Cấu trúc cơ bản của kênh phân phối:

Một phần của tài liệu Giáo trình marketing căn bản - Cao Minh Toàn doc (Trang 72 - 73)

Một số phương pháp định giá

1.2 Cấu trúc cơ bản của kênh phân phối:

Kênh phân phối thường phức tạp và phong phú, tuỳ theo từng loại sản phẩm, từng thị trường và từng doanh nghiệp mà số lượng kênh và cấu trúc của kênh sẽ khác nhau. Tuy nhiên những cấu trúc khác nhau đó đều dựa trên những kênh cơ bản sau đây (sơ đồ 3).

Kênh 1: gọi là kênh trực tiếp vì không có trung gian. Nhà sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Việc mua bán này có thể thông qua cửa hàng trực thuộc của nhà sản xuất nhưng cũng có thể không thông qua cửa hàng.

Kênh này có thể rút ngắn được thời gian lưu thông và tiết kiệm được chi phí, có thể áp dụng khi số lượng mua đủ lớn để mang lại hiệu quả cho nhà sản xuất khi phải mang hàng đến tận nơi tiêu dùng; quy cách chủng loại hàng hoá không phức tạp lắm; nhà sản xuất biết rõ nhu cầu và địa chỉ của người mua; những mặt hàng chuyên dùng… ví dụ: công ty sản xuất bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) chở trong những xe chuyên dùng đến bơm sẵn vào kết ấu của các công trình xây dựng; bà con nông dân đem nông sản của mình đến chợ bán cho người tiêu dùng.

Kênh số 2: gọi là kênh gián tiếp ngắn hàng hoá phải qua một trung gian là nhà đại lý. Nhà đại lý ở đây có thể là đại lý bán buôn; đại lý bán lẻ hoặc cả hai. Kênh

này cũng có thể giảm được thời gian lưu thông và chi phí. Nhà sản xuất kiểm soát được hàng hoá ở trên kênh. Nếu xây dựng được nhiều đại lý bán lẻ thì kênh này có khả năng phổ biến sản phẩm rất rộng rãi trên thị trường.

Kênh số 2 này có thể áp dụng cho nhiều loại hàng hoá khác, thường ở các thị trường có nhu cầu lớn và tập trung như ở các thành phố lớn.

Kênh số 3: là kênh gián tiếp ngắn vì có một trung gian là nhà bán buôn. Đây là kênh có khả năng tiêu thụ số lượng hàng lớn, nhưng ít khả năng phổ biến sản phẩm. Vì người tiêu dùng ở đây không phải là cá nhân mà là những nhà sản xuất. Kênh này thường áp dụng để tiêu thụ những mặt hàng là tư liệu sản xuất như là nguyên vật liệu. Nhà bán buôn ở đây được hiểu như là nhà phân phối công nghiệp.

Kênh số 4: là kênh gián tiếp ngắn vì hàng hoá phải qua mộ trung gian là nhà bán lẻ. Đây là kênh có khả năng phổ biến sản phẩm rộng rãi. Vì nhà sản xuất phải sử dụng rất nhiều nhà bán lẻ và một nhà bán lẻ có rất nhiều khách hàng. Kênh này có thể dùng để tiêu thụ nhiều loại hàng hoá khác nhau, và hay áp dụng nhất là cho những hàng tiêu dùng thông thường trong đời sống hàng ngày của người dân.

Kênh số 5: là kênh gáin tiếp dài vì hàng hoá phải qua hai trung gian là nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Đây là kênh vừa có thể tiêu thụ được nhiều hàng hoá vừa có khả năng phổ biến sản phẩm rất rộng rãi. Kênh này áp dụng để tiêu thụ cho nhiều loại hàng hoá và nhiều thị trường khác nhau.

Kênh số 6: là kênh gián tiếp dài, vì hàng hoá phải đi qua hai trung gian là đại lý và nhà bán buôn. Kênh này có khả năng tiêu thụ lớn, áp dụng để tiêu thụ các mặt hàng là tư liệu sản xuất. Người tiêu dùng ở đây là nhà sử dụng công nghiệp.

Kênh số 7: kênh dài nhất – vì hàng hoá phải đi qua trung gian (còn gọi là kênh cấp 3). Kênh này có khả năng phổ biến sản phẩm rất rộng rãi. Một đại lý ở đây được sử dụng để phối hợp cung cấp sản phẩm với số lượng lớn cho nhiều nhà bán sỉ khác nhau. Do vậy kênh 7 còn có khả năng đưa sản phẩm xâm nhập thị trường xa, mới lạ. Chi phí cho kênh khá cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình marketing căn bản - Cao Minh Toàn doc (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)