đầu do ý chí của Nhà nước nhưng trong quá trình hoạt động và phát triển, HTX phải được trả về đúng vị trí của nó, do những xã viên (người nông dân) điều hành và quản lý. Mục đích của HTX nông nghiệp là “gắn bó cùng nhau để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ đáp ứng chính nhu cầu của xã viên và hoạt động xã hội vì cộng đồng. Sự tự nguyện trên nền tảng những tất yếu kinh tế, tôn trọng quy luật thị trường là nền tảng đảm bảo cho các HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả”.

- Về hoạt động của các HTX nông nghiệp

Liên kết các hoạt động đầu ra, đầu vào cho họ dưới hình thức tốt nhất là HTX nông nghiệp, điều này giúp các hộ nông dân, người sản xuất nhỏ cải thiện điều kiện sống và phát triển sản xuất. Bởi vậy, HTX nông nghiệp phải thực sự hoạt động dựa trên nguyên tắc tự lực và tự chịu trách nhiệm, cần thiết phải quản lý dân chủ và có sự tương trợ lẫn nhau. Để thực hiện được điều này, theo nhiều nhà nghiên cứu thì các HTX nông nghiệp ở Việt Nam cần phải đáp ứng được bốn điều kiện như sau: “Một là, hội đồng quản trị/ban giám đốc HTX phải có tâm huyết với mục tiêu giúp nông dân làm giàu hơn là dùng HTX để làm giàu cho cá nhân mình hay để tích luỹ lợi nhuận cho HTX; Hai là, người nông dân hiểu được HTX chính là tổ chức tự của họ, do đó nên hợp tác với ban quản lý nhằm thiết lập được chế độ hoạt động tối ưu cho HTX; Ba là, chính quyền địa phương không được can thiệp vào công việc của HTX nhưng phải tạo điều kiện cho các mục tiêu xã hội của HTX có thể thực hiện dễ dàng nhất. Bốn là, các HTX nông nghiệp cần coi trọng hoạt động khuyến nông (đặc biệt là chú trọng đến khuyến nông thị trường), coi đây là phương tiện cơ bản giúp nông dân vượt khó, xoá đói, giảm nghèo để vươn lên làm giàu. HTX nông nghiệp phải coi thay đổi tư tưởng phong cách, lề lối, tập quán sản xuất của nông dân là mục tiêu của mình thì mới giúp ích nhiều cho nông dân và giúp hộ nông dân phát triển lực lượng sản xuất để cạnh tranh hiệu quả với nông dân thế giới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”.

- Về tổ chức cơ quan Quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp.

Nên thành lập một cơ quan quản lý nhà nước thống nhất đối với HTX nông nghiệp, thực tế vấn đề này ở Việt Nam còn khá chồng chéo giữa Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, nếu tổ chức ra một cơ quan chuyên trách để thực hiện chức năng Quản lý nhà nước thống nhất đối với các HTX thì cần số lượng nhân viên rất lớn tham gia hỗ trợ phát triển các Hợp tác xã nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Khái quát về đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Thọ thuộc khu vực miền núi, Trung du phía Bắc, đây là tỉnh nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Phía Đông giáp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km. “Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc, thời gian di chuyển bằng đường bộ chỉ mất khoảng 45 phút”. Đây là những nhận định và đánh giá khách quan về ưu thế vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ từ các chuyên gia kinh tế và địa lý.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các Hệ thống giao thông đường bộ (quốc lộ 70, quốc lộ 32, quốc lộ 2), đường sắt (Hà Nội - Phú Thọ - Lào Cai) và đường sông từ các tỉnh đi thành phố Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh,.... Phú Thọ cũng là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá – xã hội, khoa học và kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ.

Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện tốt để nghiên cứu về hoạt động QLNN đối với các HTX Nông nghiệp từ kinh nghiệm thành công và thất bại của các địa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)