Giải pháp tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát chi trả chế độ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 98)

2.3.3 .Yếu tố vềquản lýthu BHXH

3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát chi trả chế độ

- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức y tế, tổ chức công đoàn và các đơn vị để kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thai sản và nghỉ dưỡng sức để khắc phục triệt để hiện tượng làm giả hồ sơ, khai khống thời gian nghỉ để rút tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ.

- Phối hợp với các cơ quan thanh tra, tài chính, kho bạc... để kiểm tra, khảo sát việc thực hiện chế độ BHXH và chi trả chế độ cho NLĐ tại đơn vị SDLĐ do BHXH tỉnh và huyện uỷ quyền chi trả hộ.

- BHXH tỉnh, BHXH huyện không được sử dụng tiền mặt cho đơn vị SDLĐ để chi trả hộ. Nghiêm cấm việc chi trả bằng tiền mặt thông qua đại diện của người SDLĐ, sau đó về chi trả ở đơn vị của họ.

- Đẩy mạnh ứng dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó ngày càng tăng tỷ lệ chi trả trực tiếp cho NLĐ thông qua tài khoản cá nhân.

3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát chi trả chế độ BHXH ngắn hạn. chế độ BHXH ngắn hạn.

Trong công tác kiểm tra, kiểm soát chi trả BHXH cho đối tượng tại cơ quan BHXH cần tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra và thanh tra liên ngành. Duy trì kỷ cương hành chính, thực hiện chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Công tác kiểm tra phải được tiến hành nghiêm chỉnh, có khen thưởng, kỷ luật.

công để khắc phục triệt để hoàn toàn hiện tượng ốm giả, khai khống thời gian nghỉ để rút tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ. Thực hiện dối chiếu chứng từ gốc tại đơn vị với hồ sơ ban đầu lưu ở nơi khám, chữa bệnh để phát hiện trưởng hợp giả mạo chứng từ.

Chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã tích cực cần kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ phát hiện kịp thời hồ sơ có dấu hiệu giả mạo, nghi vấn trước khi chuyển bộ phận chuyên môn giải quyết, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ kiểm tra dữ liệu đóng nộp, quá trình tham gia để tìm ra những trường hợp nghi vấn như nộp BHXH vừa đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản, đề nghị hưởng chế độ BHXH trong thời gian đề nghị truy thu đóng BHXH... để xác minh là rõ trước khi xét duyệt. Đồng thời cần quán triệt cán bộ xét duyệt chế độ BHXH nâng cao hơn nữa tinh thần thường xuyên tự kiểm tra, kiểm tra nội bộ để phát hiện những sai sót trong quá trình giải quyết để kịp thời điều chỉnh.

Xây dựng chương trình, các kế hoạch phối hợp với các ngành Thanh tra, Sở LĐTB&XH, Liên đoàn lao động... để thường xuyên hoặc đột xuất tổ chức các đợt thanh tra liên ngành nhằm kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH cho NLĐ tại đơn vị SDLĐ, đặc biệt là đối với những lao động có số hồ sơ phát sinh nhiều, các hồ sơ có dấu hiện nghi vấn. Phối hợp với Thanh tra Nhà nước, Viện Kiểm soát nhân dân giải quyết những trường hợp khiếu nại, tố cáo người hưởng sai chế độ, khai man năm sinh và thời gian công tác.

Song song với việc tự kiểm tra, các đơn vị phải tăng cường thường xuyên hơn nữa xây dựng kế hoạch và thực hiện hậu kiểm sau giải quyết chế độ BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động đặc biệt là tại các doanh nghiệp để chấn chỉnh kịp thời những đơn vị có dấu hiệu lạm dụng quỹ BHXH hoặc cố tình lạm dụng tiền trợ cấp BHXH của người lao động, thực hiện sai chính sách BHXH.

3.2.5. Các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi trả BHXH

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

- Nâng cao chất lượng ứng dụng phần mềm trong quản lý hoạt động chi trả BHXH ngắn hạn:

Việc nâng cao chất lượng ứng dụng phần mềm trong quản lý chi trả BHXH ngắn hạn là một nhiệm vụ cấp bách của BHXH tỉnh Phú Thọ trong khi việc ứng dụng phần mềm tại một số đơn vị thuộc BHXH tỉnh Phú Thọ còn gặp phải những vướng mắc nhất định: Lỗi phần mềm, phần mềm không tương thích với máy,...

- Nâng cấp trang thiết bị phần cứng:

Để hệ thống ứng dụng CNTT hoạt động hiệu quả cần thiết phải đổi mới công nghệ, loại bỏ, thay thế, nâng cấp những thiết bị CNTT cũ, lỗi thời nhằm đáp ứng hệ thống phần mềm quản lý tương thích. Hiện tại theo kết quả điều tra, tại một số huyện vẫn còn sử dụng hệ thống máy tính bàn cũ, dung lượng lưu trữ thấp, RAM thấp như: Huyện Tam Nông; Thanh Thủy; Thanh Ba. BHXH tỉnh Phú Thọ cần có phương án thay thế thiết bị CNTT cho những huyện trên.

- Đồng bộ hóa hệ thống dữ liệu:

Nhằm nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý chi BHXH ngắn hạn, đồng thời giảm khối lượng công việc cho nguồn nhân sự tham gia công tác quản lý thì việc đồng bộ dữ liệu quản lý là hết sức cần thiết, hiện tại việc sử dụng các phần mềm nghiệp vụ thực hiện các nội dung như thu, chi, dự toán;... của BHXH tỉnh Phú Thọ vẫn còn riêng rẽ, mỗi phần mềm thực hiện một việc khác nhau ứng với phòng ban nghiệp vụ khác nhau, chưa có sự đồng bộ hóa, như vậy, trước hết cần đồng bộ hóa hệ thống dữ liệu của các phần mềm nghiệp vụ lại với nhau giúp công tác trong từng đơn vị BHXH có sự liên kết (liên kết hoạt động thu với hoạt động chi, với hoạt động lập kế hoạch, dự toán,...). Bên cạnh đó, giữa BHXH câp tỉnh và cấp huyện cần có sự đồng bộ hóa dữ liệu giúp cho BHXH cấp tỉnh theo dõi, quản lý toàn diện, kịp thời hoạt động đối với BHXH cấp huyện; qua đó còn giúp BHXH cấp huyện cập nhật nhanh nhất mọi chủ trương, chính sách từ BHXH cấp tỉnh chuyển đến.

- Nâng cao chất lượng CBVC trong việc ứng dụng CNTT:

Muốn ứng dụng tốt CNTT trong việc quản lý chi trả BHXH ngắn hạn thì yếu tố con người trong CNTT là hết sức cần thiết, bởi vậy, cần nâng cao chất lượng CBVC bằng biện pháp cụ thể sau:

+ Thống nhất nhận thực về vai trò của CNTT trong hoạt động quản lý;

+ Thường xuyên, theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở BHXH các cấp;

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về ứng dụng CNTT trong việc quản lý; + Khuyến khích tự đào tạo, tọa đàm kinh nghiệm giữa các cán bộ trong cơ quan BHXH;

+ Tổ chức thi đua, khen thưởng phong trào tìm hiểu kiến thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, đặc biệt trong đó cần có quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn.

3.2.6. Các giải pháp khác

3.2.5.1. Nâng cao chất lượng CB, VC quản lý chi BHXH ngắn hạn

Những năm qua, BHXH Việt Nam đã chú trọng việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, đã đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ lãnh đạo, hướng dẫn và triển khai công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ trong ngành theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về chiến lược cán bộ. Đồng thời thường xuyên tiến hành công tác đánh giá lại đội ngũ công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý để có cơ sở bố trí điều chỉnh lại cho phù hợp. Khó khăn lớn nhất của công tác này là đại đa số cán bộ của ngành có trình độ còn hạn chế, không đồng đều và chưa đáp ứng kịp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ mới. Nhưng do yêu cầu triển khai ngay các mặt hoạt động của ngành, nên BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phải thực hiện phương châm đó là CB, VC vừa làm, vừa học, vừa tổng kết, rút kinh nghiệm để nâng cao dần nghiệp vụ chuyên môn. Thực tế này ít nhiều đã làm cho đội ngũ công chức viên chức của ngành đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhiệm vụ được phân công.

Để đáp ứng được yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn tới, BHXH tỉnh Phú Thọ cần phải có những giải pháp đột phá về công tác đào tạo đối với CBVC. Trước tiên cần rà soát lại viên chức ở các bộ phận để xác định những viên chức nào còn thiếu kiến thức, kỹ năng nào cần được bổ sung, hoặc cần được đào tạo để đáp ứng được yêu cầu mới trong nhiêm vụ được giao. Đối tượng là CB, VC quản lý, đơn vị cần xem xét lại năng lực, tuổi tác và các yếu tố khác để tiến hành quy hoạch và xác định đối tượng cần thiết để gửi đi đào tạo theo các nội dung chuyên môn khác nhau để phục vụ cho công tác quản lý của toàn hệ thống BHXH

tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng CB, VC trong ngành về trình độ, kỹ năng quản lý và sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong công tác nghiên cứu khoa học.

Định kỳ tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm để tìm ra những ưu, nhược điểm trong các mô hình quản lý, phát hiện kịp thời những nhân tố hay, những điển hình mới để tổ chức cho toàn ngành học tập. Phải có chiến lược đào tạo cán bộ trên các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, chi BHXH, tài chính kế toán, thống kê, KTXH, quản lý Nhà nước, tin học và ngoại ngữ để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán và CB, VC quản lý chi của cơ quan BHXH.

3.2.5.2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đối với người hưởng các độ BHXH, đơn vị sử dụng lao động và cá nhân người tham gia BHXH

Từ khi luật BHXH, BHYT ra đời đến nay Đảng và Nhà nước ta đã sửa đổi và bổ sung một số điều trong luật BHXH, BHYT để phù hợp với tình hình thực tế. Do đó mà để những quy định của Luật BHXH, BHYT đi vào đời sống của nhân dân chúng ta cần quan tâm và đề cao công tác thông tin, tuyên truyền từ Trung ương đến điạ phương với nhiều hình thức khác nhau để đại bộ phận quần chúng nhân dân hiểu và thực hiện đúng theo quy định. Nhất là với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; người sử dụng lao động và người lao động.. .

Đổi mới nội dung và các hình thức tuyên truyền đảm bảo sự phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng cụ thể như tổ chức tọa đàm, đối thoại chính sách cho các đơn vị SDLĐ và NLĐ trên địa bàn tỉnh, chia sẻ thông tin, kịp thời thông báo về sự thay đổi chính sách BHXH trên website của BHXH tỉnh Phú Thọ và hộp thư điện tử, tổ chức các hội nghị phổ biến chính sách BHXH, BHYT, BHTN; phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng như Đài truyền hình làm các phóng sự về các vụ án trục lợi quỹ đã được phát hiện, có chương trình tọa đàm với cơ quan công an về công tác đấu tranh phòng chống lạm dụng quỹ,..

BHXH tỉnh Phú Thọ cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị

dó là: Chú trọng thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, NLĐ và nhân dân trên địa bàn tỉnh về chính sách chế độ và công tác BHXH, BHYT để mọi cán bộ, đảng viên, người dân và NLĐ nâng cao hiểu biết, có ý thức tham gia BHXH, BHYT tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình theo quy định của pháp luật; nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công tác tại cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHYT và cán bộ trục tiếp làm công tác BHXH để làm công tác tham mưu và triển khai các chủ trương chính sách BHXH, BHYT tại địa phương; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại chuyên nghiệp và hiệu quả nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc tham gia, thụ hưởng các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

3.2.5.3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan

- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với Cục thuế để quản lý số lao động và quỹ tiền lương của doanh nghiệp.

Hiện nay số lao động và quỹ tiền lương của doanh nghiệp làm căn cứ khấu trừ chi phí hợp lý về lương đối với cơ quan Thuế chưa khớp với số lao động và quỹ tiền lương tham gia BHXH bắt buộc theo Luật định. Nguyên nhân do doanh nghiệp né tránh nghĩa vụ thực hiện chính sách BHXH cho người lao động, sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các ngành liên quan để thống nhất về mặt quản lý nhà nước về lao động dẫn đến quyền lợi chi trả chế độ BHXH ngắn hạn không được đảm bảo ảng hưởng đến đời sống tinh thần vật chất của người lao đông. Do vậy giải pháp đặt ra là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH và cơ quan Thuế, cụ thể là khi thực hiện các thủ tục quyết toán với các doanh nghiệp, để xác định chi phí tiền lương cơ quan Thuế quy định doanh nghiệp có xác nhận của cơ quan BHXH về số lao động, quỹ tiền lương tham gia BHXH; bên cạnh đó cần thực hiện hệ thống liên thông dữ liệu giữa cơ quanThuế và cơ quan BHXH để đối chiếu kiểm tra thông tin về nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia BHXH theo luật BHXH của doanh nghiệp.

- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với Liên đoàn lao động, Tòa án nhân dân và Chi cục thi hành án trong kiện doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN.

Hiện nay, chế tài đối với các hành vi vi phạm Luật BHXH còn quá nhẹ chưa đủ sức răn đe. Mức phạt quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH còn quá thấp, cụ thể quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH là 75 triệu đồng[35]. Đối với các doanh nghiệp nợ BHXH hàng trăm triệu đồng và hàng tỷ đồng thì mức xử phạt tối đa 75 triệu doanh nghiệp dễ dàng chấp thuận nộp phạt để tiếp tục tái phạm, thậm chí có doanh nghiệp không chấp hành quyết định xử phạt nhưng vẫn không có biện pháp cưỡng chế nào. Việc khấu trừ tiền từ tài khoản của doanh nghiệp vi phạm hầu như không thực hiện được vì các tài khoản tài được cung cấp đều không có tiền. Biện pháp chế tài sau xử phạt hầu như không có, việc phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng để trích nộp BHXH không hiệu quả, biện pháp cuối cùng là khởi kiện doanh nghiệp ra Toà án. Luật BHXH năm 2014 và công văn số 105/TANDTC -PC&QLKH ngày 14/4/2016 của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã quy định quyền khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật BHXH được giao cho tổ chức Công đoàn. Do đó BHXH các cấp cần có có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Lao động các cấp các cấp triển khai công tác khởi kiện tranh chấp về BHXH theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật BHXH nhằm đem lại lợi ích chính đáng cho người lao động…

- Xây dựng kế hoạch và ký các chương trình phối hợp với cơ quan Thanh tra, Sở LĐTB&XH, Liên đoàn lao động các cấp... để thường xuyên hoặc đột xuất tổ chức các đợt thanh tra liên ngành nhằm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ BHXH và việc chi trả BHXH cho NLĐ tại đơn vị SDLĐ, đặc biệt đối với những NLĐ có số hồ sơ phát sinh nhiều, các hồ sơ có dấu hiện nghi vấn. Chủ đông phối

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)