.5 Dự toán thu – chi BHXH, BHYT, BHTN 03 năm 202 0 2022

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 64)

ST T Chỉ tiêu Ước thực hiện năm 2019 Dự toán năm 2020 Dự toán năm 2021 Dự toán năm 2022 1 Tổng số thu (triệu đồng) 3.677.055 3.973.204 4.147.503 4.365.885 1.1 Thu BHXH Số người 176.190 183.652 194.671 205.573 Số tiền (triệu đồng) 2.223.660 2.226.457 2.516.686 2.662.714 1.2 Thu BHYT Số người 1.248.969 1.276.197 1.294.874 1.313.825 Số tiền (triệu đồng) 1.278.425 1.398.869 1.454.824 1.518.085 1.3 Thu BHTN Số người 147.979 155.523 161.432 167.889 Số tiền (triệu đồng) 154.970 167.878 175.993 185.086 2 Tổng số chi 6.096.196 6.571.554 7.016.564 7.351.045 2.1 Chi BHXH (triệu đồng) Số người 282.363 290.832 298.101 305.452 Số tiền 4.618.277 5.015.695 5.372.651 5.670.639 Trongđó: Chi BHXH ngắn hạn Số người 98.606 103.536 109.748 117.430 Số tiền (triệu đồng) 338.524 357.463 386.060 424.666 2.2 Chi BHYT

ST T Chỉ tiêu Ước thực hiện năm 2019 Dự toán năm 2020 Dự toán năm 2021 Dự toán năm 2022 Số người 1.321.184 1.464.896 1.731.628 1.820.098 Số tiền (triệu đồng) 1.386.098 1.446.827 1.523.420 1.553.888 2.3 Chi BHTN Số người 16.983 17.832 18.902 19.847 Số tiền (triệu đồng) 91.821 109.032 120.493 126.518

2.2.2.2. Kết quả xây dựng dự toán chi BHXH ngắn hạn

“Bảng 2.6: Dự toán chi BHXH ngắn hạn của BHXH tỉnh Phú Thọ 2016 - 2019

Đơn vị tính: triệu đồng”

Stt Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

1 Tổng dự toán chi BHXH ngắn

hạn 271.500 305.412 322.902 354.912

1.1 Chi ốm đau 27.000 34.112 36.170 41.531

1.2 Chi thai sản 240.000 265.640 280.036 306.141

1.3 Chi dưỡng sức phục hồi sức khỏe 4.500 5.660 6.696 7.240

2 Tổng số chi BHXH ngắn hạn 214.711 247.357 278.701 314.992

2.1 Chi ốm đau 24.727 29.360 31.314 35.761

2.2 Chi thai sản 185.984 212.874 240.958 271.268

2.3 Chi dưỡng sức phục hồi sức khỏe 4.000 5.123 6.429 7.963

3 Tổng số chi /Dự toán chi 79,08 80,99 86,31 88,75

3.1 Chi ốm đau (%) 91,58 86,06 86,57 78,54

3.2 Chi thai sản (%) 77,49 80,13 86,04 88,60

3.3 Chi DSPHSK (%) 88,89 90,51 96,09 100,99

Qua thực tế cho thấy hàng năm tại tỉnh Phú Thọ số chi trả chế độ BHXH ngắn hạn có sự chênh lệch so với số dự toán chi BHXH đã được xây dựng hàng năm (số dự toán luôn cao hơn số thực chi), có năm tỷ lệ chênh lệch quá lớn. Kết quả này khẳng định chất lượng lập dự toán chưa sát thực tế, người làm công tác xây dựng dự toán không bao quát được hết những nhân tố ảnh hưởng đến số chi BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh.

Có thể nói rằng Công tác xây dựng dự toán chi BHXH ngắn hạn hàng năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý chi BHXH của BHXH tỉnh. Đó không chỉ là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý chi, mà còn là một căn cứ quan trọng để kiểm tra, giám sát công tác quản lý chi BHXH hàng năm.

Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng dự toán chi BHXH ngắn hạn tại Phú Thọ còn chưa phát huy được tối đa hiệu quả của nó, lý do là địa bàn huyện khá rộng với số người tham gia BHXH rất đông đảo, đa dạng, mà nhân lực thực hiện xây dựng dự toán chi BHXH ở các đơn vị trong hệ thống bảo hiểm xã hội là rất hạn chế; cán bộ thực hiện toàn bộ các công việc thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá và xây dựng dự toán chỉ là thực hiện công việc kiêm nhiệm không có nghiệp vụ chuyên sâu. Thực tế cho thấy, căn cứ chủ yếu được các cán bộ này sử dụng cho việc lập chỉ tiêu dự toán chi BHXH hàng năm vẫn là số chi của năm trước, còn ảnh hưởng từ kết quả dự báo đối tượng tham gia BHXH lên kết quả lập dự toán chi còn hạn chế.

Hình 2.3: Đánh giá của cán bộ, viên chức BHXH tỉnh về lập dự toán chi trả BHXH ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Kết quả điều tra và đánh giá của tác giả[Phụ lục 2A]

40.10 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 10.48 14.52 18.42 16.48

Theo kết quả điều tra tại hình 2.3 và mục II, Phụ lục số 2A cho thấy, các CBVC được điều tra đã có sự đánh giá ở mức độ bình thường về kết quả công tác lập dự toán. Qua kết quả điều tra có tỷ lệ cán bộ viên chức đánh giá ở mức độ điểm 5 chỉ chiếm 10,48%; điểm 4 chiếm tỷ lệ 40,01% và các mức độ còn lại chiếm tỷ lệ 49,42%. Điểm trung bình của tiêu chí này đạt được là 3,38 điểm. Điều đó cho thấy việc lập dự toán thu, chi tại BHXH tỉnh mới chỉ đạt ở mức độ trung bình về cơ bản tuy đã đáp ứng yêu cầu công việc, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế đó là tại các đơn vị trọng hệ thống BHXH tỉnh thực hiện công tác xây dựng dự toán chưa sát thực tế, chưa phân tích sự biến động người hưởng, dự toán số liệu chung chung về mức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn, thời gian nộp dự toán chưa kịp thời,.. BHXH Việt Nam chưa xây dựng phần mềm lập dự toán để các tỉnh thống nhất thực hiện và đảm bảo chất lượng, số liệu dự kiến sát với thực tiễn tại địa phương.

2.2.2. Quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn

Quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng là công tác thường xuyên, liên tục của cơ quan BHXH tỉnh, nhằm tránh tình trạng đối tượng chi trả không còn tồn tại mà nguồn kinh phí chi trả vẫn được cấp gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi BHXH của các đơn vị và cá nhân.

Quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ là một nghiệp vụ rất quan trọng, nó đảm bảo việc tổ chức chi trả đúng người, đúng đối tượng thụ hưởng, đúng mức theo quy định hiện hành của Luật BHXH. Đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ rất đa dạng, biến động hàng năm do nhiều nguyên nhân. Vì vậy phân loại đối tượng, kiểm tra đối chiếu giữa danh sách chi trả và hồ sơ hưởng BHXH về các chỉ tiêu: Họ tên, địa chỉ, mức trợ cấp của đối tượng làm công việc thường xuyên trong tác nghiệp quản lý đối tượng.

Công tác quản lý đối tượng được hưởng chế độ BHXH ngắn hạn là một phần của công tác quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đối tượng hưởng các chế độ BHXH nói chung và chế độ BHXH ngắn hạn nói riêng được theo dõi trên phần mềm Thu, cấp sổ thẻ (TST)[ Phụ lục 3] thành hệ thống tập trung quản lý thông tin BHXH để lưu trữ tại Trung tâm CNTT- BHXH Việt Nam. Công tác quản lý đối tượng đã được quan tâm nhưng mới chỉ dừng lại ở việc

kiểm tra rà soát đối chiếu dữ liệu người lao động tham gia BHXH, BHYT tại các đơn vị SDLĐ trên hệ thống phần mềm quản lý với hồ sơ chi trả chế độ BHXH ngắn hạn..

Trên thực tế tại tỉnh Phú Thọ, số lượng đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau ngày càng gia tăng do điều kiện làm việc, môi trường, khí hậu,... và do hoàn cảnh khác nhau của NLĐ. Mặt khác thời gian gần đây do tác động khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu nhiều người lao động thiếu việc làm, nhiểu chủ SDLĐ cho người lao động nghỉ việc đi khám bệnh và tính vào đó là ngày nghỉ ốm hưởng BHXH. Có những đơn vị còn thanh toán chi chế độ ốm đau trùng cho NLĐ trong đó NLĐ vẫn chấm công đi làm và hưởng lương. Vì vậy mà quỹ BHXH chi trả ngày càng gia tăng không phản ánh đúng thực tế tình trạng sức khỏe NLĐ. Vấn dề này chứng tỏ việc quản lý đối tượng chưa chặt chẽ thường xuyên, chưa xác minh kiểm tra thực tế tình hình đối tượng tại các đơn vị.

Hình 2.4 Thống kê số người được hưởng chế độ ốm đau, thai sản giai đoạn 2016-2019

(Nguồn Phòng Kế hoạch Tài chính – BHXH tỉnh )

Qua kết quả thực tế cho thấy số người hưởng chế độ ốm đau, thai sản hàng năm đều tăng. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã mở rộng và phát triển các khu công nghiệp ngày càng thu hút nhiều lao động, nên số

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2016 2017 2018 2019

Số người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức (Lượt người)

Số tiền chi trả ốm đau, thai sản, dưỡng sức (Triệu đồng)

lao động tham gia đóng BHXH ngày càng tăng lên. Mặt khác tỉnh Phú Thọ là nơi tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp thuộc Công nghiệp dệt may, giày da, chè,.. nên lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao, số người hưởng chế độ thai sản ngày càng nhiều, tình trạng phổ biến nhiều trường hợp tham gia vừa đủ 6 tháng và đóng BHXH với mức lương cao để hưởng trợ cấp thai sản với mức trợ cấp gấp nhiều lần số tiền tham gia rồi sau đó nghỉ việc dẫn đến quỹ BHXH chi trả ốm đau, thai sản ngày càng gia tăng. Do các đơn vị SDLĐ và người lao độngtham gia BHXH ngày càng nhiều, đa dạng ( bảng 2.7); mặt khác do tính chất phức tạp của đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn đòi hỏi cơ quan BHXH phải có biện pháp quản lý kiểm soát chặt chẽ việc người lao động tham gia BHXH tại các đơnvị SDLĐ trên địa bàn để tránh tình trạng gây thất thoát quỹ BHXH.

Bảng 2.7. Thống kê số lượng đơn vị SDLĐ và người lao động tham gia BHXH

STT Khối loại hình đơn vị SDLĐ Số lượng đơn vị Số lượng NLĐ ( người)

1 Doanh nghiệp nhà nước 118 12.464

2 Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài 131 60.042

3 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.502 35.065

4 Các đơn vị hành chính, Đảng, Đoàn 1.387 37.443

5 Các đơn vị ngoài công lập 198 4.481

6 Hợp tác xã 233 757

7 Xã, phường, thị trấn 277 5.480

8

Cán bộ xã phường không chuyên trách 389 2.153

9 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 118 293

10 Tổ chức cá nhân khác 61 399

Cộng 5.414 158.577

(Nguồn: Phòng Quản lý Thu của BHXH tỉnh Phú Thọ năm 2019 )[1]

2.2.3. Quản lý tổ chức chi trả cho các chế độ BHXH ngắn hạn

2.2.3.1. Quy trình, thủ tục chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

Công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ luôn được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của BHXH Việt Nam từ khâu xét

duyệt, thẩm định đến việc thanh toán chi trả đều được cán bộ viên chức của BHXH tỉnh thực hiện đúng nguyên tắc, đảm bảo cho việc chi đúng, chi đủ, kịp thời và an toàn số tiền chi trả cho đối tượng được hưởng.

Để thuận lợi cho các đơn vị thực hiện việc thanh quyết toán, BHXH tỉnh Phú Thọ hướng dẫn các đơn vị cụ thể như sau:

- Căn cứ hồ sơ quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH đơn vị SDLĐ lập danh sách theo mẫu 01-HSB, kèm hồ sơ điện tử gửi Cơ quan BHXH xét duyệt và thanh toán với NLĐ hoặc đơn vị SDLĐ theo quy định của Luật BHXH của từng chế độ BHXH ngắn hạn.

- Đối với hình thức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn thông qua đơn vị SDLĐ thuộc sự trực tiếp quản lý của cơ quan BHXH (Phòng chế độ BHXH lập mẫu C70a- HD theo đề nghị của đơn vị SDLĐ) chuyển phòng KHTC làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản đơn vị SDLĐ, đơn vị SDLĐ có trách nhiệm chi trả tiền cho NLĐ được hưởng chế độ BHXH. Thời hạn chi trả theo quy định đó là: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, chi trả xong chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK sau ốm đau, thai sản; trong thời hạn 05 ngày làm việc thực hiện chi trả xong trợ cấp DSPHSK sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ, kể từ khi nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến. Trong vòng 10 ngày đầu tháng sau, đơn vị SDLĐ lập Danh sách NLĐ chưa nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (nếu có theo mẫu số 23-CBH) của các Danh sách 70a-HD đã được xét duyệt của tháng trước, gửi cơ quan BHXH, đồng thời chuyển trả cơ quan BHXH số tiền chưa chi hết nêu rõ lý do chưa chi trả.

- Đối với hình thức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn thông qua tài khoản cá nhân cho người lao động: Cơ quan BHXH trực tiếp quản lý (BHXH tỉnh hoặc cấp huyện) sẽ phối hợp với các ngân hàng nơi NLĐ mở tài khoản để kiểm tra, đối chiếu số hiệu tài khoản của NLĐ do đơn vị SDLĐ cung cấp: Căn cứ mẫu số C70a-HD do Phòng Chế độ BHXH (hoặc Bộ phận chế độ BHXH) chuyển sang, thực hiện chuyển số tiền đã xét duyệt tại mẫu số 70a-HD vào tài khoản của từng NLĐ; Trường hợp sai thông tin tài khoản cá nhân của NLĐ không chuyển được tiền, thông báo lại cho đơn vị SDLĐ bằng văn bản để cung cấp lại số tài khoản cá nhân của NLĐ. Trường hợp sai tài khoản mà tiền đã chuyển vào tài khoản do đơn vị sử dụng lao động cung

cấp sai, không thu hồi được, thông báo cho đơn vị sử dụng lao động ngay bằng văn bản và yêu cầu đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm bồi hoàn cho NLĐ. Thực tế trong thời qua đã có hàng trăm đơn vị khi nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH để giải quyết chế độ kê khai sai thông tin tên đơn vị, thông tin tài khoản,...đồng thời thiếu sự phối hợp kiếm soát của các Ngân hàng dẫn đến việc thanh toán chi trả không kịp thời ảnh hưởng đến tâm lý người lao động, tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên đòi hỏi BHXH các cấp tỉnh, huyện phải có biện pháp khắc phục.

2.2.3.2. Đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý BHXH tại đơn vị SDLĐ về quy trình, thủ tục chi chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hình 2.5: Đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý BHXH tại đơn vị SDLĐ về quy trình, thủ tục chi BHXH ngắn hạn

Nguồn: Kết quả điều tra và phân tích, đánh giá của tác giả [Phụ lục 2B] Theo kết quả điều tra tại hình 2.5 và phụ lục 2B thì tiêu chí đánh giá quy trình thủ tục của hoạt động chi chế độ BHXH ngắn hạn chưa được đánh giá tốt. Điểm trung bình của tiêu chí này chỉ đạt được 3,12 điểm, qua điều tra có tới 25 cán bộ quản lý BHXH của đơn vị SDLĐ đánh giá ở điểm 1, có 93 cán bộ đánh giá điểm 2 và 101 cán bộ đánh giá điểm 3 chiếm tỷ lệ lên tới 63,48%, trong khi đó, tỷ lệ cán bộ quản lý BHXH của đơn vị SDLĐ đánh giá ở điểm 4 và điểm 5 chỉ chiếm 36,52%.

Thực tế cho thấy quy trình tổ chức chi trả đã được đổi mới có ưu điểm như liên thông được với quy trình thu và giải quyết chế độ, đồng thời hỗ trợ tối đa của

11.88 777.2 5 29.28 26.95 29.28 24.64

CNTT, dữ liệu quản lý tập trung, là nền tảng khai thác, thực hiện các quy trình nghiệp vụ, thực hiện giao dịch điện tử, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người hưởng về thời gian, địa điểm lĩnh tiền chế độ. Tiếp tục cải cách TTHC, cắt giảm, ghép các biểu mẫu, danh sách chi trả theo hướng đơn giản, thuận tiện.

Bên cạnh các ưu điểm trên, quy trình tổ chức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn đang được áp dụng triển khai tại BHXH tỉnh Phú Thọ vẫn còn một số hạn chế đó là: Tại điểm 4 Điều 5 chương II “Quy trình giải quyết các chế độ BHXH, chi trả chế độ BHXH, BHTN quy định thời hạn gải quyết và chi trả đối với trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, còn trường hợp NLĐ, thân nhân NLĐ nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.” Như vậy cho thấy quy trình chưa phân định rõ ràng thời hạn trách nhiệm của các phòng nghiệp vụ liên quan trong việc thực hiện giải quyết chi trả cho NLĐ, nếu có phát sinh gây chậm chễ ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ thì sẽ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận nghiệp vụ chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.

Quy trình chưa cụ thể hóa việc việc tự động thông báo tin nhắn đến NLĐ về việc cơ quan BHXH đã chuyển tiền chi các trợ cấp BHXH ngắn hạn về đơn vị SDLĐ, do đó trong thực tế hiện tại rất nhiều đối tương khi nhận được tin nhắn về việc giải quyết quyền lợi hưởng chế độ nhưng trong khí đó tiền chưa thanh toán vào tài khoản của đơn vị SDLĐ dẫn đến thắc mắc của đơn vị SDLĐ. Hơn nữa trong quá trình chi trả chưa phối kết hợp thường xuyên giữa BHXH tỉnh và các Ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 64)