Tổ chức bộ máy chi trả chế độ BHXH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 86)

2.3.3 .Yếu tố vềquản lýthu BHXH

2.3.5. Tổ chức bộ máy chi trả chế độ BHXH

Bảng 2.17: Đánh giá tổ chức bộ máy quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ NỘI DUNG Ý kiến đánh giá Trung Bình ý kiến Kết quả đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý 5 4 3 2 1

Bộ máy quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

được tổ chức phù hợp 59 62 31 3,38

Bình thường Số lượng cán bộ thực

hiện công tác chi trả chế

độ BHXH là hợp lý 71 54 27 3,29

Bình thường Trình độ, năng lực thực

hiện công tác chi trả của cán bộ viên chức BHXH đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ 65 57 30 3,23

Bình thường

(Nguồn: kết quả điều tra và đánh giá của tác giả [Phụ lục 2A]) Theo kết quả tại bảng 2.17 trên cho thấy tổ chức bộ máy quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại Phú Thọ mới chỉ đạt ở mức độ bình thường, bộ máy quản lý chi chế độ BHXH ngắn hạn được tổ chức chưa thật sự phù hợp, thực tế CB, VC làm nhiệm vụ giải quyết và chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác, số lượng bố trí tại văn phòng BHXH tỉnh và các huyện còn thiếu, trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa sâu; một số nơi cán bộ còn trẻ tuổi đời kinh nghiệm thực tế còn ít nên ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả hoạt động quản lý chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn.

2.4. Đánh giá kết quả quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.4.1. Đánh giá kết quả đạt được

- Quản lý công tác lập dự toán chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

BHXH tỉnh Phú Thọ đã thực hiện theo đúng quy định ngành trong việc xây dựng dự toán, về cơ bản đảm bảo đúng trình tự về thời gian, nội dung lập dự toán.

- Quản lý công tác quản lý người hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn

Đối tượng hưởng và các mức hưởng được cập nhật dữ liệu đầy đủ, chính xác vào các phần mềm quản lý thu (TST) và phần mềm xét duyệt chế độ (TCS).

- Quản lý quy trình và kết quả chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

Việc chi trả chế độ BHXH ngắn hạn thông qua tài khoản cá nhân đã đạt được những kết quả sau:

+ Đối với NLĐ: Hình thức thanh toán này thuận tiện, giảm phiền hà cho NLĐ vì NLĐ được hưởng chế độ là những đối tượng đang trong thời gian ốm đau, hưởng thai sản hoặc DSPHSK nên để trực tiếp lên đơn vị nhận tiền rất khó khăn. Bên cạnh đó còn tránh được tình trạng một số đơn vị SDLĐ lạm dụng quỹ BHXH để ưu tiên thực hiện mục đích khác.

+ Đối với đơn vị SDLĐ: Khi chi trả chế độ qua tài khoản cá nhân thì đơn vị không phải tổ chức hoạt động chi trả cho NLĐ, giảm khối lượng công việc và thủ tục hành chính.

- Quản lý công tác lập báo cáo, thẩm định quyết toán chi chế độ BHXH ngắn hạn

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và cơ quan quản lý cấp trên, BHXH tỉnh đã chỉ đạo hướng dẫn kịp thời các đơn vị cấp dưới lập các báo cáo chi trả chế độ BHXH ngắn hạn và định kỳ lập báo cáo đánh giá tình hình, những vấn đề vướng mắc phản ánh kịp thời để giải quyết có hiệu quả ngày càng đáp ứng nhiệm vụ được giao. Nhìn chung trong các năm qua, hệ thống báo cáo tài chính và công tác thẩm định quyết toán đã được các BHXH tỉnh, huyện nghiêm chỉnh chấp hành theo đúng biểu mẫu báo cáo, đáp yêu cầu về thời gian và nội dung nộp BHXH cấp trên.

- Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá công tác chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

BHXH tỉnh Phú Thọ đã chủ động lập kế hoạch và thực hiện hậu kiểm các đơn vị SDLĐ do tỉnh quản lý, BHXH cấp huyện, các cơ sở KCB trên địa bàn trong việc thực hiện luật BHXH, BHYT nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết chế độ BHXH và việc cấp các chứng từ thanh toán chế độ BHXH đồng thời phân cấp cho BHXH các huyện, thành, thị thực hiện công tác kiểm tra chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại các đơn vị SDLĐ trên địa bàn huyện quản lý.

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế

- Quản lý công tác lập dự toán chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

Tại các đơn vị dự toán cấp III, công tác xây dựng dự toán chưa sát thực tế, phân tích tình hình tăng giảm dự toán số liệu chung chung về mức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn, chưa dự báo số liệu dự toán tăng giảm do thay đổi chính sách tiền lương của Nhà nước, sự biến động tăng giảm người hưởng chế độ BHXH ngắn hạn hàng năm, thời gian nộp dự toán đôi khi chưa kịp thời,.. Theo đó ảnh hường đến chất lượng xây dựng dự toán của tỉnh dẫn đến vào những tháng cuối năm BHXH tỉnh phải cân đối dự toán báo cáo với TW về điều chỉnh dự toán năm.

- Hệ thống các chế độ chính sách chi trả BHXH ngắn hạn

Những chế độ chính sách trong quản lý chi trả BHXH ngắn hạn là các quy định của các văn bản pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, chính vì vậy, khi áp dụng thực tế tại các địa phương chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau, do vậy các đơn vị vận dụng thực hiện các chính sách, chế độ BHXH còn nhiều hạn chế. Luật BHXH quy định “Đối với các trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”. Sự “ưu ái” về điều kiện hưởng này là kẽ hở lớn nhất và người sử dụng lao động đã lợi dụng kẽ hở này, nhất là khối DN tư nhân. Khi có thai rồi mới tham gia BHXH hoặc tăng mức đóng trong vòng 6 tháng trước sinh con,... Hợp đồng lao động và đóng BHXH cho NLĐ nữ vừa đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con là được nghỉ việc hưởng BHXH, hết thời hạn nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định, NLĐ còn nghỉ thêm DSPHSK, sau đó làm đơn xin nghỉ việc vì phải chăm sóc

con nhỏ. Luật BHXH cũng quy định “Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con trong trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH, được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương cơ sở tại tháng người vợ sinh con.”

+ Về chế độ thai sản, luật BHXH quy định đó là: Điều kiện để hưởng trợ cấp thai sản là NLĐ phải có thời gian đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Trong trường hợp thai có bệnh lý phải đóng BHXH đủ 3 tháng trong vòng 9 tháng và phải có xác nhận của cơ sở y tế. Như vậy, những trường hợp đã có thời gian tham gia BHXH nhiều năm, nhưng vì lý do nào đó không đủ điều kiện nêu trên, sẽ không được hưởng chế độ thai sản và không được tính thời gian nghỉ thai sản theo quy định. Chính sách thai sản đang có sự bất bình đẳng giữa các khu vực lao động nữ ở nông thôn, lao động nữ trong DN và lao động nữ trong khu vực nhà nước.

- Quản lý công tác quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn

Công tác quản lý đối tượng được hưởng BHXH ngắn hạn mới chỉ chủ yếu theo dõi qua giấy tờ làm minh chứng từ phía đơn vị SDLĐ và NLĐ gửi lên, bên cạnh đó cơ quan bảo hiểm không trực tiếp quản lý đối tượng hưởng BHXH ngắn hạn mà chỉ theo dõi qua hồ sơ và hệ thống phần mềm xét duyệt. Chính vì vậy dẫn đến phát sinh nhiều hạn chế trong công tác quản lý đối tượng và mức hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn:

+ Do đặc điểm quản lý chi BHXH ngắn hạn là hoạt động không thường xuyên, liên tục trên từng người hưởng, chế độ được hưởng phát sinh trong hoặc sau khi NLĐ ốm đau, thai sản, công tác kiểm tra chủ yếu dựa trên tính xác thực của chứng từ được hưởng chế độ dẫn đến những gian lận trọng yếu phát sinh khó có thể kiểm soát.

+ Có những trường hợp người lao động đã nghỉ việc tại đơn vị nhưng không thông báo và được giải quyết quyền lợi về BHXH.

+ Đối với NLĐ hưởng lương khoán sản phẩm nhất là khối nông nghiệp của các Công ty chè trên địa bàn các huyện Thanh Sơn,Yên Lập (Phú Đa, Phú Bền, Ngọc Đồng...), các công ty lâm nghiệp khoán đồi rừng thuộc địa bàn các huyện Hạ Hòa, Yên Lập (Lâm trường Yên lập, A Mai, Hạ Hòa,..) không có bảng chấm công và thanh toán tiền lương sẽ rất khó kiểm soát nên việc lạm dụng quỹ là khó tránh khỏi.

- Quản lý quy trình tổ chức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

Quy trình tổ chức mới thực hiện bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những bất cập do trong khâu tổ chức, BHXH tỉnh chưa hướng dẫn các đơn vị SDLĐ thực hiện đúng, sự phối kết hợp giữa các phòng nghiệp vụ, các bộ phận giải quyết và chi trả chế độ ngắn hạn cho NLĐ chưa nhịp nhàng ăn khớp. Sự phối kết hợp giữa BHXH tỉnh và các ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản của NLĐ chưa thật sự chặt chẽ, đơn vị SDLĐ nên dẫn đến trường hợp nhiều khi chuyển tiền chậm gây nên thắc mắc của người lao động.

- Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá công tác chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

Mặc dù, định kỳ và hàng năm công tác thanh tra, kiểm tra chi BHXH nói chung vẫn diễn ra thường xuyên giữa các đơn vị trong hệ thống bảo hiểm xã hội nhưng công tác thanh, kiểm tra chi trả BHXH hiện nay tại tỉnh Phú Thọ chưa được chú trọng quan tâm đến. BHXH các cấp chưa thật sự sát sao trong công tác kiểm tra tại các đơn vị sử dụng lao động.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế

- Do đặc điểm từ các đơn SDLĐ:

Theo kết quả trong Báo cáo tổng hợp tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, các đơn vị tham gia BHXH BB trên địa bàn toàn tỉnh tính đến tháng 10 năm 2019 có 5.414 đơn vị SDLĐ. Qua thực tế cho thấy do số lượng các đơn vị sử dụng lao động trên toàn tỉnh rất lớn và đa dạng về các thành phần, chính vì thế công tác quản lý chi trả chế độ BHXH cũng không giống nhau giữa các đơn vị. Theo kết quả điều tra và kinh nghiệm quản lý thực tế từ phía tác giả cho thấy công tác quản lý đối tượng chi trả đối với đơn vị doanh nghiệp chưa chặt chẽ, khoa học nhất đối với các đối tượng tham gia BHXH tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc quản lý đối tương mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi trên hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu.

- Do hạn chế về số lượng, chất lượng CB, VC thực hiện công tác quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn:

hạn tại BHXH tỉnh, huyện, thành phố của tỉnh Phú Thọ còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, hạn chế về kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc mang tính chất hành chính sự vụ, chưa bám sát cơ sở, việc giải thích, tuyên truyền vận động còn chung chung, hiệu quả chưa cao… Theo kết quả điều tra tại phiếu điều tra từ phía cán bộ viên chức đánh giá về số lượng cán bộ viên chức thực hiện nhiệm vụ quản lý chi BHXH ngắn hạn trung bình ý kiến đạt 3,29 điểm, trình độ năng lực của cán bộ viện chức đảm nhiệm công việc này được đánh giá ở mức độ trung bình đạt 3,23 điểm. Thực tế trực tiếp điều tra tại các BHXH cấp huyện cho thấy số lượng cán bộ thực hiện công tác chi trả BHXH hiện nay còn thiếu: BHXH tỉnh có 13 đơn vị BHXH huyện, thành thị, mỗi huyện có 01 cán bộ thực hiện giải quyết chế độ. Như vậy, với đơn vị có số lượng người tham gia, người hưởng chế độ BHXH nhiều nhưng chỉ có duy nhất 1 cán bộ thực hiện công tác chi trả BHXH ngắn hạn.

- Do hạn chế về ứng dụng công nghệ, kỹ thuật quản lý

Việc quản lý người tham gia BHXH là phải cập nhật được những thông tin về tình hình di chuyển, biến động về số lượng lao động của từng đơn vị SDLĐ và mức đóng góp của từng người lao động. Đó là một khối lượng công việc rất lớn, trong khi ngành BHXH chưa có công nghệ quản lý bằng kỹ thuật hiện đại, công tác quản lý đối tượng chủ yếu phụ thuộc vào đơn vị SDLĐ.

- Những nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước

Do Luật BHXH chưa thực sự phù hợp với thực tiễn xã hội, nhận thức về BHXH của một số đơn vị sử dụng lao động, của người lao động và người dân còn hạn chế, còn hay nhầm lẫn với các hình thức bảo hiểm thương mại khác. Công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT chưa được quan tâm đúng mức. Phương pháp hình thức tuyên truyền, giáo dục còn chưa được phù hợp, hiệu quả mang lại chưa cao.

- Những năm qua, việc Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu nhiều lần gây không ít khó khăn cho công tác quản lý chi trả BHXH ngắn hạn tại BHXH tỉnh vì phải điều chỉnh mức chi trả hợp lý.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BHXH NGẮN HẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Quan điểm phát triển

Nhằm mục đích triển khai rộng rãi chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới mọi đối tượng lao động, đảm bảo sự công bằng trong việc tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, vừa nhằm tăng nguồn thu cho quỹ BHXH, vừa đảm bảo khả năng chi trả của quỹ, BHXH tỉnh Phú Thọ xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể như sau:

Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn toàn tỉnh, tổ chức tốt công tác thu BHXH, BHYT, BHTN, tiếp tục khai thác tăng số lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN tích cực đôn đốc thu BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động còn nợ đọng, phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch được giao.

- Tổ chức tốt công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng và NLĐ, duy trì ổn định công tác chi trả thường xuyên trước ngày 10 - 15 hàng tháng bằng việc phối hợp chặt chẽ với hệ thống Bưu điện tỉnh Phú Thọ, UBND các xã, thị trấn để công tác chi trả được an toàn.

- Tăng cường hiệu quả công tác quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ, đảm bảo các chỉ tiêu về công tác quản lý chi trả như chi đúng, chi đủ, kịp thời.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong đó định hướng nâng cao số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra giám sát, nâng cao chất lượng giám sát với việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá một cách cụ thể đối với từng bộ phận để cán bộ kiểm tra giám sát có thể dễ dàng trong việc đánh giá.

- Thực hiện giải quyết dứt điểm công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH cho NLĐ, giải quyết kịp thời các chế độ cho NLĐ.

- Duy trì tốt công tác cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa. Đồng thời duy trì tốt công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ đảm bảo thuận tiện, an toàn khi khai thác, đáp ứng mọi yêu cầu của cá nhân và đơn vị về hồ sơ khi cần thiết.

- Tổ chức tốt công tác kiểm tra các hoạt động, nhiệm vụ chuyên môn của ngành, kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động và các đại lý chi trả.

- Tăng cường công tác kỉ luật, kỉ cương hành chính, thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước và nội quy của cơ quan, phát huy tốt những kết quả đã đạt được của những năm trước, các bộ phận tham mưu tốt để thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 86)