Một số phương pháp định giá
2.3. Định giá theo thời giá (going-rate pricing)
Theo phương pháp này khi định giá doanh nghiệp chủ yếu dựa vào giá cả của các đối thủ cạnh tranh mà ít chú trọng vào phí tổn hay số cầu của riêng mình. Doanh nghiệp có thể định giá bằng, cao hơn hoặc thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh chính. Trong những ngành có sự độc quyền theo nhóm như thép, giấy các doanh nghiệp thường đề ra mức giá cao hơn hoặc thấp hơn nhưng họ giữ được chênh lệch đó.
Phương pháp định giá theo thời giá được áp dụng khá phổ biến trong những trường hợp độ co giãn của cầu khó đo lường được. Các doanh nghiệp nghiệp cho rằng giá thịnh hành tiêu biểu cho sự sáng suốt của cả ngành và do đó việc áp dụng giá hiện hành sẽ đảm bảo sự hoà hợp giữa các ngành
Định giá dựa trên người mua (Buyer - based pricing)
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp định giá đã xuất phát giá trị cảm nhận được từ hàng hoá của mình. Họ xem sự cảm nhận về giá trị của người mua (chứ không phải phí tổn của người bán) là chìa khoá định giá. Họ sử dụng những biến số phi giá trong Marketing-mix để xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí của người mua. Giá được đề ra là để đạt được cái giá trị được cảm nhận đó.
Người ta thấy rằng khi người mua bỏ ra một giá trị (tiền) là họ muốn đổi lấy một giá trị khác tức là những lợi ích từ việc sở hữu và sử dụng sản phẩm. Các lợi ích bao gồm cả hữu hình và vô hình. Những giá trị này sẽ khác nhau với những người tiêu dùng không giống nhau. Nếu người tiêu thụ cảm thấy giá cả cao hơn giá trị của sản phẩm thì họ sẽ không mua sản phẩm đó. Cho nên nếu người bán đề ra giá cao hơn mức giá trị được cảm nhận thì doanh số sẽ sút giảm.
Điều này giải thích tại sao một sản phẩm giống nhau nhưng giá cả lại cách biệt ở những loại cửa hàng khác nhau.
Định giá tâm lý (psychological pricing)
Theo phương pháp này người bán không chỉ lưu ý đến những chỉ tiêu kinh tế mà còn để cả những yếu tố của tâm lý của người mua để định giá. Ta có hai loại giá ứng với phươong pháp này