Sản phẩm trong marketing
1.2 Các loại chiến lược sản phẩm: Chiến lược chủng loạ
Chiến lược chủng loại
Trong kinh doanh ít có doanh nghiệp nào chỉ có một sản phẩm duy nhất mà thường có nhiều chủng loại sản phẩm, bởi vì chủng loại sản phẩm càng dài thì thường phân bổ rủi ro càng tốt. Vì thế doanh nghiệp cần có một chiến lược chủng loại sản phẩm bao gồm:
Chiến lược thiết lập chủng loại: để việc kinh doanh được an toàn, có hiệu quả cần thiết lập một chủng loại sản phẩm thích hợp và từng bước củng cố chủng loại đó về chất cũng như về lượng để thế lực của doanh nghiệp ngày càng tăng. Chiến lược phát triển chủng loại: việc phát triển chủng loại sản phẩm khi doanh nghiệp kéo dài mặt hàng hơn tầm mức hiện tại. Để thực hiện điều đó doanh nghiệp có thể dãn lên, dãn xuống hoặc dãn theo cả hai chiều.
Nhiều doanh nghiệp ban đầu ổn định ở đầu cao của thị trường rồi sau đó dãn xuống hay ngược lại doanh nghiệp nằm ở khoảng tầm trung trong thị trường có thể quyết định dãn mặt hàng của mình theo 2 hướng.
Chiến lược hạn chế chủng loại: trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát hiện những sản phẩm không còn hiệu quả nữa và phải nhanh chóng từ bỏ các sản phẩm ấy để dồn mọi tiềm lực phát huy những sản phẩm đang còn có hiệu quả.
Chiến lược biến cải chủng loại: trong chiến lược này, các sản phẩm hiện có được sửa đổi ít nhiều như cải tiến về hình dáng, cỡ khổ, vật liệu, màu sắc, bao bì, nhãn hiệu từ đó làm cho khách hàng tiêu dùng ưa chuộng hơn.
Chiến lược thích ứng sản phẩm
Trong quá trình tồn tại sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá bán đáp ứng sự chờ đợi. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần quan tâm đến việc cải tiến công nghệ, tay nghề, nguyên vật liệu, kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm.
Để hạ giá bán, doanh nghiệp cần tiến hành phương pháp phân tích giá trị loại bỏ chi phí vô ích.
Chiến lược đổi mới sản phẩm
Chiến lược này nhằm tạo ra những sản phẩm mới để bán ra trên thị trường hiện có hoặc thị trường mới đây là một chiến lược khá mạo hiểm và mức độ thành công và mức độ thành công của đổi mới thường không cao, do đó nguy cơ rủi ro là rất lớn.
Theo J.M. Choffray và F. Dorey, có hai chiến lược đổi mới sản phẩm:
Chiến lược đổi mới phản ứng: đây là chiến lược được thực hiện khi có sự thay đổi của thị trường, tức là trên thị trường đã có một sản phẩm mới được tung ra. Thực chất đây là chiến lược bắt chước nhanh của người thứ hai (Fast
Doanh nghiệp phải có khả năng lớn về Marketing
Doanh nghiệp phải có sự mềm dẻo cao về cơ cấu tổ chức và sản xuất.
Chiến lược đổi mới chủ động: đây là chiến lược thực hiện khi chưa có sự thay đổi của thị trường nhưng doanh nghiệp vì muốn tìm kiếm một mức phát triển cao hơn, bảo đảm sự thành công bởi nắm trong tay một bằng phát minh và sẵn sàng có nguồn vốn lớn nên đã mạo hiểm đổi mới sản phẩm. Chiến lược đổi mới này khi thực hiện cần phải trải qua 5 giai đoạn như trong phần triển khai sản phẩm mới.
Chiến lược bắt chước sản phẩm.
Chiến lược này được thực hiện khi doanh nghiệp không dám đổi mới vì sợ rủi ro nhưng lại không muốn để sản phẩm của mình bị già cỗi đi. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp tìm cách thay đổi các sản phẩm của mình bằng cách bắt chước các sản phẩm mới mà các hãng khác phát hành có hiệu quả.
Sự bắt chước có thể mang tính chất đổi mới, bởi vì đây không phải là sao chép nguyên xi các sản phẩm khác mà nó tập hợp toàn bộ những ưu điểm sẵn có trọng mỗi sản phẩm cạnh tranh. Do đó sản phẩm bắt chước sẽ hội tụ tất cả các ưu điểm của các sản phẩm cạnh tranh đó.
Tuy nhiên: chiến lược này cần được thực hiện tương đối nhanh chóng bởi lẻ nếu bắt chước chậm quá chỉ làm tăng lên sự ứ đọng hàng hoá mà thôi.
Chiến lược định vị sản phẩm.
Đây là một chiến lược nhằm:
Tạo cho sản phẩm một vị trí đặc biệt trong trí nhớ người mua và khách hàng tương lai.
Làm cho nó được phân biệt rõ ràng với các sản phẩm cạnh tranh.
Tương ứng với những chờ đợi quyết định nhất của thị trường mục tiêu trong việc lựa chọn để tiêu thụ.
Như vậy, xác định vị trí của sản phẩm được coi là một chiến lược có khả năng hạn chế sự ứ đọng hàng hoá. Muốn vậy phải đòi hỏi Marketing – mix và trong lòng Marketing – mix một chiến lược xúc tiến thích hợp.
Quyết định về chủng loại hàng hoá
Chủng loại hàng hoá là một nhóm hàng hoá có liên hệ gần gũi với nhau do chúng có chức năng giống nhau, được bán vào cùng nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá cả.
Mỗi chủng loại hàng hoá đòi hỏi một chiến lược Marketing riêng. Phần lớn các công ty đều giao việc phụ trách từng nhóm chủng loại hàng hoá cho một người. Người quản lý này phải thông qua một loạt các quyết định quan trọng về bề rộng của chủng loại hàng hoá và các mặt hàng tiêu biểu cho nó.