Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 52 - 60)

1.1.2 .Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp

2.2. Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bên cạnh các vai trò đối với phát triển nông nghiệp nói chung, hoạt động của các HTX nông nghiệp góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và thực hiện tái cơ cấu Ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá về quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ rõ: “Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia; toàn tỉnh có 93/247 xã đạt; bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 14,3 tiêu chí, không có xã đạt dưới 6 tiêu chí, có 151 khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Lâm Thao đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 (là huyện đầu tiên của khu vực miền núi phía Bắc đạt chuẩn); huyện Thanh Thủy, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới”. Thực tế cho thấy, ở những địa phương thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới cũng là những địa phương có nhiều HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.

2.2. Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Thọ

Số lượng và phân bố hợp tác xã nông nghiệp và số lao động trong các HTX trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Tính đến thời điểm 31/12/2018, toàn tỉnh có 330 HTX nông nghiệp, tăng 24 HTX so với năm 2015. Trong đó 299 HTX đang hoạt động và 31 HTX tạm ngừng hoạt động chờ giải thể. Giai đoạn 2015-2018 đã thành lập mới 77 HTX; giải thể và chuyển sang loại hình hoạt động khác 49 HTX hoạt động không hiệu quả, ngừng hoạt động theo quy định. Số liệu về HTX được thể hiện qua bảng 2.2.

Qua số liệu trong bảng 2.2 có thể thấy rằng, nhìn chung quy mô của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, số lao động thường xuyên/1 HTX có xu

hướng giảm trong giai đoạn 2015-2018, từ 14,3 lao động/1 HTX (năm 2015) xuống 10 lao động/1 HTX (năm 2018). Điều này phản ánh các HTX đang có sự tái cơ cấu và sắp xếp lại lực lượng lao động theo hình thức gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên, do số HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả và có lãi thấp nên lãi trung bình/1 HTX trên địa bàn tỉnh rất thấp, bình quân trong giai đoạn đạt 28,5 triệu đồng/1 HTX/năm. Thu nhập bình quân/1 LĐ/năm giao động từ 18-20 triệu đồng, rất thấp so với tổng thu nhập của 1 LĐ/năm, do đó đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc các thành viên, người lao động chưa thực sự gắn bó với sự tồn tại và hoạt động của các HTX nông nghiệp.

Bảng 2.2: Số lượng và tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2019

Stt Địa phương ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019

1 Số lượng HTX nông

nghiệp đang hoạt động HTX 268 265 281 299 320

2 Số lao động trong các

HTX nông nghiệp Người 3.839 2.800 2.672 2.992 3.155

3 Số lao động bình

quân/HTX Người 14,3 10,6 9,5 10,0 9,9

4 Doanh thu bình quân/1

HTX Tr.đ/năm 816 859 1.015 1.050 1.200

5 Lãi bình quân/1 HTX Tr.đ/năm 32,0 35,0 24,0 21,0 30

6

Thu nhập bình quân/1 LĐ thường xuyên trong HTX

Tr.đ/năm 18,0 19,0 18,0 20,0 23,0

Trong đó, loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp (kinh doanh tổng hợp) chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 212 HTX (chiếm hơn 70%), tiếp đó là đến HTX trồng trọt với 60 HTX (chiếm 20%), còn lại khoảng 10% là các HTX chăn nuôi và thủy sản (Sở NN&PTNT Phú Thọ, 2019).

Hình 2.1: Số lượng HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo ngành nghề năm 2019

(Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Phú Thọ, 2019)

Bảng 2.3: Số HTX nông nghiệp có hoạt động Thương mại hóa năm 2018 (phân theo huyện/thành/thị)

Stt Đơn vị Số lượng HTX nông nghiệp HTX có sản phẩm/ hàng hóa Ngành hàng

1 Thành phố Việt Trì 20 4 Rau, mỳ gạo, thanh long, dưa vàng

2 Thị Xã Phú Thọ 15 5 Rau, chè xanh, nấm, gạo, dưa chuột

(Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Phú Thọ và Liên minh HTX tỉnh Phú Thọ, năm 2019)

Tuy nhiên theo thống kê, chỉ có 71 HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có Sản xuất và Tiêu thụ nông sản chiếm 21% trong số các HTX nông nghiệp (Bảng 2.3). Như vậy số lượng các HTX nông nghiệp có sản xuất và Tiêu thụ nông sản chiếm tỷ lệ thấp, tập trung ở một số ngành hàng chính như: Chè, gạo, rau củ quả, cây có múi (Bưởi, cam, mít), thủy sản (cá, tôm), chăn nuôi (lợn, gà, chim, thỏ), và một số hàng thủ công làm từ sản phẩm nông nghiệp (nón lá, tương, mành cọ…), tuy nhiên đa số các HTX nông nghiệp này có quy mô sản xuất hàng hóa tập trung còn nhỏ, khả năng liên kết giữa HTX với thành viên và hộ nông dân, doanh nghiệp còn yếu và lỏng lẻo; các sản phẩm có quy mô sản xuất lớn chủ yếu vẫn là Chè, cây có múi, gạo chất lượng cao, chăn nuôi gà, lợn. Các HTX này hiện nay mới làm tốt được một vài khâu đầu vào, khả năng liên kết để điều tiết trong hoạt động 3 Huyện Đoan Hùng 14 3 Bưởi, chè xanh

4 Huyện Hạ Hòa 39 4 Rau, chăn nuôi, mật ong, chè 5 Huyện Thanh Ba 26 4 Gạo, gà, lợn, chè đen

6 Huyện Phù Ninh 25 7 Bưởi, thủy sản, gà, lợn, chè xanh

7 Huyện Yên Lập 24 5 Gạo, gà, chè, dầu lạc 8 Huyện Cẩm Khê 41 8 Nấm, gà, chè xanh, rau

9 Huyện Tam Nông 25 4 Hoa, quả, rau

10 Huyện Lâm Thao 24 8 Gạo, giống, rau, dưa hấu, thỏ, nấm rơm

11 Huyện Thanh Sơn 12 3 Chè, gà và lợn bản 12 Huyện Thanh Thủy 22 11 Gạo, cá, cây dược liệu 13 Huyện Tân Sơn 12 5 Chè, gạo và lợn bản

sản xuất rất hạn chế, chưa có nhiều cán bộ, quản lý của HTX nông nghiệp chủ động xây dựng được kế hoạch sản xuất theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đa phần các HTX chưa liên kết trong khâu tiêu thụ sản phẩm, nếu có thì khả năng liên kết còn thấp, số lượng hàng bán qua đơn đặt hàng chiếm tỉ lệ không cao. Nhiều sản phẩm hàng hóa chưa có bao bì, nhãn mác cụ thể.

Hình 2.2: Số lượng HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2018

* Tình hình tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp

Bên cạnh một bộ phận HTX nông nghiệp chuyển đổi và thành lập mới làm ăn có hiệu quả, được xã viên tin tưởng. Một số mô hình HTX mới làm ăn có hiệu quả như HTX nông nghiệp điện năng Vĩnh Lại, HTX rau an toàn Tứ Xã, HTX sản xuất chè an toàn Long Cốc,… nhưng chưa được nhân rộng ra. Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực HTX thì tới nay còn nhiều HTX vẫn chưa thực sự năng động, đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh để phát triển. “Hiện vẫn còn nhiều HTX yếu kém, các HTX này tuy xuất phát từ nhu cầu của xã viên và phát huy được tính tự nguyện, dân chủ trong HTX, tuy nhiên do năng lực quản lý yếu kém, vốn tài sản nhỏ do đó hoạt động cầm chừng hiệu quả chưa cao. Nhiều HTX chưa xây dựng được kế hoạch, chiến lược phát triển trung và dài hạn vì đa số các HTX nông nghiệp

do những người lao động, nông dân nghèo, thiếu vốn, thiếu kiến thức thành lập nên vì vậy, số xã viên đông do vậy HTX hoạt động ít hiệu quả”.

Đội ngũ cán bộ, quản lý HTX có tâm huyết, làm việc vì lợi ích chung của HTX và của người lao động còn hạn chế. Đa số cán bộ, quản lý HTX nông nghiệp chưa qua tập huấn nghiệp vụ trước khi đảm nhiệm các vị trí quản lý HTX, họ chủ yếu làm việc trên cơ sở kinh nghiệm tích luỹ được. Việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trình độ chuyên môn về quản lý còn chắp vá do vậy hiệu quả chất lượng chưa cao. Một số HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả được lãnh đạo bởi đội ngũ giám đốc có tuổi trung bình từ 30-40 tuổi.

Trên thực tế, vẫn còn tình trạng cán bộ chủ chốt HTX có trình độ chuyển sang làm công tác chính quyền để có chế độ ổn định hơn đang diễn ra đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của HTX và tâm lý không ổn định của xã viên và người lao động.

Thù lao cán bộ quản lý thấp cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác quản lý HTX và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều HTX không trả đủ lương tối thiểu để mua bảo hiểm xã hội cho cán bộ quản lý HTX.

* Đánh giá chung về kết quả và hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh:

Theo số liệu từ các cơ quan trong tỉnh và số liệu điều tra HTX, bước đầu đánh giá tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn vừa qua. Trong quá trình củng cố các hoạt động về tổ chức, quản lý và hoạt động đã đạt được một số kết quả, cụ thể là:

- Thứ nhất, đánh giá chung các HTX nông nghiệp cũ đã chuyển đổi xong, nhiều HTX nông nghiệp mới được thành lập; giải thể các Hợp tác xã nông nghiệp hình thức không còn hoạt động; sáp nhập các HTX nông nghiệp hoạt động không hiệu quả;

- Thứ hai, về cơ bản các HTX nông nghiệp chuyển đổi và thành lập mới bước đầu đã khắc phục được tình trạng thua lỗ kéo dài và hình thức, không rõ ràng về xã viên và tài sản khi làm thủ tục phá sản. Tuy nhiên, theo các chuyên gia “để

khắc phục tình trạng chuyển đổi hình thức các HTX nông nghiệp cần phải có phương án cụ thể để khắc phục như: xây dựng phương án xác định xã viên đích thực khi chuyển đổi bằng cách làm rõ vốn góp xã viên sau đó tiến hành cấp thẻ xã viên và thực hiện phân phối lãi hàng năm theo vốn góp để tạo niềm tin và sự gắn bó của xã viên đối với HTX”.

- Thứ ba: Về cơ bản một số HTX nông nghiệp đã dần thể hiện được Vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn chuyển dịch đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với an toàn và hiệu quả kinh tế. Số liệu từ các báo cáo chỉ ra: “số HTX áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngày càng tăng; cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là những giống mới có giá trị kinh tế cao; tổ chức tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thú y... từ đó HTX nông nghiệp đã thống nhất được kế hoạch sản xuất với xã viên, chỉ đạo hướng dẫn gieo trồng đúng thời vụ”. Ví dụ HTX nông nghiệp điện năng Vĩnh Lại, công tác chỉ đạo sản xuất và chuyển giao kỹ thuật, hàng năm, căn cứ vào lịch gieo trồng, HTX triển khai kế hoạch đảm bảo các khâu dịch vụ phục vụ cho sản xuất, được người dân và xã viên đánh giá cao.

* So sánh một số chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2015-2019

- Giai đoạn 2011-2015:

+ Về số lượng: Giai đoạn từ 2011-2015 trên địa bàn tỉnh có 77 HTX thành lập mới, 77 HTX giải thể. Đến 6/2015 toàn tỉnh có 466 hợp tác xã, trong đó 405 HTX đang hoạt động, 61 HTX tạm ngừng hoạt động. Có 124 HTX tổ chức đăng ký hoạt động theo Luật HTX năm 2012;

+ Về doanh thu: Doanh thu bình quân (năm 2011) đạt 1.155 triệu đồng/HTX, năm 2014 đạt 1.268 triệu đồng/HTX. Trong đó Doanh thu của HTX với thành viên: 670 triệu đồng/HTX và doanh thu đối với thị trường bên ngoài thành viên: 598 triệu đồng/HTX;

+ Về thu nhập: Lãi bình quân năm 2011: 51 triệu đồng/HTX, năm 2014 đạt 64 triệu đồng/HTX và năm 2015 lợi nhuận đạt 71 triệu đồng/HTX, tăng 39% so với năm 2011;

+ Tổng số thành viên của HTX năm 2011:158.796 người, dự kiến hết năm 2015: 153.025 người, giảm 3,7%, trong đó số thành viên mới là 8.386 người;

+ Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX đến hết 2015 là 5.733 người, trong đó số lao động thường xuyên mới 455 người, số lao động là thành viên HTX 5.071 người;

+ Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX năm 2011: 13 triệu đồng/người, dự kiến năm 2015: 19 triệu đồng/người, tăng 146% so với năm 2011.

- Giai đoạn 2015-2019

+ Về số lượng: Giai đoạn từ 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh có 104 HTX thành lập mới, 66 HTX giải thể. Đến 5/2019 toàn tỉnh có 340 HTX, trong đó 320 HTX đang hoạt động, 20 HTX tạm ngừng hoạt động;

+ Về doanh thu: Doanh thu bình quân (năm 2015) đạt 816 triệu đồng/HTX, năm 2018 đạt 1.050 triệu đồng/HTX. Trong đó doanh thu của HTX với thành viên trong 2 năm lần lượt là 659 triệu đồng/ 1 HTX và 735 triệu đồng/ 1 HTX;

+ Về thu nhập: Lãi bình quân năm 2015: 32 triệu đồng/HTX, năm 2018 giảm còn 21 triệu đồng/HTX và năm 2019 lợi nhuận đạt 30 triệu đồng/HTX, bằng 93% so với năm 2015;

+ Tổng số thành viên của HTX năm 2015 là 115.205 người, năm 2018: 60.328 người, giảm 48% so với năm 2015;

+ Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX đến tháng 5/2019 là 3155 người, trong đó số lao động thường xuyên mới 140 người, số lao động là thành viên HTX 2.780 người;

+ Thu nhập Bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX năm 2015: 18 triệu đồng/người, năm 2018: 20 triệu đồng/người, tăng 111% so với năm 2015.

Như vậy, qua 2 giai đoạn có thể thấy rằng quy mô của các HTX nông nghiệp và số lượng xã viên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có xu hướng giảm do hoạt động tổ chức và sắp xếp lại các HTX theo Luật HTX năm 2012. Doanh thu/1 HTX và thu nhập bình quân/1 lao động còn ở mức độ thấp, giai đoạn 2015 - 2019 có mức thấp

hơn do ở giai đoạn này có rất nhiều HTX nông nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc bị giải thể. Một số dịch vụ tạo nguồn thu cho các HTX dịch vụ nông nghiệp giảm mạnh do công tác xã hội hóa hệ thống điện, thủy lợi, bên cạnh đó sức cạnh tranh của hệ thống đại lý và doanh nghiệp ở nông thôn ngày càng cao dẫn tới các hoạt động sản xuất-kinh doanh của các HTX bị ảnh hưởng, nhiều HTX làm ăn thua lỗ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)